Thảo luận:Khoai từ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Bộ Củ nâu
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Củ nâu, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Củ nâu. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Cần nguồn dẫn[sửa mã nguồn]

Một số đoạn thành viên Thuvan1980 thêm vào không có nguồn dẫn và rất đáng nghi ngờ về chất lượng của thông tin. Cụ thể:

  • Trên thế giới, nó được xem là có nguy cơ tuyệt chủng: Thông tin không nguồn. Nếu có nguy cơ tuyệt chủng thì chắc đã có tên trong sách đỏ IUCN, nhưng tra cứu trong IUCN RedList thì không thấy có tên loài này, trong khi có tên của một số loài Dioscorea khác, như Dioscorea bernoulliana (LC); Dioscorea chimborazensis (EN); Dioscorea choriandra (EN); Dioscorea lanata (LC); Dioscorea longicuspis (VU) v.v.
  • Khoai từ có nguồn gốc ở Mexico (Trung Mỹ): Thông tin sai hoàn toàn. Nguồn gốc của nó được nhiều nguồn cho là khu vực Đông Nam Á (ví dụ ecocrop.fao.org viết Lesser yam is indigenous to South-East Asia hay trang Dioscorea esculenta - University of Hawaii at Manoa viết The five yam species found in Yap include three cultivated species: Dal (Dioscorea esculenta), Du'og (Dioscorea alata), and Thap (Dioscorea nummularia), and two minor wild species, Dol (Dioscorea pentaphylla), and Rook or Yoi (Dioscorea bulbifera), which now normally serve as sources of famine food. All five yam species apparently originated in Southeast Asia. Khonghieugi123 (thảo luận) 16:06, ngày 14 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng mới biết thông tin khoai từ "có nguy cơ tuyệt chủng". Vậy món canh khoái khẩu của tôi chắc là hàng phạm pháp rồi. Thái Nhi (thảo luận) 17:39, ngày 14 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Nói nó có nguy cơ tuyệt chủng là tôi tả trên 1 từ điển ở trên thư viện từ rất lâu rồi, lúc nào lục lại trả lời bạn. Cứ cho nó có nguồn gốc đông nam á đi nhé. Trong danh mục các giống khoai của VN tôi thắc mắc ko có Dioscorea polystachya, mà người ta hay gọi là khoai Trung quốc, cũng bộ củ nâu, ko biết có trùng với khoai khai (thanhnien.vn) ko ? liên quan Dioscorea oppositifolia ? ko gọi là củ mài. Tra các mục từ của VN thấy dùng từ ko thống nhát, ví như Taro, Eddoe. khoai môn Colocasia esculenta chia tiếp khoai nước và khoai môn. Colocasia antiquorum (dưới loài) thì hay gọi là khoai sọ. khoai mỡ ở châu Á và châu Phi giống cũng khác nhau. Dioscorea alata chỉ là giống khoai mỡ của châu Á thôi. còn sản lượng taro năm 2013 là thế này, bạn ko phải thắc mắc thái quá factfish.com[1] tôi ko phải chuyên gia nông nghiệp, chỉ thắc mắc thôi Thuvan1980 (thảo luận) 16:22, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Về việc tuyệt chủng của D. esculenta, một từ điển nào đó trong thư viện mà bạn đã đọc không thể có độ tin cậy sánh ngang với các nguồn chuyên về các loài sách đỏ hay các nguồn về cây lương thực ở cấp độ thế giới như IUCN hay FAO.
