Thảo luận:Kiến Phúc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Không có tiêu đề

Tôi tạm thời khóa thảo luận này, ít nhất trong lúc biểu quyết, chỉ cho các thành viên (đã mở tài khoản trên 4 ngày) đăng nhập mới được sửa đổi, tránh trường hợp người không đăng nhập mạo danh thành viên. Mọi ý kiến phản hồi, tôi xin tiếp thu. Avia (thảo luận) 03:51, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC) Xem thêm:[trả lời]

Cần chú thích

Theo [1] viết: Dựa theo những kết luận của giới sử học, Trần Xuân An xây dựng tác phẩm bằng một thể loại tự mình đưa ra và thể nghiệm: truyện - sử ký - khảo cứu tư liệu lịch sử.

Còn trong phần Chú giải bài Kiến Phúc có viết: ...đã được Hội đồng Tư vấn, phản biện & Giám định thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam giám định. Theo ý kiến tôi, tác giả cần chú thích (làm rõ) thêm điều này. Bởi nếu được giám định với kết quả tốt, giá trị của nhận định sẽ được nâng lên gấp nhiều lần. Lưu Ly 08:12, ngày 15 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lý do xoá

Tôi đã xoá những đoạn sau:

Ngoài ra, chủ điểm còn được nghiên cứu, thể hiện trong:
*Các luận văn cử nhân của Trần Thị Kim Hoa, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Lê Tiến Công;
*Một số bài báo trên Tạp chí Xưa & Nay..., trong đó, có bài của Trần Xuân An.

Lý do: Thông tin quá chung chung, và không thể kiểm chứng. Và nói thật, những nhân vật trên đâu có ai "nổi tiếng" gì trong lãnh vực này đâu. Tôi cũng xoá luôn đoạn:

cùng với quy chế nội cung liên quan và bằng tư duy thực nghiệm (?), những nhà nghiên cứu này, trong đó có Trần Xuân An, khẳng định rằng vua Kiến Phúc mất vì bệnh tái phát nguy kịch, mọi loại thuốc thang do các quan ngự y dâng lên đều vô hiệu, bệnh không thể thuyên giảm

Lý do: Ngay khi viết, người viết cũng đánh dấu hỏi (?) về cái gọi là "tư duy thực nghiệm" thì làm sao có thể viết "khẳng định rằng". Tôi cũng xoá luôn đoạn (nghiêng):

...Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 - 1886), truyện - sử kí - khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, đã được Hội đồng Tư vấn, phản biện & Giám định thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam giám định, Tổng thư kí Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Dương Trung Quốc viết lời giới thiệu

Lý do: Vì đã yêu cầu chú thích nhưng đã lâu người viết không thể chú thích thuyết phục. Tôi đã xem trang Thảo luận Thành viên: Avia, và thấy: Bản giám định của Hội đồng Tư vấn, Phản biện & Giám định [khoa học] xã hội thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, được nhà sử học Dương Trung Quốc (tổng thư kí Hội) thay mặt Hội đồng, viết và đóng dấu, kí tên....Bản giám định trên không in trong bộ "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824-1886)", Nxb. Văn Nghệ TP.HCM., 2004, nhưng lại được in trong 2 cuốn biên khảo và khảo luận cùng đề tài... Do đó không thể chú thích và xem rằng đó là nội dung nói về cuốn sách dùng trong chú thích. Tôi cũng xoá luôn đoạn:

cho rằng Phạm Văn Sơn, Tôn Thất Bình... đã đưa vào các tình tiết mang tính tiểu thuyết và hư cấu, nói về tin đồn như thể về sự thật, hoặc họ thiếu kiến thức về quy chế nội cung, công việc của Viện Thái y, Thị vệ đại thần, cụ thể là nguyên tắc nghiêm ngặt trong việc bắt mạch, kê đơn, bốc thuốcsắc thuốc dâng lên vua.'

Lý do: Đó có thể là ý kiến của tác giả (Trần Xuân An), và chưa chắc là đúng, nếu có ông Phạm Văn Sơn, Tôn Thất Bình hay fan của ông ở đây có lẽ trang này kéo dài bất tận. Còn Trần Xuân An là ai, xin mời xem Thảo luận:Trần Xuân An vì bài viết Trần Xuân An đã bị xoá xem Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/2006/06#Trần Xuân An. Và chính Trần Xuân An cũng đã khẳng định Phần hư cấu chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, và nếu được nghi ngờ, xin hỏi, nhỏ là bao nhiêu vì 49.99% cũng là nhỏ!?

Tóm lại: Tôi không ác ý với Trần Xuân An hay người nào đó đang đồng tình với Trần Xuân An khi viết bài Kiến Phúc hay Nguyễn Văn Tường. Nhưng để khẳng định một điều gì đó, cần phải có thời gian và phải được nhiều người đồng tình hơn. Đến nay, Trần Xuân An đã làm gì, ngoài bộ "Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường" được in, các bài viết khác (dường như) chỉ được đăng tại một web blog tự tạo. Wikipedia không phải là hạn chế sửa đổi, có thể các bài viết sẽ được thay đổi nhiều hơn nữa, do đó, người viết cũng nên có một chút khiêm tốn - để bài viết có phần thiện cảm hơn- Và để kết thúc, xin xem Wikipedia:Chú thích nguồn gốc#Khi bổ sung nội dung:

Khi chú thích nguồn tham khảo, cần chú ý đến thái độ trung lập. Quy định này mang ý nghĩa rằng, dù là một nguồn gốc đáng kính trọng, bài viết vẫn cần phải tóm tắt bài nghiên cứu đó, chứ không nên bày ra vài trích dẫn chọn lọc hay trích dẫn tách ra khỏi văn cảnh để ủng hộ một quan điểm nào.
Hãy nhớ là Wikipedia không để giới thiệu ý kiến của bạn, và không để xuất bản các nghiên cứu sơ khai chưa được sự chấp nhận của giới chuyên môn và cơ quan có thẩm quyền.

Lưu Ly 14:40, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi hoàn toàn đồng ý với các giải thích bên trên của Lưu Ly.
Bài này đã từng bị phá hoại của nhiều người (một người đã nhận là dùng tài khoản của Thành viên:Trần Xuân An và các người vô danh dùng IP) nên đã được hạn chế sửa đổi. Do đó tôi sẽ chú ý và khi có sửa đổi của người vô danh mà không thảo luận thì tôi sẽ bỏ các sửa đổi đó. Tôi hoàn toàn không muốn làm khó cho các thành viên khác và làm mất tính chất "mở" của Wikipedia nhưng tôi muốn ngăn cản các người đã bị khóa dùng IP vô danh để đi vòng qua quy luật.
Mekong Bluesman 15:14, ngày 18 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]