Thảo luận:Lê Quý Đôn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nêu gương xấu[sửa mã nguồn]

Cha Lê Quý Đôn nuông con, Lê Quý Đôn cũng thế. Nêu gương xấu cho Quý Kiệt và đời sau. Meomeo 12:22, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tài liệu nào nói có sự "truyền kiếp" như vậy, mong bạn chỉ rõ?--Trungda 11:49, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mời bạn Trungda xem

"Quý Kiệt con Quý Đôn. Kỳ đệ tứ khoa thi này, Quý Kiệt cùng Đinh [Thì] Trung đổi quyển cho nhau để làm bài. Việc bị lộ, Đinh [Thì] Trung phải tội lưu đi Yên Quảng, Quý Kiệt phải trở về làm dân. Đinh [Thì] Trung nhân phát giác bức thư riêng của Quý Kiệt và cáo tố là do Quý Đôn chủ sự. Trịnh Sâm lấy cớ Quý Đôn là bậc đại thần, bỏ đi không xét, mà luận thêm tội Quý Kiệt, bắt giam cấm ở ngục ở cửa Đông".

  • Đời sau thắc mắc lẽ công bằng giữa con cháu quan và con dân: Con dại, hay…?

"Sách xưa chép rằng: “Quý Kiệt là con của Quý Đôn. Vào kỳ đệ tứ (chú thích: tức kỳ làm bài thi thứ tư, kỳ cuối cùng của khoa thi Hội), Quý Kiệt và Đinh Thì Trung đổi quyển thi cho nhau, việc bị bại lộ, Đinh Thì Trung bị khép tội đày đi Yên Quảng, còn Quý Kiệt phải về làm dân thường.

Đinh Thì Trung phát giác ra bức thư gửi gắm của Lê Quý Đôn ở Lê Quý Kiệt, nhưng chúa Trịnh Sâm lấy cớ rằng Lê Quý Đôn là bậc huân thần, bỏ đi không xét, chỉ luận thêm tội cho Quý Kiệt, bắt giam trong ngục cấm ở cửa Đông”. (Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chính biên, quyển 44, tờ 27 và 28).

Chuyện này xảy ra từ khoa thi Hội, tháng mười năm Ất Mùi (1775). Xem ra Lê Quý Đôn phải trả giá đắt bằng uy tín của mình. Chính các sử gia nhà Nguyễn đã phê: “Hai người cùng một tội mà sao lại xử phạt khác nhau? Như vậy, gọi đó là công bằng thỏa đáng thế nào được?”."

"Năm 1775, xảy ra vụ con trai ông là Lê Quý Kiệt gian lận trong thi cử, đổi quyển thi với Đinh Thời Trung và bị hạ ngục. Đang là đại thần ở chức vị cao “ngất nghểu” là Lại bộ tả thị kiêm Quốc sử quán tổng đài, năm 1776, ông phải chuyển về phủ Thuận Hoá (nay là Quảng Trị - Quảng Nam) giữ chức Hiệp trấn tham tán quân cơ" và ông lập công chuộc tội là viết được cuốn sách quý Phủ biên tạp lục - tập bút ký ông viết về Đàng Trong, cụ thể là xứ Thuận Quảng thế kỷ 18 trở về trước. Cuốn sách là một pho tư liệu quý giá, như một cuốn phim giúp chúng ta ngược về quá khứ miền Trung cách đây 3 thế kỷ với đầy đủ địa lý, con người, chính sách ... tiến sỹ Ngô Thì Sỹ đã nhận xét: “Thuận Quảng là biên thuỳ phía Nam của Nhà nước .... Hai trăm năm tới nay, công việc miền Nam Hà cũng mơ màng không rõ gì cả ... Mùa xuân năm Bính Thân, Quế đường tướng công ta vâng mệnh lấy chức hiệp trấn phủ coi quân, đến mùa thu về triều, đem sách này cho xem. Trong sách chép đủ những sông núi, thành ấp, binh ngạch, thuế lệ, nhân tài, sản vật hai xứ ... rõ ràng như trở bàn tay ... Tập sách này việc rộng, nghĩa tinh mà đại ý đều là những điều quan yếu để thi hành chính trị. Đó là chỗ tướng công ta hơn người, mà không phải là sách ghi chép tầm thường vậy”.

