Thảo luận:Kỳ lân

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Con lân có liên quan đến kỳ lân trong tín ngưõng Trung Quốc không? Nguyễn Hữu Dng 09:16, ngày 22 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xem hình con kỳ lân đấy và đối chiếu các đặc điểm của lân thì đúng là như thế. NAD 0108 14:27, ngày 22 tháng 7 năm 2007 (UTC)NAD 0108[trả lời]

Trong các văn hóa khác[sửa mã nguồn]

Con vật giả tưởng này còn có trong các văn hóa Á Đông khác Trung Hoa, Nhật, Mông Cổ... Mekong Bluesman 20:36, ngày 22 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi không hiểu vì sao Kì Lân lại direct về một chòm sao :|. Tại sao không viết bài về loài Kì lân của Phương Đông và viết bài Tứ linh để thay thế cho bài này nhỉ? Adia (thảo luận) 12:57, ngày 23 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiếp tục thảo luận vấn đề này. Theo tôi nghĩ thì bài này nên để tên là KLân (viết hoa 2 chữ cái đầu), còn bài viết về chòm sao thì thêm từ chòm sao phía sau: Kỳ Lân (chòm sao). Tôi nói như vậy vì chòm sao Kỳ Lân suy ra thì cũng là lấy từ con Kỳ Lân này, như vậy con này có trước sau đ1o người ta mới dùng để đặt tên cho chòm sao, điều này cũng phù hợp với thảo lậun tại bài Chu Tước

Nói thêm là chòm sao Kỳ Lân là cách gọi tên sai của en:Monoceros, trong khi hình tượng của nó là con ngựa một sừng (en:unicorn) của phương Tây chứ không phải con lân của phương Đông. Adia (thảo luận) 05:26, ngày 28 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nói về mục từ Kỳ lân theo tôi nó nên dành cho con thú truyền thuyết của Trung Hoa-Việt Nam, vì trong ngôn ngữ Trung-Việt thì con thú thần thoại này (đực là kỳ có 1 sừng, cái là lân; không sừng) là nguồn gốc của các tên gọi khác (chòm sao, các địa danh có tên gọi là Kỳ Lân). Riêng con Unicorn của phương Tây thì không hiểu chúng ta học ai để cũng gọi nó là kỳ lân trong khi nó không có điểm gì chung với kỳ lân truyền thống, trong khi đó Trung văn gọi nó là 独角兽 (độc giác thú = thú 1 sừng). Ở điểm này người Trung Quốc có lẽ chuẩn hơn chúng ta khi họ rạch ròi rất rõ con nào là kỳ lân, con nào không là kỳ lân và tên gọi trong tiếng Trung cũng sát nghĩa với tên gọi của nó trong các ngôn ngữ phương Tây trong khi chúng ta lại gán ghép một cách khiên cưỡng unicorn của phương Tây thành kỳ lân. Tôi chỉ thấy từ điển Anh-Việt, Pháp-Việt, Đức-Việt dịch unicorn/licorne/einhorn thành kỳ lân, trong khi từ điển Nga-Việt không dịch từ единорог (mà theo kiểu ghép từ cũng chỉ là một + sừng). Meotrangden (thảo luận) 00:52, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tán thành ý kiến của bác Mèo. Nói đến kỳ lân, hầu hết người Việt Nam nghĩ đến cái con của Trung Quốc dù không phải ai cũng biết kỳ là con đực, lân là con cái (tương tự trường hợp phượng hoàng), ít người thôi nghĩ đến cái con ngựa có 1 sừng của Tây. --Đa Tình Đa Cảm (thảo luận) 01:33, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  1. Kì lân với người Trung Quốc

Kỳ: loài thú linh thời xưa, rất hiền lành, thuộc loài nai, ngày nay đã tuyệt chủng. Kỳ là con đực, Lân là con cái, nên gọi chung là Kỳ lân.


