Thảo luận:Huỳnh Thúc Kháng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tam Hùng, Tứ hổ, Ngũ hổ[sửa mã nguồn]

Tôi tạm delete vài chi tiết nho nhỏ:

  • Nguồn 1: Tứ hổ: Bốn người nổi tiếng nhất tại Quảng Nam thời bấy giờ: Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Ðình Hiển và Phạm Liệu.
  • Nguồn 2: sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu, được xếp vào hạng Tam hùng....
  • Nguồn?: Ngũ hổ: chưa được đề cập....

Sở tại: .... nên thay bằng một vùng nào đó cụ thể cho rõ hơn. "Nước sở tại" "tỉnh sở tại"?? Sẽ update ngay khi có tin chính xác hơn. Trần Đình Hiệp 05:50, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

"Nhân dân sở tại" xưa nay vốn được hiểu là nhân dân trong vùng đó, tỉnh đó. Từ này vốn cũng hơi cũ nhưng không đến nỗi thiếu cụ thể và khó hiểu lắm?
"Tam hùng, Tứ hổ" là do căn cứ trên những tiêu chí khác nhau, (ý chủ quan-sẽ đi tìm xem thử nhé); nhưng một người có thể vừa thuộc "Tam hùng", cũng vừa là thành viên "Tứ hổ" được chứ nhỉ? Dân "Quảng Nôm" chúng tôi vốn vẫn yêu mến gọi cụ Huỳnh theo cả hai cách như vậy mà chưa thấy có ai cãi hết là răng hè? Thanhthaosnv 06:48, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Tôi không cãi (vì không cãi được với người QN)," chúng tôi vốn vẫn yêu mến gọi cụ Huỳnh..." còn tôi lại yêu mến người Quảng. Nhưng vì "yêu mến" thì phải chuẩn, mà chúng ta đang đi tìm chuẩn mà (đó cũng là tiêu chí). Xem thử nhé:

  • Theo nguồn này, có thể hiểu cụ Huỳnh thi ở trường BĐ.
  • Theo nguồn này, có nói "Ngũ Phụng tề phi"; "Quảng Nam tứ kiệt"; "Quảng Nam tứ hổ"; "Ngũ tử đăng khoa" cụ Huỳnh được xếp trong nhóm "Quảng Nam tứ hổ"...
  • Theo nguồn này thì cụ Phan đậu giải nguyên khoa Canh Tý (1900) ở Trường Nghệ.
  • Nhưng theo bạn tại đây có đề cập "Ông nổi tiếng ở kinh đô Huế, sánh cùng Trần Quý Cáp, Phạm Liệu"...thì "Nhân dân sở tại" là đâu? (Huế hay Quảng) và tam hùng, tứ hổ là Nhân dân sở tại nào gọi cụ nhẩy?

Vì thế nếu bạn (và tôi hoặc ai đó) có thể tìm và bổ sung cụ Huỳnh đã thi ở trường nào? Đến Huế năm bao nhiêu? các từ trên là do dân vùng nào đặt thì đầy đủ hơn. Chúc khoẻ nhé. Trần Đình Hiệp 08:40, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Hội nguyên hay Hoàng giáp?[sửa mã nguồn]

Tôi nhớ không lầm thì năm 1904, Cụ Huỳnh Thúc Kháng đỗ Hội nguyên nhưng khi vào thi Đình thì cụ Đặng Văn Thụy (Thoại) đỗ Hoàng giáp (đệ nhị giáp). Ở đệ tam giáp thì cụ Trần Quý Cáp đứng đầu, trên cụ Huỳnh và 1 người nữa. Cụ Huỳnh đứng thứ 3 trên bảng đệ tam giáp.

Vì việc này mà cụ Đào Nguyên Phổ có câu đối tặng cụ Tàần Quý Cáp:

"Tố Tiến sĩ khước dị, tố Cử nhân khước nan, ức ức dương dương vô phi tạo ý;

Áp Hội nguyên ư Đình, áp Đình nguyên ư Hội, vinh vinh quí quí, hà tất khôi khoa".

Nghĩa:

"Đỗ Tiến sĩ dễ ợt, đỗ cử nhân khó khăn, đè đè đỡ đỡ, muôn việc do quyền tạo hoá

Đè Hội nguyên ở Đình, đè Đình nguyên ở Hội, vinh vinh quí quí, cần gì phải chiếm khôi khoa".