Ít khi tham gia wiki, lâu không vào lại bài này. Tôi xin nhắc khúc giữa Quý Đôn nuông con. Còn khúc đầu (Quý Đôn hỗn với bạn của cha) và khúc sau (người sau bắt chước hối lộ, đôn con, dựng con lên quyền cao chức trọng như Mai Thanh Hải con của Thứ Trưởng Mai Văn Dâu đến độ cha chỉ còn vài tháng là hạ cánh mà cũng bị tù theo) thì Trungda có thể kiểm chứng.

Điều mà chúa Trịnh Sâm, phong kiến, làm thì đời sau không làm được. Đó là Lê Quý Đôn khi bị biếm đã viết sách quý lập công mới để chuộc tội đã qua khác với đời nay Xã hội chủ nghĩa. Kể công cũ xa lơ xa lắc nào đó của cha để giảm tội cho con Bùi Tiến DũngPMU18. Kể công xóa tội, công cũ mà xóa tội mới cũng là cách làm mới, đầy sáng tạo lịch sử, kể cả lịch sử phong kiến cũng chưa hề có. Nói vui thôi nha, đây không phải là nội dung có thể cải thiện bài viết, xin lỗi mọi người.

Meomeo 03:23, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn Meomeo viết: Cha Lê Quý Đôn nuông con, Lê Quý Đôn cũng thế. Nêu gương xấu cho Quý Kiệt và đời sau.
Chuyện ông Lê Quý Đôn và Quý Kiệt tôi đã rõ. Vấn đề tôi định hỏi là thế này cơ: Cha của Lê Quý Đôn, ông Lê Trọng Thứ đã nuông chiều Lê Quý Đôn ở chỗ nào? Trong bài viết đã ghi rõ, khi biết cậu bé Đôn trêu ông khách, ông Thứ đã gọi con ra trách mắng. Như thế là nghiêm khắc chứ có nuông chiều đâu? Ngoài ra không thấy tình tiết nào cho thấy điều ngược lại (mà bạn viết).
Bởi thế trong lời thảo luận hôm 16/10/2007, tôi mới nhắc tới chữ "truyền kiếp" (từ ông Thứ xuống ông Đôn) trong việc chiều con. Bây giờ chắc bạn Meomeo đã hiểu ý tôi. Và cái chỗ ông Thứ chiều ông Đôn mới là chỗ tôi cần dẫn chứng kia.
Còn về cách viết sử của nhà Nguyễn, nhất là đánh giá, nhận xét về đời trước và các kình địch (từ những lời phê của Tự Đức tới các lời bàn của sử quan trong sách Cương Mục), tôi sẽ bàn riêng trong những bài liên quan
--Trungda 04:25, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sử viết thế nào, thì wiki căn cứ mà viết theo đó, việc gì mà các ông lấy NGUỒN nghiên cứu ở đâu, nghiên cứu gì mà nghiên cứu. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục là NGUỒN MẠNH NHẤT đối với việc viết tiểu sử LÊ QUÍ Đôn, việc này không thể chối cãi nữa. Không cần ai phải bình luận cả, muốn bình luận, nghiên cứu thì viết sách. Thanhliencusi (thảo luận) 02:27, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Về giai thoại Chữ "Chi"[sửa mã nguồn]

Theo Giai thoại văn học Việt Nam của NXB Văn học (1988) thì câu chuyện chữ "Chi" này là trường hợp Cao Bá Quát chứ không phải Lê Quý Đôn. Trong đó còn ghi: ông già chê Cao Bá Quát:

Chữ chitrưng đấy! Có thế mà anh không biết à?

Tới chữ chi thứ 2, ông Quát vẫn sợ là chữ "chi" khác nên lại hỏi, ông cụ lại lên giọng:

Vẫn cái chữ giống chữ anh vừa viết đó! Sao anh lại dốt đến thế nhỉ?