D. polystachya = D. batatas; trong tiếng Trung gọi là 薯蓣 = thự dự (ta gọi chung là hoài sơn hay củ mài), có ở An Huy (nam sông Hoài Hà), Phúc Kiến, đông Cam Túc, bắc Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Giang Tây, Cát Lâm, Liêu Ninh, nam Thiểm Tây, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Đài Loan, bắc Vân Nam, Chiết Giang cũng như tại Nhật Bản và Triều Tiên. Trong Cây cỏ Việt Nam quyển 3 GS. Phạm Hoàng Hộ cho là D. polystachya với tên gọi hoài sơn Trung Quốc, có trồng ở miền bắc Việt Nam, nhưng bản thân ông cũng viết là không chắc chắn về điều này. Báo Thanh Niên chỉ viết rằng khoai khai có họ hàng với khoai mài (tức Dioscorea spp.), nhưng không có mô tả chi tiết thì không thể đồng nhất nó với D. polystachya. Loài D. oppositifolia không thấy ghi nhận có ở Việt Nam mà chỉ ghi nhận có ở Ấn Độ, Myanma, Bangladesh, Sri Lanka.
D. alata nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, nhưng hiện nay được trồng rộng khắp vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm châu Phi, châu Á, châu Mỹ, các đảo trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (kể cả Australia).
Colocasia esculentaColocasia antiquorum có quan hệ họ hàng rất gần; vì thế có tác giả coi chúng chỉ là một loài, nhưng có tác giả lại coi là hai loài riêng biệt. Vì thế việc chia như bạn chỉ là tương đối. Nếu coi là 2 loài riêng biệt thì Colocasia antiquorum chỉ có ở nam và tây Vân Nam (các huyện Mãnh Lạp, Đằng Xung, Doanh Giang), đông bắc Ấn Độ, bắc Lào, bắc Myanma, bắc Thái Lan.
Trang bạn dẫn về sản lượng taro (khoai môn + khoai sọ) lấy nguồn từ FAO (chọn Production --> Crops --> Item: Taro(cocoyam) --> Area: World --> From year: Năm nào đó từ 1961 trở đi (năm tối thiểu hiện có thông tin) --> To year: Năm nào đó tới 2014 (năm tối đa hiện có thông tin) --> Aggregation: Sum), có số liệu tổng sản lượng trên toàn thế giới theo từng năm, từ năm 1961 tới năm 2014 cho hạng mục Taro(cocoyam). Số liệu giai đoạn 2009-2014 tôi dẫn lại như sau:
  1. 2009 = 9.533.365 tấn.
  2. 2010 = 9.409.648 tấn.
  3. 2011 = 9.426.466 tấn.
  4. 2012 = 9.729.982 tấn.
  5. 2013 = 9.526.000 tấn.
  6. 2014 = 10.016.012 tấn.
Như vậy, việc bạn viết Sản lượng toàn cầu năm 2009 là 11,3 triệu tấn trong bài khoai sọ là không chính xác. Cho tới nay, duy nhất 4 năm có sản lượng khoai môn + khoai sọ cao hơn 11,3 triệu tấn là 2005 = 11.436.645 tấn; 2006 = 11.813.388 tấn; 2007 = 11.568.050 tấn; 2008 = 12.072.823 tấn. Các năm còn lại đều dưới 11,3 triệu tấn.Khonghieugi123 (thảo luận) 19:17, ngày 15 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thắc mắc làm gì sản lượng, khi độ vênh nó không lớn. nói cái này múa rìu qua mắt thợ nhưng Về D. polystachya ( D. batatas) thì có tài liệu nó viết trồng ở tây phi, đông nam á lẫn caribe[2] còn khoai khai[3] cứ nhìn hình là biết nó là D. polystachya. họ củ nâu ở VN có 1 chi 51 loài, hoài sơn là tên thuốc chế từ nhiều loài, ngoài củ mài, mình lấy ví dụ Dioscorea glabra, Dioscorea alata L.[4]. Colocasia antiquorum có cả ở nhật, caribe. Colocasia bắt nguồn từ châu Á, Xanthosoma gồm cả new cocoyam or Chinese taro, ám chỉ Khoai mùng (chứ ko phải khoai lang hay khoai từ) bắt nguồn từ châu Mỹ, đều là en:Cocoyam, thuộc gia đình Araceae ăn được. nói chung lộn xộnThuvan1980 (thảo luận) 13:19, ngày 16 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]