Thảo luận:Hoàng Công Chất

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Gần đây,qua các nhà ngoại cảm,con cháu của ông Hoàng Công Chất đã tìm được mộ của ông với nhiều tình tiết ly kỳ có liên quan đến thế giới tâm linh.Đọc giả nào biết thì đưa lên để chúng ta cùng tham khảo 125.234.48.51 06:06, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Niên đại Hoàng Công Chất[sửa mã nguồn]

Bạn 220.231.82.163 đã sửa niên đại Hoàng Công Chất thành (1739-1768), nhưng vì ông không phải là vua trị vì mà năm đầu (1739) chỉ là năm nổi dậy, nên trong trường hợp này chỉ có thể ghi năm sinh, mà năm sinh thì không rõ. Tôi khôi phục lại.--Trungda 17:43, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong cuộc tìm kiếm hài cốt của tướng quân Hoàng Công Chất, thủ lĩnh nghĩa quân chống lại triều đình Lê - Trịnh trên đất Điện Biên năm 1739 đã xảy ra một hiện tượng kỳ lạ: Linh hồn tướng quân Hoàng Công Chất đã báo mộng cho nhà ngoại cảm Bích Hằng tìm mộ giúp và "điều khiển" người bản địa xuất hiện chỉ dẫn ngôi mộ. Bích Hằng kể lại, một đêm cuối năm 2005 mưa dầm dề, rét cắt da cắt thịt, vừa chợp mắt được một lát thì nghe thấy tiếng vó ngựa, tiếng gươm khua. Chị giật mình khi trước mặt là người đàn ông quắc thước, da nâu, chống gươm đứng nhìn chị. Quan sát kỹ, thấy trang phục, tướng mạo đúng là một võ tướng. Xung quanh có rất nhiều binh lính. Võ tướng cười bảo: "Cháu đừng sợ, ta là võ tướng họ Hoàng. Còn đây là quân của ta. Cháu đi về với ta đi. Con cháu ta đang mong đợi cháu về từng ngày". Nói rồi, ông lên ngựa đi. Hình bóng khuất xa rồi mà tiếng cười hiền hậu vẫn còn vang mãi. Khi tiếng cười dứt hẳn thì Bích Hằng choàng tỉnh. Chị sực nhớ đến danh thiếp mà hai người khách họ Hoàng ở Hải Phòng để lại nhà chị mấy hôm trước khi không gặp trực tiếp được chị. Cầm tấm danh thiếp, bên tai chị lại văng vẳng lời nhờ cậy thiết tha của vị võ tướng họ Hoàng nọ. Sớm hôm sau, chị chủ động điện thoại cho anh Khánh (con cháu nhiều đời sau của tướng Chất), người ghi tên trên tấm danh thiếp và hẹn ngày xuống Hải Phòng tìm mộ giúp.