...........

Không biết nguồn tham khảo bài Lê Quý Đôn về giai thoại này lấy từ đâu?

--Trungda 11:49, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã tạm chú thích đoạn đó lại, chờ xác minh cụ thể xem ai thực sự là nhân vật chính của mẩu giai thoại. Ngoài ra tôi có ý kiến về giai thoại: chỉ nên đưa 1,2 mẩu tiêu biểu vào thôi, vì giai thoại về người nổi tiếng có rất nhiều, wiki không phải là nơi chứa tất cả giai thoại. conbo 04:37, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Giai thoại chữ "chi" liên quan đến Lê Quý Đôn, tôi có đọc trong tuần báo Thiếu nhi (Sài Gòn trước 1975), họ trích ở đâu thì tôi không nhớ. Tuy nhiên về mấy cái giai thoại này, chờ xác minh cụ thể e là không khi nào làm được. Avia (thảo luận) 07:42, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mỗi nơi nói một khác, quả thật cũng chưa rõ ai là nhân vật đó. Ví dụ: ở đây Nhân vật là Cao Bá Quát còn ở trang này Nhân vật là Lê Quý Đôn. Cái này nếu không xác minh được cụ thể thì cũng đành thêm chú thích: Có nguồn cho rằng nhân vật chính là Cao Bá Quát. conbo (thảo luận) 08:01, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

À, có nguồn này khá xưa, nói là Lê Quý Đôn. Ai có quyển Giai thoại làng nho kiểm lại giùm.

Truyện này Lãng Nhân có ghi trong "Giai thoại làng nho" (Nam Chi Tùng thư 1966, NXB TP HCM in sao lại bản cũ năm 1992)
Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kim thương tại
Tại tại sổ thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chi
之 之 三 十 年 餘 , 赤 縣 紅 州 今 尚 在
在 在 數 千 里 外 , 桃 華 流 水 子 何 之

Lấy từ: [1]. Theo tôi, vì quyển "Giai thoại làng nho" xưa hơn nên có thể tạm để giai thoại này "cho" Lê Quý Đôn, bên dưới chú thích:

Giai thoại văn học Việt Nam, Nxb Văn học (1988) gắn chuyện này với Cao Bá Quát."

Avia (thảo luận) 08:16, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

À ha, vừa định bổ sung vào cái nguồn của Lãng Nhân thì Avia đã nhanh tay hơn. Nhà tôi trước có cuốn đó, bìa màu đỏ, dày cộp, ấn bản 1966, không biết có còn không, để về kiếm lại xem. Đọc cuốn đó thấy thú vị nhất chuyện ông con giám khảo đánh trượt ông bố đi thi vì không hiểu ý. conbo (thảo luận) 08:20, ngày 26 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

cho hỏi mẹ của ông này là ai? --123.21.108.107 (thảo luận) 13:42, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Theo Bùi Hạnh Cẩn, cụ thân sinh ra Lê Quý Đôn là Lê Trọng Thư sinh năm 1694, ông đỗ hương cống năm 1724 (31 tuổi). Ông lấy vợ khác là con gái thứ ba của tiến sĩ hầu tước Trương Minh Lượng sinh ra Lê Quý Đôn.

Còn theo Trần Quốc Vượng thì thân phụ của Lê Quý Đôn đã từng lấy 3 bà vợ. Bà cả không có con nên ông bỏ lấy bà 2. Bà 2 sinh cho ông 2 người con trai nhưng do mâu thuẫn nên ông bỏ bà rồi lên Thăng Long tiếp tục ăn học. Lê Quý Đôn là con bà 3 nhưng là con mẹ đích nên vẫn là con trưởng. --Duyphuong (thảo luận) 16:50, ngày 12 tháng 8 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bài LÊ QUÍ ĐÔN nhiều sai sót, cần bổ sung[sửa mã nguồn]

Nguồn mạnh nhất là Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục không dùng, không trích dẫn, mà lại dùng NGUỒN nào ? Nguyên tắc của wiki là phải có NGUỒN, nếu không lấy Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục thì lấy cái gì để mà viết.