Tương truyền, Kỳ lân có hình dáng giống như con nai, mình vằn, đuôi trâu, vú ngựa, có một sừng trên đầu, rất hiền lành, không ăn sanh vật, nên được gọi là Nhân thú 仁獸.

Kỳ lân có tánh linh, khi nào có chúa Thánh ra cứu đời thì Kỳ lân xuất hiện báo trước điềm lành.

Trong cuộc đời của Đức Khổng Tử, Kỳ lân xuất hiện hai lần: Lần thứ nhứt, báo tin có Thánh nhân ra đời. Lần thứ nhì xuất hiện con Kỳ lân què, báo tin Thánh nhân qui Thiên.

- Lần thứ nhứt: Kỳ lân đến trước mặt Bà Nhan thị (Trưng Tại) đang mang thai Đức Khổng Tử, nằm phục ngay xuống, nhả ra một cái ngọc xích có chữ viết rằng: Con nhà Thủy Tinh nối đời suy Châu mà làm vua không ngôi. Sau đó Bà Nhan thị sanh ra Đức Khổng Tử.

- Lần thứ nhì: Mùa xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14, người nước Lỗ đi săn, bắt được con Kỳ lân què một chân. Đức Khổng hay được đến xem, rồi bưng mặt khóc. Về nhà Ngài than với học trò: Đạo ta đến lúc cùng. Ba năm sau, Đức Khổng Tử mất, thọ 73 tuổi.

Kì lân trong văn hóa Việt

Trong rất nhiều chi tiết trang trí kiến trúc hiện nay, hình tượng kỳ lân và nghê tạo ra nhiều ngộ nhận hơn cả. Đằng sau hai hình tượng này là câu chuyện về quá trình tiếp nhận văn hóa của người Việt.

Con vật báo điềm lành

Kỳ lân là một trong 4 linh vật: long, ly, quy, phượng theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam… Kỳ lân là một con vật tưởng tượng, có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này (được coi) là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Đôi khi nó có hình dáng của một con hưu xạ, với chiếc đuôi bò, trán sói, móng ngựa, da có 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, dưới bụng có màu vàng.

Con vật này lắm lúc xuất hiện với mình của một con hoẵng, có vảy cá ở thân… Nhưng dù xuất hiện với hình dạng như thế nào thì trong trí tưởng tượng của tín ngưỡng dân gian phương Đông, kỳ lân cũng là con vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng cho sự trường thọ, sự nguy nga đường bệ và niềm hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân mang trong mình tất cả những phẩm chất của một con vật nhân từ, nó tránh giẫm lên các loại côn trùng, cũng như không phá hoại cỏ mềm dưới chân mình.

Nó không bao giờ ăn thịt hay làm hại bất cứ con vật nào cũng như không bao giờ uống nước bẩn. Kỳ lân xuất hiện đồng nghĩa với việc một vị minh quân, một nhà hiền triết nào đó sắp ra đời. Sử sách Trung Quốc cho rằng trong lịch sử, kỳ lân đã xuất hiện dưới triều vua Nghiêu, Thuấn và sau đó là vào thời điểm Khổng Tử ra đời. à con vật biểu trưng cho niềm vui và may mắn nên kỳ lân được sử dụng nhiều trong các chi tiết trang trí kiến trúc. Lân được dùng như một kiểu trang trí trên các bức bình phong của chùa, đền, miếu… lắm lúc chuyên chở trên lưng các bức cổ đồ, hình bát quái… với ý niệm thể hiện sự may mắn luôn song hành cùng chữ nghĩa, đạo lý cuộc đời, đó là sự bảo trợ cần thiết mang tính linh thiêng. Thỉnh thoảng, lân cũng được gửi gắm như con vật linh bảo vệ cho các công trình kiến trúc, dinh thự, lăng mộ… từ Trung Quốc, hình tượng kỳ lân với đầy đủ ý nghĩa của nó đã vào Việt Nam theo bước chân xâm lăng và ý muốn đồng hóa dân tộc Việt của người Hán.

