Thảo luận:Internet

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Sai chính tả[sửa mã nguồn]

Đề nghị bạn nào đang theo dõi các đề tại Internet điều chỉnh toàn bộ link cuả chữ "trò truyện trực tuyến" thành trò chuyện trực tuyến

Nhanvo 14:49, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Xong. Sửa khá dễ, bạn vào "Thay đổi gần đây" và "Lịch sử" của các trang vừa bị thay đổi, để xem các thay đổi tôi đã làm, lần sau bạn tự làm được. Tttrung 15:28, 18 tháng 4 2005 (UTC)

Bỏ 1 câu[sửa mã nguồn]

Tôi xóa "Giao thức đầy đủ mà Internet đang dùng là TCP/IP" vì Internet còn dùng cả UDP,... (xem trang tương ứng trong tiếng Anh). Ngoài ra TCP/IP không phải là một giao thức mà là một protocol suite, xin xem en:TCP/IP (Tmct 02:10, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC))[trả lời]

Lại chuyện the Internetinternet[sửa mã nguồn]

Đối với những người dùng tiếng Anh, chuyện Internet (viết hoa), internet (viết thường) đã gây đủ lắm hiểu nhầm. Còn trong tiếng Việt, tôi chưa thấy người nào dùng chữ (I)internet với nghĩa liên mạng, đó là một điều đáng mừng vì chưa thấy nguy cơ nhầm lẫn.

Theo tôi, ta nên tránh hẳn bằng cách dịch tách hẳn như sau:

  • (Tiếng Anh -> Tiếng Việt):
  • Internet (viết hoa, the Internet)-> mạng Internet
  • internet (không viết hoa, nghĩa liên mạng)-> dịch là liên mạng, và tách hẳn nghĩa này ra khỏi bài Internet tiếng Việt

Giữa các ngôn ngữ không có ánh xạ 1-1, cho nên từ (I)internet tiếng Anh có hai nghĩa không có nghĩa là từ I(i)nternet tiếng Việt cũng phải có 2 nghĩa. Tiếng Việt chỉ nên có từ Internet (viết hoa) và không nên có từ internet (viết thường). (Tmct 02:27, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC))[trả lời]

Tôi đồng ý. Cách nhớ rất dễ: internet (không viết hoa) là "liên mạng", Internet (viết hoa vì là tên riêng) thì không cần phải dịch. Mekong Bluesman 06:54, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Được Mekong Bluesman ủng hộ rồi, tôi sửa luôn. (Tmct 13:27, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC))[trả lời]

Thắc mắc tí: có internet rồi, có outternet/outernet không nhỉ? Newone 02:49, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Internet gồm hai chữ: internet. Inter có nghĩa là "giữa" và net, chắc Newone biết, là "mạng"; do đó, internet có nghĩa là "(nối) giữa (các) mạng". Inter không là đồng nghĩa với inner ("trong") nên, do đó, không có liên quan gì đến outer ("ngoài"). Mekong Bluesman 07:42, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đoạn cắt từ WWW[sửa mã nguồn]

Một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử, và các nhóm thông tin.

Internet là một phương pháp ghép nối các mạng máy tính hiện hành, phát triển một cách rộng rãi tầm hoạt động của từng hệ thống thành viên.

Nguồn gốc đầu tiên của Internet là hệ thống máy tính cuả Bộ Quốc Phòng Mỹ, gọi là mạng ARPAnet, một mạng thí nghiệm được thiết kế từ năm 1969 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác khoa học trong các công trình nghiên cứu quốc phòng.

ARPAnet đã nêu cao triết lý truyền thông bình đẳng (peer-to-peer), trong đó mỗi máy tính của hệ thống đều có khả năng "nói chuyện" với bất kỳ máy tính thành viên nào khác.

Bất kỳ mạng máy tính nào dựa trên cơ sở thiết kế của ARPAnet đều được mô tả như một tập hợp các trung tâm điện toán tự quản, mang tính địa phương và tự điều hành, chúng được liên kết dưới dạng "vô chính phủ nhưng có điều tiết".

Sự phát triển thiết kế của mạng ARPAnet đơn thuần chỉ do những yêu cầu về quân sự: Mạng này phải có khả năng chống lại một cuộc tấn công có thể vô hiệu hoá một số lớn các trạm thành viên của nó. Tư tưởng này đã được chứng minh là đúng khi Mỹ và các đồng minh tham gia vào cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Sự chỉ huy và mạng kiểm soát của Irak, được tổ chức mô phỏng theo công nghệ ARPAnet, đã chống lại một cách thành công đối với các nỗ lực của lực lượng đồng minh nhằm tiêu diệt nó. Đó là lý do tại sao công nghệ có nguồn gốc từ ARPAnet hiện nay đang được xuất cảng một cách rộng rãi.

Mạng Internet nguyên thuỷ được thiết kế nhằm mục đích phục vụ việc cung cấp thông tin cho giới khoa học, nên công nghệ của nó cho phép mọi hệ thống đều có thể liên kết với nó thông qua một cổng điện tử. Theo cách đó, có hàng ngàn hệ máy tính hợp tác, cũng như nhiều hệ thống dịch vụ thư điện tử có thu phí, như MCI và Compuserve chẳng hạn, đã trở nên thành viên của Internet. Với hơn hai triệu máy chủ phục vụ chừng 20 triệu người dùng, mạng Internet đang phát triển với tốc độ bùng nổ, mỗi tháng có thêm khoảng một triệu người tham gia mới.

Lời khuyên: Hầu hết mọi người đều có thể tham gia vào Internet. Nếu bạn là một sinh viên của một khoa thành viên của mạng, bạn hãy hỏi người phụ trách trung tâm máy tính cách thâm nhập vào Internet như thế nào. Nhiều tổ chức loại lớn và vừa có các hệ thống thư điện tử đều có cổng nối vào Internet. Cao hơn một mức, các dịch vụ thư điện tử có thu phí (như) Compuserve và MCI dều có các cổng nối vào Internet; một số hệ bảng bulletin địa phương cũng vậy. Trong một số vùng, các mạng miễn phí có thể cung cấp cổng ghép Internet không phải trả tiền.

Xem Americe Online, anonymous FTP, archie, ARPAnet, BITNET, BIX, Delphi, distributed bulletin board, electronic mail, FAQ, Fidonet, file transfer protocol - FTP, freenet, gateway, Gopher, host, MUD, netiquette, NSFnet, packet


Mạng không dây[sửa mã nguồn]

" Năm 1997, một tiểu ban đã tiến hành thương lượng hợp nhất các chuẩn và đã ban hành chuẩn chính thức IEEE 802.11.Sau đó là chuẩn 802.11b và chuẩn 802.11a lần lượt được phê duyệt vào các năm 1999 và năm 2000" Vậy "Một tiểu ban" là ai ? Theo như em biết, là IEEE mới đúng ấy chứ Codelyoko201 (thảo luận) 22:16, ngày 15 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nam Zingtv2008 (thảo luận) 12:04, ngày 22 tháng 3 năm 2018 (UTC)[trả lời]

tả người – 113.164.250.118 (thảo luận) 12:59, ngày 30 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]