Mấy tác phẩm gọi là NGHIÊN CỨU sau này cũng chỉ tham khảo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục mà thôi, chứ nghiên cứu được cái gì ? Thanhliencusi (thảo luận) 02:30, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hãy xem danh sách sách tham khảo Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 1 [mục Nhân vật chí] và tập 3 [mục Văn tịch chí]). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.

Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu (bản in lần thứ 10). Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1986,

Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển thượng, Nxb. Trình bày, Sài Gòn, không ghi năm xuất bản.

Nguyễn Lộc, mục từ "Lê Quý Đôn" trong Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2004.

Bùi Hạnh Cẩn, Lê Quý Đôn. Nxb Văn hóa, 1985.

Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển (tập 1). Nxb Hồn Thiêng, Sài Gòn, 1966.

Văn Tân, "Con người và sự nghiệp Lê Quý Đôn" in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.

Nhóm biên soạn sách Phủ biên tạp lục, "Tiểu sử Lê Quý Đôn", in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 3). Nxb Thanh Niên, 2012.

Trần Văn Giáp, Tìm hiểu khoa sách Hán Nôm (trọn bộ). Nxb Khao học xã hội, 2003.

Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (tập 6, phần "Tiểu sử Lê Quý Đôn"). Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Văn học thế kỷ 18. Nxb Khoa học xã hội, 2004.

Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, 1992.

Tôi vẫn không hiểu đời sau nghiên cứu về LỊCH SỬ là nghiên cứu cái gì ? Vì nghiên cứu cũng phải dùng cổ sử để nghiên cứu mà thôi, có chẳng họ chỉ BIÊN TẬP, KHẢO CỨU, VIẾT LẠI CHO DỄ HIỂU, HOẶC DỒN, CẮT NGẮN, chứ không thể dùng cổ sử như Cương mục, để rồi suy đoán lăng nhăng được.

Đây là HÀNH ĐỘNG có chủ ý, LẶP ĐI LẶP LẠI của 1 nhóm người soạn, tôi đề nghị Alphama phải CHÚ Ý. Sách Cương mục to đùng ra thế, được các sử quan triều Nguyễn viết rất chỉn chu, mà KHÔNG HỀ DÙNG. Không thể hiểu nổi.

Tôi sẽ sửa lại, trích dẫn có nguồn mạnh, ưu tiên sách Cương mục. Thanhliencusi (thảo luận) 02:35, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Việc tiếp sứ thần nhà Thanh thời chúa Trịnh Doanh[sửa mã nguồn]

Sách Cương mục chép: Tháng 11. Sứ thần nhà Thanh sang nước ta.Trước kia, nhà vua sai bọn Trần Huy Mật và Lê Quý Đôn sang nhà Thanh dâng lễ tuế cống vàbáo cáo việc Ý Tông mất. Đến nay nhà Thanh sai bọn Đức Bảo, hàn lâm thị độc, và Cố Nhữ Tu, đại lýthiếu khanh, đệ sách văn sang phong nhà vua làm An Nam quốc vương và dụ bảo việc ban lễ tế Ý Tông. Lúc ấy,nhân trong nước thái bình, Trịnh Doanh muốn phô trương nhân tài nước ta đông đúc,phần nhiều sai bầy tôi văn học như bọn Ngô Thì Sĩ giao thiệp ứng đối về việc giấy tờ.Bọn Thì Sĩ là người học hỏi sâu rộng, nên sứ thần nhà Thanh rất ngợi khen kính trọng.

  • LQĐ không được chọn để tiếp đón sứ nhà Thanh, Ngô Thì Sỹ được chọn và là người cầm đầu.