Sự truyền bá văn hóa đó đã diễn ra có lúc mãnh liệt có lúc tàn bạo với ý muốn hủy diệt. Hình tượng kỳ lân từ đó đã xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam, ngay cả khi đất nước đã giành được độc lập. Tuy nhiên, bên cạnh chi tiết trang trí kỳ lân, trên các công trình kiến trúc, đồ gốm, đồ đồng… ở nước ta còn xuất hiện thêm hình tượng trang trí có hình dáng giống với kỳ lân nhưng không hẳn là kỳ lân.

L.Cadiere, vị linh mục người Pháp có tinh thần khách quan trong những công trình nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, đã nêu nghi vấn về chi tiết trang trí này. “Có một con vật rõ ràng không phải là con kỳ lân thực sự, mà nó có vẻ là con sư tử, hay là thuộc một giống vật khác; trong lúc đó nó lại được người Việt Nam gọi là con kỳ lân. Đó là con vật mà chúng ta thấy ở trên đầu các trụ trước các đền chùa. Bộ lông, cái đầu, cái đuôi, nhất là những móng vuốt, thay cho những móng đề, đã làm cho con vật này giống với con sư tử hơn là một con kỳ lân”.

Sự nghi ngờ ấy là có cơ sở vì kỳ lân là một con vật tưởng tượng, sẽ hiện diện trên thực tế với ý niệm và tâm hồn của văn hóa đất nước nó đang tồn tại. Con vật được người Việt sử dụng nhiều trong các công trình kiến trúc nhằm chuyển tải ước muốn may mắn hẳn nhiên chịu ảnh hưởng của con kỳ lân Trung Hoa nhưng sẽ sai lầm nếu cho rằng đó là hoàn toàn hình mẫu căn bản từ con kỳ lân đến từ phương Bắc.

Linh vật thuần Việt

Trong các chi tiết trang trí kiến trúc của văn hóa Việt Nam, vẫn tồn tại hình tượng con nghê với những miêu tả về hình dáng giống với con kỳ lân Trung Quốc. Đó là con vật mình không lớn, không có sừng, chân ngắn và thường có móng vuốt, không có vảy ở thân, đầu, mình và đuôi thường có lông che phủ. Với hình dáng nhỏ nhắn, phần nào thể hiện nét tinh nghịch và vui tươi, nghê là chi tiết trang trí được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Tác giả Bùi Ngọc Tuấn trong cuốn Đồ gốm cổ truyền Việt Nam đã cho rằng nếu kỳ lân là hình tượng của văn hóa Trung Hoa thì nghê là hình tượng mang đầy đủ ý niệm và tâm linh của người Việt Nam. “Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cày ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ.


Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa chứ. Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quên miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ.

Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ (…) Rồi để bày trước điện thờ, hay bàn thờ của những nhà giàu có, ở các đình chùa, đền miếu, chó đá hóa linh. Chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét oai nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê”.

Quả thật, con Nghê còn được dùng để trang trí trong các ngôi đình cổ ở Việt Nam. Nghê được chạm trên cốn (xà ngang từ cột ra để đỡ xà dọc ở mái ngoài), hay được đặt trên đầu đao (sống mái chạy từ đỉnh nóc nhà xuống, cong lên như hình cây đại đao (mã tấu) nên gọi là đầu đao), như trên cốn đình làng An Hòa (Hà Nam), Phất Lộc (Thái Bình), cột đình làng Hội Thống (Hà Tĩnh), đầu đao đình làng Phù Lão (Bắc Giang), làng Trung Cần (Nghệ An), làng Tây Đằng (Sơn Tây)… chẳng hạn. Cho nên, tác giả Bùi Ngọc Tuấn kết luận: “Vậy con Nghê là một linh vật thuần Việt được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt”.

