Thảo luận:Hoàng Minh Giám

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dòng họ Cao Xuân?[sửa mã nguồn]

Có nên đưa nhân vật này vào Thể loại:Dòng họ Cao Xuân không? Ông ngoại ông chính là Cao Xuân Dục. Nguyễn Hữu Dng 00:30, ngày 23 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần bổ sung[sửa mã nguồn]

Một số câu trong bài cần được bổ sung thêm thông tin để làm rõ nội dung chung chung của nó như:

  • Hoàng Minh Giám (4 tháng 11 năm 1904 - 12 tháng 1 năm 1995) là một nhà ngoại giao của Việt Nam, người trực tiếp trợ giúp cho chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đàm phán với nhà ngoại giao Sainteny của Chính phủ Pháp, dẫn đến việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946"
  • "Ông là người giúp việc trực tiếp cho chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đàm phán với Sainteny đại diện Chính phủ Pháp, dẫn đến việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 06 tháng 03 năm 1946."
    • Thông tin được lập lại hai lần trong bài "người trực tiếp trợ giúp cho chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đàm phán với nhà ngoại giao Sainteny của Chính phủ Pháp" trong lúc Hoàng Minh Giám đang giữ cương vị Thứ trưởng Bộ trưởng Nội vụ làm người đọc không hiểu gì lắm. Có một sự chồng chéo chức năng giữa hai bộ Nội vụ và Ngoại giao hoặc có một đóng góp gì đó đặc biệt nên cần nêu thông tin "trực tiếp trợ giúp", liệu lúc đó có bao nhiêu thành viên Chính phủ đã trợ giúp trực tiếp như Hoàng Minh Giám cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và ông đã làm điều gì để được xem là đặc biệt trợ giúp?
  • "sau khi nhà nước Việt Nam ra đời, ông đã cùng với chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua khó khăn, gian khổ để xây dựng một nhà nước non trẻ."
  • "Giáo sư Hoàng Minh Giám trợ thủ đắc lực của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các hoạt động ngoại giao thời kỳ 1946-1947 trong hoàn cảnh khó khăn của cách mạng và nhà nước Việt Nam non trẻ"
  • "Trong hơn 20 năm công tác ông đã xây dựng, truyền bá tư tưởng yêu nước và khát khao giải phóng dân tộc vào mỗi người dân." (thời gian làm bộ trưởng Văn hóa)
  • "Ông đã phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng, phát triển đời sống văn hoá phong phú trong quân đội trên chiến trường, giúp chiến sĩ sung sức khi ra trận, an tâm khi nhớ về hậu phương"

Cần cụ thể hơn các đóng góp đặc biệt này.Truong Thi Ly (thảo luận) 07:31, ngày 28 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]