Thanhliencusi (thảo luận) 02:47, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Lê Quí Đôn làm học sĩ trong bí thư các, Ngô Thì Sỹ làm chính tự[sửa mã nguồn]

Sách Cương mục chép rằng: Bổ dụng Nguyễn Bá Lân và Lê Quý Đôn sung làm học sĩ trong Bí thư các, để duyệt kỷ sách vỡ, chọn người có văn học là bọn Ngô Thì Sĩ sung giữ chức chính tự trong các.

LQĐ chỉ chọn làm duyệt sách vở, Ngô Thì Sĩ mới giữ chức chính tự. Thanhliencusi (thảo luận) 02:51, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

LQD phạm nhiều tội[sửa mã nguồn]

Sách Cương mục viết: Tháng 4, mùa hạ. Hạn hán. Hạ chiếu cầu người trình bày lời trung thực.Lúc ấy, luôn mấy năm hạn hán, kém đói, Trịnh Sâm hạ lệnh cho bầy tôi và sĩ thứ nói thẳngnhững điều thiếu sót, sai lầm. Lê Thế Toại, tham nghị cũ ở xứ Thanh Hoa dâng tờ khải, đại lược nói:"Dĩnh Thành hầu Lê Quý Đôn dụng tâm quanh co, bỉ ổi, mong muốn càn rỡ những điều quá hạn định củamình: nào lập mưu cho con ăn cắp bài văn thi ở trong trường, nào vụng trộm chiếm nơi cấm địa. ÔngMạnh Tử nói: "Quan sát con ngươi của từng người, thì người gian người ngay, không thể nào giấu giếmđược". Con ngươi của Lê Quý Đôn lúc nào cũng đưa đẫy lia lịa, nếu dùng người này giữ chức cao cả tất nhiên làm tai hại cho nhân dân. Kiều Nhạc Hầu Nguyễn Lệ từ khi được dự vào chính phủ đến nay, chưanghe mở mang được điều gì có lợi, trừ bỏ được việc gì có hại, chỉ chuyên dùng mánh khoé khéo léo đểmê hoặc lòng vua chúa; vừa mới bổ ra giữ chức tham đốc xứ Nghệ, mà quá nửa số nhân dân bị phiêu lưu4. Vậy xin: Nghiêm ngặt trị tội Quý Đôn và Nguyễn Lệ, để tạ tội với mọi người trong nước, thì tự nhiênđược trời mưa". Tờ khảo này không được Trịnh Sâm trả lời.Lời chua-Lập mưu cho con ăn ắp văn thi ở trong trường: Kỳ đệ tứ khoa thi Hộinăm Ất Mùi (1775), Quý Đôn nhờ Đinh [Thì] Trung làm bài cho con mình là Quý Kiệt ng trộm chiếm nơi cấm địa: Quý Đôn táng trộm mả tổ ở cấm địa tại sơn phận Tản Viên là đất phát đế vương.

Văn Đồng lấy danh nghĩa là thổ tù được cha truyền con nối quản thụ mỏ Tụ Long, thu nộp thuế đồng. Lúc ấy, viên quan coi Hộ phiên là Lê Quý Đôn và viên xuất nạp là Chu Xuân Hán xét Văn Đồng về tội thiếu thuế, tống giam khổ sở không cho về, bắt phải nộp bạc hối lộ đến 3.000 lạng. Văn Đồng đút lót cho người giữ ngục được thoát ra; về nhà, dấy quân làm phản, nhân lúc sơ hở, kéo quân xông thẳng vào phố Tam Kỳ. Trấn thủ là Nghi Trung hầu (sót họ tên) đóng cửa thành, chống giữ. Triều đình hạ lệnh cho Nguyễn Lệ đem quân cứu viện Tuyên Quang. Khi quân Nguyễn Lệ kéo đến, Văn Đồng rút lui, chạy trốn. Lại sai người dụ bảo Văn Đồng đầu hàng. Nhân đấy, Văn Đồng cáo tố rõ tình trạng sách nhiễu của Quý Đôn và Xuân Hán. Lệ đem việc này tâu về triều, bọn Quý Đôn đều can tội, phải giáng chức


Đây là trích từ sách Cương mục nhé mấy nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa hàng đầu !!!! Thanhliencusi (thảo luận) 02:57, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sử dụng NGUỒN như thế nào ?[sửa mã nguồn]

Các nhà nghiên cứu, như ông Giáp gì đó (wiki đã trích dẫn), nói rằng sách của Cương mục viết thiên lệch. Thiên lệch là do ông ấy nói, chứ ông ấy cũng chả lấy cái gì mà CHỨNG MINH được.

