Thảo luận:Hoàng Xuân Sính

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tiến sĩ hay tiến sĩ khoa học[sửa mã nguồn]

Mình không rõ GS Hoàng Xuân Sính được bằng tiến sĩ nào của Pháp "Doctorat de 3e cycle" hay "doctorat d'État". Loại bằng thứ hai hay được so sánh với "doktor nauk" của Nga (tiến sĩ khoa học), tuy so sánh vậy là hơi non. Nếu nói về bằng PhD thì đã có nhiều người có bằng trước bà Sính, thí dụ Nguyễn Thị Tâm Bắc bảo vệ luận án "Kandidat nauk" (tương đương PhD) tại Kiev năm 1969, thesis ở đây. Cách dịch phó tiến sĩ, tiến sĩ ngày xưa dùng ở Việt Nam chỉ là cách dịch từ tiếng Nga chỉ dành cho người học từ Nga về ứng với các bằng "Kandidat nauk" và "doktor nauk". Thực chất phó tiến sĩ (Kandidat nauk) hoàn toàn tương đương với PhD ở các nước nói tiếng Anh cho nên ngày nay nó được dịch đúng là "tiến sĩ". Minh.sweden (thảo luận) 09:16, ngày 3 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Minh.sweden: Bà là nữ GIÁO SƯ toán học đầu tiên. Con Lươn (thảo luận) 18:35, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Một nhà khoa học luôn tự nhận rằng mình là nhà toán học đầu ngành, mẫu mực của đất nước và lớp trẻ cần noi gương mình, thế mà chỉ có hai bài báo khoa học đăng ở một tạp chí không có tên tuổi thì thật là một điều vô cùng thú vị!

1) MR0762510 (85i:18015) Hoàng Xuân Sính Catégories de Picard restreintes. (French) [Restricted Picard categories] Acta Math. Vietnam. 7(1982), no. 1, 117--122 (1983).

2) MR0527303 (81d:18014) Hoàng Xuân Sính ${\rm Gr}$-catégories strictes. (French) Acta Math. Vietnam. 3(1978), no. 2, 47--59.

Hình như ở Việt Nam, có rất nhiều nhà khoa học tự nhận mình là đầu ngành. Họ rất nổi tiếng và rất quan trọng trong nền khoa học của nước nhà, nhưng họ lại không có công trình khoa học, hoặc chỉ có những công trình đăng ở những chỗ không có uy tín - những thứ không đáng gọi là công trình khoa học. Các công trình của các "nhà khoa học đầu ngành" này chẳng được ai trích dẫn bao giờ! Khoa học của Việt Nam ta chỉ mới dừng ở mực độ này sao???

thảo luận quên ký tên này là của Cuongto (thảo luận • đóng góp).

Tôi có thấy trong bài có câu nào nói rằng bà Hoàng Xuân Sính tự nhận bản thân là nhà khoa học đầu ngành đâu. Bình Giang 09:33, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Các bài báo của Hoàng Xuân Sính viết về bản thân mình và các buổi nói chuyện của bà luôn lặp đi, lặp lại điều này! Cuongto 15:02, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC) Cuongto[trả lời]

Bạn Cuongto có thể lấy dẫn chứng cụ thể "Các bài báo của Hoàng Xuân Sính viết về bản thân mình và các buổi nói chuyện của bà luôn lặp đi, lặp lại điều này" để mọi người đối chiếu được không? Theo tôi biết từ xưa đến này mới chỉ có 3 nữ Tiến sĩ Khoa học ngành Toán người Việt. Về lĩnh vực đại số hiện đại của Việt Nam chỉ mới có vào nhà khoa học tên tuổi như Ngô Việt Trung, Hoàng Xuân Sính,. Người Việt mình làm gì có nhiều nhà khoa học tầm cỡ quốc tế. 195.19.48.186 18:08, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)]

Kể ra cũng thật khó cho tôi, để tìm các bài báo của Hoàng Xuân Sính viết ca ngợi bản thân mình và có được băng ghi âm các buổi nói chuyện của Hoàng Xuân Sính. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm chứng các thông tin của tôi qua những người đã trực tiếp giao tiếp với bà ta.

Còn về nhà khoa học, nhất là nhà toán học, thì phải có công trình đăng ở các tạp chí tốt - không có gì biện minh cho các nhà khoa học không có công trình! Về toán học, thì Lê Hồng Vân (1961), Nguyễn Thị Thiều Hoa (1960), Lê Thị Hoài An(1959) đều là tiến sỹ khoa học, họ đều có nhiều công trình khoa học đăng ở các tạp chí hàng đầu của ngành mình! Về đại số (thế nào là đại số hiện đại như bạn nói ???? đại số cổ điển là ngành nào vậy?) ở Việt Nam ta có nhiều người có công trình đăng ở các tạp chí số một của ngành này hơn là Hoàng Xuân Sinh - người không có bài báo khoa học nào ở tầm chấp nhận được!

Cuongto 10:39, ngày 19 tháng 4 năm 2007 (UTC) Cuongto[trả lời]

Đại số hiện đại hay còn gọi là đại số trừu tượng là một lĩnh vực toán học nghiên cứu về cấu trúc đại số như: nhóm, vành, trường, mô đun, không gian véc tơ,...Hoàng Xuân Sính là Tiến sĩ khoa học về chuyên ngành này nhưng có lẽ ham hoạt động xã hội quá mà cống hiến về mặt chuyên môn không bằng đồng nghiệp Ngô Việt Trung Thành viên:195.19.48.186 (thảo luận) 18:21, ngày 9 tháng 1 năm 2008 (UTC)].[trả lời]

Theo tôi vẫn có hai yếu tố chúng ta nên xét thêm:

  • Thứ nhất, trình độ của các GS thế hệ trước là tốt (tại thời điểm lúc bấy giờ) nhưng yếu tố khách quan không cho phép đi quá sâu vào nghiên cứu đến mức độ cao hơn. Do yêu cầu khoa học giải quyết thực tế ở nước ta. Không thể nghiên cứu khoa học thuần túy được. Mà ngay cả thời bấy giờ viết báo đâu phải dễ. Muốn viết một bài báo phải qua vài hội thảo lấy kinh nghiệm đã. Thế hệ bây giờ đi dự hội thảo đơn giản hơn: thông tin xem trên Internet, báo cáo gửi qua e-mail, đi máy bay vù một cái là đến. Ngày xưa đâu có được như vậy? Nên ngày nay nhiều trí thức trẻ, nhiều bài báo là chuyện đương nhiên.
  • Thứ hai, bà là người tích cực trong hoạt động giáo dục, mở trường đấy chứ; về khía cạnh này rất xứng đáng là "nhà giáo nhân dân". Có người tài năng nổi bật như Andrew Wiles bảy năm ròng rã giam mình để giải định lý Fermat; nhưng là nghiên cứu thuần túy và ai dám chắc hiệu quả giáo dục của ông tốt hơn các đồng nghiệp tại trường đại học Princeton?

Như vậy nếu đánh giá khách quan thì bà Hoàng Xuân Sính vẫn có năng lực. Chien (thảo luận) 16:45, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có ai biết ngày tháng năm sinh của bà Hoàng Xuân Sính không?--ToighetTTMC (thảo luận) 14:31, ngày 3 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi chỉ tìm được tấm ảnh chụp mờ cũ, có ghi bà sinh ngày 8 tháng 9, còn năm thì không rõ.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 01:24, ngày 28 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]