Lý giải của tác giả Bùi Ngọc Tuấn không phải không có cơ sở vì con chó trong văn hóa Việt Nam là một con vật sống gần gũi, gắn bó với con người. Điều đó được minh chứng trong rất nhiều câu chuyện thần thoại, truyền thuyết lưu giữ trong dân gian của dân tộc Việt, Mường… Nhìn lại cụ thể, chi tiết kiến trúc mà L.Cadiere nghi vấn ở trên có thể có hình dạng từ con chó. Tất nhiên, hình tượng đó đã được trí tưởng tượng của người dân đất Việt thêm thắt cho phù hợp với ý muốn và sự cầu mong may mắn của mình.

Tuy nhiên, tất cả những lý giải trên đều chỉ là phỏng đoán; và vẫn chưa có cứ liệu cụ thể để khẳng định hình tượng con nghê xuất phát từ hình dạng con chó. Chúng ta đều thừa nhận trong văn hóa Việt, con chó là con vật gần gũi, thân thiết với cuộc sống con người như những lý giải của tác giả Bùi Ngọc Tuấn. Nhưng rõ ràng con chó đối với người Việt vẫn chưa được thiêng hóa đến mức có thể coi là vật linh để được khắc họa trên các trụ biểu, đầu đao hay trấn giữ cổng chùa, đền, miếu… Vẫn còn đó những danh xưng có phần miệt thị và bạc bẽo tồn tại trong dân gian dành cho con chó, đồ con chó, đồ chó đẻ…

Trên thực tế, nghê (hay toan nghê) trong tiếng Hán có nghĩa là con sư tử. Điều đó có đồng nghĩa nghê chỉ là con vật mang hình dạng của sư tử? Merher Mc Arthur chỉ rõ: “tại cổng vào của một số đền chùa, nhất là ở Đông Á và Đông Nam Á thường có một cặp nghê, một thứ linh thú tựa như sư tử, từ Hán Việt là Phật sư, trấn giữ”. Nhìn đại thể, văn hóa Việt Nam với cơ tầng vốn có của mình bên cạnh việc tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của người Hán đã tiếp nhận trong hòa đồng một phần văn hóa Ën Độ, cụ thể ở đây là Phật giáo.

Nếu văn hóa Hán theo bước chân những đạo quân xâm lăng phương Bắc tràn vào Việt Nam thì văn hóa Phật giáo đến với người Việt một cách nhu mì hơn. Người Việt trong hoàn cảnh phải chống lại thế lực hùng mạnh phía Bắc đã nương nhờ vào triết lý từ bi, khoan dung của Phật giáo để tồn tại suốt thời kỳ Bắc thuộc cũng như thời kỳ đầu độc lập.

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà các nhà Lý, Trần chọn Phật giáo làm tôn giáo chính của đất nước dù trên danh nghĩa tôn giáo này không phải là quốc giáo. Các vị sư sãi đã đóng những vai trò quan trọng trong triều đình; chùa chiền, tự viện mọc lên khắp đất nước thời kỳ này (và cả về sau)… Phật giáo đã hòa vào lòng dân tộc Việt Nam; nói đến văn hóa Phật giáo cũng đồng nghĩa với việc đang nói đến văn hóa Việt Nam.

Hiểu rõ điều này ta sẽ dễ dàng chấp nhận tượng nghê ở đầu các trụ biểu, đầu đao, cổng chùa, đền, miếu… là hình tượng của Phật sư hay sư tử trong văn hóa Phật giáo. Trong lịch sử Phật giáo, sau khi Đức Phật giác ngộ, người ta thường nhắc đến Ngài như là Con sư tử của dòng họ Shakyas cũng như nói đến nguồn gốc vương giả và thừa nhận uy lực tâm linh vô biên của Ngài. Sư tử trong văn hóa Phật giáo thường biểu thị uy lực của Phật pháp; nhưng trong hình tượng chung, sư tử thể hiện sức mạnh của con vật là chúa tể muôn loài, quyền năng và quý trọng. Hình tượng sư tử ở ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam có những nét không giống nhau tùy theo cách hiểu và vận dụng ý nghĩa ban đầu của con vật này ở mỗi nền văn hóa.


