Thảo luận:Hoa Lư

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Những dấu tích 'kinh đô thiên tạo' ở vùng núi đá Ninh Bình”. LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM. 31 tháng 8 năm 2011.

Quan điểm lạc hậu[sửa mã nguồn]

"Chỉ thuận tiện cho việc phòng thủ, không thích hợp cho việc phát triển kinh tế" Đà Lạt là vùng cao nguyên rừng núi xa xôi khó đi lại, Dung Quất thiếu nước, ít dân nhiều cát bụi, Singapore nhỏ nhoi thiếu nước, Hàn Quốc lẻ loi thiếu khoáng sản, Nhật Bản tủn mủn, rời rạc, chia cắt đều là các vùng không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Tây Tạng khó đi lại, cao ngất trời rất thuận lợi cho việc phòng thủ, thế mà Quân Giải phóng Trung Quốc năm ấy tiến vào như chốn không người.

Đánh giá thế nào là thuận lợi cho việc phòng thủ và phát triển kinh tế là chuyện của lãnh đạo thời đó, trình độ và khả năng khoa học kỹ thuật của nhà cầm quyền. Riêng Hoa Lư chỉ vì là quê hương của Đinh Bộ Lĩnh nên Lý Thái Tổ dời đô, nếu Hoa Lư là căn cứ địa, đất phát tích, thì dù có khó khăn người ta cũng chẳng dám dời đô. Mạnh như Tần thủy hoàng mà có dám dời đô ra vùng đồng bằng trung tâm của Trung Hoa đâu, nhưng đây chỉ là ý kiến cá nhân.Tôi cũng không phải dân Ninh Bình và cũng không có máu nóng, cũng chẳng phải là quan cần xin xỏ dự án cho quê hương.Nghilevuong 12:46, ngày 30 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần nhìn nhận khách quan[sửa mã nguồn]

"Bao quanh Hoa Lư có nhiều dãy núi đá vôi trùng điệp, chỉ thuận tiện cho việc phòng thủ, không thích hợp cho việc phát triển kinh tế." Câu này cho vào bài viết không thích hợp lắm. Đành rằng ngày nay Hà Nội đã là trung tâm của Việt Nam nhưng các kinh đô khác như Tây Đô, Phú Xuân, Phong Châu vẫn là những minh chứng lịch sử để ta trận trọng và tự hào. Không vì tô vẽ sự hoành tráng, bề thế của Hà Nội bằng cách so nó với các cố đô khác. Thực chất khi nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần dời đô về Thanh Hóa, Nguyễn Huệ lập đô ở Phú Xuân và ngay cả khi quốc hội chọn Hà Nội làm thủ đô vẫn không cần một chiếu dời đô hay biện minh tô vẽ gì cho mình cả.Thaidongtrieu (thảo luận) 01:28, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã xóa đoạn văn trên vì nó là câu đánh giá mang tính chủ quan, a dua Thaidongtrieu (thảo luận) 01:51, ngày 17 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đề cử bài viết chọn lọc[sửa mã nguồn]

{{UCVCL}} Tôi đề cử bài viết Hoa Lư trở thành bài viết chọn lọc Kien1980v (thảo luận) 22:00, ngày 1 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo quyết định của thủ tướng chính phủ năm 2003 thì khu di tích Hoa Lư không chỉ nằm riêng ở Trường Yên - Huyện Hoa Lư mà là một vùng giáp ranh giữa 3 huyện thành phố: Ninh Bình, Hoa Lư và Gia Viễn. Bởi lẽ vùng bảo vệ đặc biệt là Tràng An thuộc cả 3 đơn vị trên. Nhiều người vẫn lầm tưởng Hoa Lư là đền vua Đinh-Lê, đó chỉ là trung tâm của khu di tíchVudoanh2101 (thảo luận) 22:47, ngày 13 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy bài viết này có triển vọng đề cửa lại, bạn Kien1980v có bản đồ vị trí, các khu vực khu di tích này không?--Soekarno-Hatta/Jakarta (thảo luận) 02:18, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]