Vả lại NGUỒN của wiki là nguồn như thế nào, vì có rất nhiều nguồn. Theo tôi nguồn mạnh nhất vẫn là các tác phẩm sử học của các sử quan làm ra, ví dụ như bên Trung Quốc là Sử kí của Tư Mã Thiên, ở Việt Nam là Đại Việt sử kí toàn thư của nhóm ông Ngô Sỹ Liên, hay sách Cuơng mục của các sử quan nhà Nguyễn. Tại sao ? Dù gì họ cũng là người làm sử chuyên nghiệp, được nhà nước tuyển chọn, giao việc, có đầy đủ tư liệu để làm việc, viết ra với tư cách nhân danh nhà nước. Đó là hạng nhất, sau đó mới tới nguồn của 1 số sử gia được công nhận RỘNG RÃI là có UY TÍN.

Thời đại ngày nay, xuất bản sách có lẽ dễ hơn, chỉ cần tiền là in thành sách mà thôi, nên như nhóm Đinh Công Vỹ với sách Nhìn lại lịch sử, thì thấy ghi là KS (hình như là kĩ sư, hay ghi cho có), nghĩa là nghiệp dư, chứ cũng không có UY TÍN gì hết. Rồi rất nhiều sách được in ra tràn lan, chúng ta RẤT KHÓ có thể lấy đó làm NGUỒN SỐ MỘT ĐƯỢC. Họ không thể nghiên cứu được gì thêm cả, họ chỉ căn cứ vào cổ sử để SUY ĐOÁN, chứ không thể làm gì khác, vì SỬ HỌC chứ có phải TOÁN HỌC đâu mà SUY ĐOÁN, trừ những học thuyết như Thuyết của ông Đác Uyn.

Thanhliencusi (thảo luận) 15:46, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Sử quan nhà Nguyễn có thể bôi xấu LQĐ như mấy nhà nghiên cứu nói không ?[sửa mã nguồn]

  • Triều Trịnh Sâm khởi nghĩa liên miên, thời đại loạn lạc, được miêu tả là nhà bác học, mà ông Đôn này chả cứu vãn được gì cả, TRIỀU ĐÌNH thối nát, dan đen điêu tàn, thì không do lỗi của ông ta- 1 vị quan to hay sao ?
  • Việc làm của LQĐ là có hệ thống, không thể mà chép bậy NHIỀU VIỆC như thế được. 1 vài chi tiết thì được, nhưng rất nhiều, viết chi tiết, năm, ngày tháng hết sức rõ ràng. Vả lại mấy ông kia suy đoán chứ chẳng chứng minh được gì, dù bằng LÍ LUẬN thông thường.

Thanhliencusi (thảo luận) 16:27, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Gửi bạn Thanhliencusi[sửa mã nguồn]

Tôi thấy việc họ Trịnh suy yếu là do cha con anh em chúa Trịnh cứ lo ăn chơi và mưu hại lẫn nhau, LQD làm sao cấm được, đừng đổ hết mọi trách nhiệm lên đầu ông như vậy (Cương mục cũng đâu có quy tội cho LQD đâu). Dù sao thì đóng góp của Lê Quý Đôn cũng rất lớn, không thể cứ nhắc đến tội mà bỏ qua công được.