Như vậy với văn hóa Việt Nam, hình tượng con nghê rất có thể bắt nguồn từ Phật sư, nhưng hình tượng ấy được thể hiện nhỏ nhắn và linh động hơn. Người Việt Nam đã khôn khéo xây dựng cho riêng mình con nghê không giống với nghê mang hình dáng sư tử, bệ vệ trên các công trình của Phật giáo ấËn Độ (hoặc các nước chịu ảnh hưởng Phật giáo và văn hóa ấn Độ).

Nó cũng là một biểu tượng khác với kỳ lân hay sư tử Trung Quốc. Nghê trong hình tượng trang trí ở Việt Nam không có thân hình cao lớn của ngựa như sự tưởng tượng về con kỳ lân, đuôi hẳn nhiên không phải là đuôi bò, thân ít khi có vảy cá. Nghê cũng không có đầu nửa rồng nửa thú và lại không có sừng. Nghê trong mỹ thuật trang trí của người Việt có thân hình vừa phải, không quá to như thân sư tử. Dáng đứng của nghê cũng không quá chú trọng đến việc tạo ra sự hiên ngang, khí phách mà thay vào đó là sự uyển chuyển và nhẹ nhàng.

Tựu trung lại, hình tượng nghê và kỳ lân trong nghệ thuật trang trí trên các công trình kiến trúc ở Việt Nam là hai hình tượng khác nhau. Kỳ lân là hình tượng mang phong cách văn hóa Trung Hoa trong khi nghê là linh vật bắt nguồn từ Phật giáo nhưng đã được người Việt cải biến. Đó cũng là một điều dễ hiểu. Trong văn hóa Việt Nam, qua quá trình tiếp xúc với văn hóa bên ngoài, người Việt đã tiếp thu những điều cần thiết và cải biến chúng mang hồn Việt và văn hóa Việt. Trường hợp con kỳ lân và con nghê là ví dụ cụ thể. Theo: Văn hóa Phật giáo. --Bebeo (thảo luận) 07:22, ngày 12 tháng 1 năm 2011 (UTC) Kỳ lân và Nghê trong trang trí kiến trúc 03/08/2009 09:04 Đặng Văn Dự [1][2][trả lời]


--Nguyenkhanh159 (thảo luận) 06:57, ngày 04 tháng 01 năm 2019 (UTC) Không thể phủ nhận Kỳ Lân là văn hóa truyền thống Việt Nam, từ thời Lê,Kỳ lân đã xuất hiện rất phổ biến ở Đại Việt lúc bấy giờ.[trả lời]

Có thể là 1 loài trung gian[sửa mã nguồn]

Xem những hình ảnh về kỳ lân ta thấy thường là được miêu tả con vật có vóc hình của loài thú nhưng da thì lại có vẩy và chân có móng vuốt của bò sát (chim), miệng thì nhìn rất giống miệng cá sấu, thậm chí nhiều nguồn còn nói là nó sống được dưới nước, ta biết là lớp thú tiến hóa từ bò sát nên theo logic thì phải có loài trung gian trong quá trình tiến hóa, như vậy phải chăng kỳ lân chính là loài đó mà sau này đã tuyệt chủng và chính vì không còn thấy nó nữa nên người xưa đã thần thoại hóa nó?

Tìm hiểu :v[sửa mã nguồn]

Cho hỏi ngoài Kỳ Lân và Phượng Hoàng còn loài vật nào có tên gọi ghép giữa 2 giới tính như vậy không ạ ? Phagioigia2705 (thảo luận) 14:03, ngày 31 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]