Trong cuộc "nói chuyện" với "linh hồn" tướng Hoàng Công Chất, cụ hướng dẫn: "Các con cứ lên Thành Bản Phủ (cách trung tâm TP. Điện Biên Phủ 6 km - PV). Cứ nơi nào trồng cây đa là có nghĩa quân của ta. Trước kia nhà Lê - Trịnh đã cho quân khai quật mộ ta rồi chặt làm 3 khúc (chuyện này chính sử cũng có nhắc đến - PV). Chân ta chúng ném xuống sông Nậm Rốn. Đầu, thân thì vứt lăn lóc. Đêm, nghĩa quân của ta lén lấy đi. Thân thì chôn ở gần sông Nậm Rốn nhưng cách đây ít năm người ta ủi đi rồi. Đầu thì vác về gần Thành Bản Phủ, chôn dưới một gốc cây đa. Ở đó có một cây thuốc. Khi các con đi tìm, ta sẽ cho một người răng vổ, quê gốc ở Thái Bình ra dẫn đường đến ngôi mộ. Khi các con lên đó thì nên tìm cả đến mộ liệt nữ Lò Thị Nương, con một vị tù trưởng Điện Biên, vợ thứ tư của ta. Ta gọi bà là liệt nữ vì bà đã chấp nhận để giặc thiêu sống mình giữa bản Tông Khao khi chúng lấy bà ra làm mồi nhử bắt ta mở cổng thành. Khi các con lên núi, ta sẽ cho một người phụ nữ Thái dẫn đường đến mộ của bà". Sau buổi "trò chuyện" đó, một tháng sau, đại gia đình chút chít của tổ Hoàng Công Chất mới lên đường đi Điện Biên. Khi mọi người đang đứng ở gốc cây đa cổ thụ thì xuất hiện một người đàn ông răng vổ tiến đến và bảo: "Đi tìm mộ cụ Hoàng Công Chất phải không? Tôi là Nguyễn Văn Nhân, quê ở Thái Bình lên đây lập nghiệp lâu rồi. Ngày trước, tôi nghe các cụ già ở đây bảo đây là nơi quân sĩ chôn một phần thi hài của cụ Chất đấy". Vậy là tín hiệu mà "linh hồn" cụ Chất "nói" với con cháu qua chị Hằng: gốc cây đa cổ thụ và người đàn ông răng vẩu quê ở Thái Bình cách đó 1 tháng là hoàn toàn chính xác. Nhưng còn tín hiệu cây thuốc? Khi hỏi, ông Nhân chỉ một gốc cây bị tước hết vỏ và bảo: "Cây này chữa sâu răng tốt lắm. Tước một ít vỏ, nhét vào chỗ sâu răng, ngậm chừng 2-3 lần là khỏi". Với những thông tin nhờ sự "hướng dẫn của linh hồn", chút chít nhiều đời sau đã tìm được cụ tổ Hoàng Công Chất. Nhớ lại lời dặn của cụ, mọi người lại tiếp tục lên bản Tông Khao. Khi mọi người đang loay hoay đi tìm một con đường như "linh hồn" cụ Chất hướng dẫn qua chị Hằng thì lại bất ngờ xuất hiện một người phụ nữ Thái. Người phụ nữ này đã vạch rừng dẫn mọi người đến một ngôi miếu nhỏ dưới tán một cây si. Người phụ nữ kể rằng, xưa kia nơi đây có một cái miếu thờ, có mộ tổ họ Lò, song chỉ có họ Lò mới được vào cúng bái, các họ khác chỉ đứng ngoài xem thôi. Sau này giặc phá hết rồi. Nhà ngoại cảm Bích Hằng khẳng định nơi đây chôn cất xác cháy của bà Lò Thị Nương, người vợ thứ 4 của lãnh tụ nông dân Hoàng Công Chất. Điều đặc biệt nữa: Được sự hướng dẫn của "linh hồn" cụ Chất, anh Khánh và đoàn con cháu cụ Chất đã tìm được rất nhiều chi nhánh lưu lạc ở đất Điện Biên, trong những bản làng xa xôi. Trong cuộc tìm kiếm đó, anh Khánh đã tìm được ông Hoàng Xuyên, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên. Ông Hoàng Xuyên đã lấy ra cuốn gia phả viết bằng chữ Hán mà nhiều đời nay phải cất giấu rất kỹ dưới hầm. Sở dĩ ông phải cất giấu kỹ như vậy là vì sợ bị kết tội con cháu Phìa, Tạo rồi bị giết cả nhà. Xét trên gia phả thì ông Xuyên và anh Khánh là cháu đời thứ 8 của tướng Hoàng Công Chất. Ngày giỗ tổ năm 2005, con cháu tướng Hoàng Công Chất tề tựu rất đông đủ ở nhà thờ tổ. Nhờ sự "hướng dẫn" của "linh hồn" cụ Chất qua Bích Hằng mà các chi tộc họ Hoàng của tướng Chất sinh sống khắp cả nước đều tìm thấy nhau. Điều này quả thực hết sức đặc biệt. Qua đây, người ta có thể đặt ra những câu hỏi nghi vấn về sự tồn tại của linh hồn. Nhưng linh hồn tồn tại dưới dạng nào? Năng lượng sinh học? Sóng siêu âm? Ý thức? Bức xạ tàn dư?… Hay chỉ là cách mà các nhà ngoại cảm dựng lên cho sinh động, cho người thân những người tìm mộ tin tưởng tuyệt đối vào khả năng của mình? Đây là một câu hỏi đã tồn tại từ ngàn đời nay mà khoa học không dễ gì khám phá ra được.