Nguyên do là khi thi Hội, cụ Huỳnh đỗ Hội nguyên (đỗ đầu), tiếp là Trần Quí Cáp rồi đến Đặng văn Thụy (Thoại), nhưng khi vào thi Đình, Đặng Văn Thụy vượt lên đứng đầu bảng Đệ nhị giáp, tiếp theo là Trần Quí Cáp đứng đầu bảng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, sau cụ còn một người nữa rồi mới đến cụ Huỳnh. Thái Nhi 07:14, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Nguồn trên tương tự nguồn Báo Thanh Niên. Nhưng theo tôi được biết, ĐÀO NGUYÊN PHỔ ( 1861 - 1907 ), Danh sĩ, tác giả cận đại, quê làng Thượng Phấn, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, tên cũ là Đào Vân Mại. Ông đỗ cử nhân năm 1884, đuọc bổ làm huấn đạo huyện Tam Nông, tri huyện Võ Giang một thời gian, nhưng bị bãi chức. Sau đó ông vào Huế học ở Quốc học tử giám 3 năm.
Năm 1907 ông mất, hưởng dương 46 tuổi. Ông là thân sinh của học giả Quán Chi Đào Trinh Nhất. Vậy ông có là ....cụ như báo đăng chăng? (Ý nói tính xác thực của nguồn này). Chỉ thảo luận thôi nhé, tôi chưa kết luận Trần Đình Hiệp 08:54, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Trong lúc vua Hàm Nghi hưởng tuần trăng mật với bà Marcelle Laloe tại Alger thì ở Kinh thành Huế diễn ra Khoa thi Hội năm Giáp thìn (1904) - Thành Thái thứ 16.

Khoa nầy có ông Đặng Văn Thụy, 47 tuổi, người Nghệ An đậu Hoàng Giáp sau làm đến Tế tửu trường Quốc Tử Giám;

Năm 5 ông Tiến sĩ là các vị 1.Trần Quý Cáp, 35 tuổi người Quảng Nam; 2.Hoàng Kiêm, 31 tuổi người Nghệ An; 3. Hùynh Thúc Kháng, 29 tuổi, người Quảng Nam; 4.Hồ Sĩ tạo, 36 tuổi người Bình Định; 5. Nguyễn Mai, 29 tuổi, người Hà Tĩnh.

Năm ông Phó bảng là các vị: 1.Tạ Thúc Đĩnh, 25 tuổi, ngừơi Thừa Thiên; 2. Hoàng Văn Cư, 45 tuổi, người Nghệ An; 3. Nguyễn Đình Tiến, 26 tuổi, người Thừa Thiên, 4. Nguyễn Tư Tái, 36 tuổi, người Nghệ An; 5. Thân Trọng Ngật, 28 tuổi người Thừa Thiên. (Ông Ngật gọi ông Phò mã Thân Văn Di bằng chú).

Thông tin này trích trong bài "Huế, chuyện 100 năm trước" của NNC Nguyễn Đắc Xuân, đăng tại báo Thừa Thiên Huế, Xuân Giáp thân 2004. Chắc là NNC Nguyễn Đắc Xuân có nhầm chăng khi cho rằng đây là kỳ thi hội ???(hay là thi đình). Một điểm khác thường nữa là thi Đình thường thi trong nội điện, đề do vua ra, vua trực tiếp tham gia chấm. Vậy kỳ thi này khác thường chăng? Trần Đình Hiệp 15:26, ngày 22 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng cho là có sự nhầm lẫn, vì khi thi Hội chỉ phân ra Tiến sĩ và Phó bảng. Khi thi Đình thì Phó bảng không được dự và Tiến sĩ mới được phân hạng Nhất giáp, Nhị giáp và Tam giáp.www.gophatdat.com 01:02, ngày 23 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nhiệm kỳ[sửa mã nguồn]

Có ai biết nhiệm kỳ cụ thể của Quyền Chủ tịch không? Ai biết thêm giùm! Mà trong thời gian cầm quyền củauyền Chủ tịch có Vụ Ôn Như Hầu và 1 số việc khác, cũng cần bổ sung. Hiếu Vũ (Thảo luận) 05:34, ngày 23 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Trích dẫn[sửa mã nguồn]

Tôi xóa đề mục "Trích dẫn" vì nó không bách khoa, những câu trích dẫn thế này nên chuyển sang Wikiquote. Wikipedia không phải là nơi để tuyên truyền, diễn thuyết. Các biên tập viên quan tâm đến bài viết có thể phát triển một đề mục mô tả "Quan điểm" của nhân vật này (tham khảo BVCL Barack Obama). Cảm ơn! —  Băng Tỏa  13:28, ngày 11 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

☑Y Đã chép các trích dẫn đó sang Wikiquote. —  Băng Tỏa  23:34, ngày 12 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]