À, nếu trong tay bạn có quyển Lê sử tục biên (Toàn thư giai đoạn 1676 - 1789) thì nên tham khảo từ trong đó, so với Cương mục thì sách này là sách viết lúc đương thời, cũng do nhà nước biên soạn, độ uy tín sẽ lớn hơ. Còn việc người biên soạn dùng nguồn đâu có trái với quy định của wiki, bạn đừng tìm cách công kích như vậy, wiki hoàn toàn ko ép người viết phải tham khảo từ nguồn A, nguồn B nào đó, miễn là có nguồn, thậm chí ko ghi nguồn thì bị gắn biển thôi. Chẳng lẽ ko dùng Cương mục thì bị tru di thập tộc à. Nói vậy thôi nhưng nạn có thể thoải mái viết thêm đâu có ai cấm, chẳng lo bị hồi sửa, nếu ai dám xóa thông tin có nguồn thì cứ kiện lên hội đồng, chẳng phải sợ; tôi thấy cũng chẳng cần vào trang thảo luận nêu cả đống ý kiến bất mãn chi cho mệt, vì sửa đổi hoàn toàn ko gây tranh cãi. Bạn có thể dùng Lê sử tục biên, gia phả nhà Lê và nhà Trịnh, ... Đừng xem những cuốn gia phả là không uy tín, nhiều khi chúng còn uy tín hơn quốc sử viết theo lợi ích của một tập đoàn thống trị nào đó.--TT 1234 (thảo luận) 09:38, ngày 11 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Bạn vẫn không HIỂU tôi đang nói gì. Nguồn có 3 loại.

  • Thứ nhất, là những tác phẩm lịch sử, do sử thần nhà nước viết, như Đại việt sử ký toàn thư, Lam Sơn thực lục,...
  • Thứ 2, cũng do sử thần soạn, nhưng chỉ biên khảo, chép lại mà thôi, như sách Khâm định việt sử (quốc sử quán triều Nguyễn) viết về thời Hậu Lê là tham khảo Đại Việt sử ký, hoặc Việt sử tiêu án, Đại Việt thông sử.
  • Thứ 3 là sách do mấy tay lịch sử thời nay viết, kiểu như sách Nhìn lại lịch sử của Đinh Công Vỹ, rồi sách của Nguyễn Khắc Thuần, họ dựa vào cổ sử, rồi SUY ĐOÁN BỊA ĐẶT LĂNG NHĂNG.

Tôi muốn nguồn thứ 3 không được dẫn, bởi vì sao ? Làm gì mà họ NGHIÊN CỨU được những thứ đã qua, họ nói Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô Sách, là nhà chính trị, chiến lược thiên tài, họ nói Nguyễn Thị Anh giết Vua, họ nói LNT là con hoang...toàn bịa đặt hoang đường cả. Và những tác phẩm của họ đều bị người khác viết sách, viết bài phản đối. Nếu chúng ta viện dẫn, thì việc tranh cãi bao giờ mới dứt ?

Tóm lại, người làm sử thế kỷ 19, 20 trở lại đây đều không ai đủ uy tín, ngay cả Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược, tức 1 bản tóm lược đơn giản chứ không có gì đặc biệt, và dĩ nhiên nhiều sai sót.

Thanhliencusi (thảo luận) 09:49, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Còn bạn nói dùng GIA PHẢ để làm NGUỒN thì tôi cho bạn vẫn không hiểu được BẢN CHẤT của vấn đề.

  • Nói đến GIA PHẢ, tức là 1 ai đó trong dòng họ, ghi chép về lịch sử những người trong dòng họ của mình. Vì vậy, tính RIÊNG TƯ lại càng cao, vì sao ? Vì họ luôn chọn 1 ông tổ nào đó là Quận công, khanh tướng, chứ chả có dòng họ nào ông tổ là nông dân cả. Rồi việc ghi chép không chuyên nghiệp, bị gián đoạn bởi những biến cố lịch sử,...rất nhiều lí do để gia phả KHÔNG BAO GIỜ là nguồn được.

Tính pháp lý của nó không có, ai KIỂM CHỨNG ĐƯỢC, tôi có thể cũng có 1 cuốn gia phả, anh cũng có thể có 1 cuốn gia phả, hoặc hàng trăm hàng nghìn người tự viết gia phả cho mình.

Tôi mong bạn hiểu điều này. Thanhliencusi (thảo luận) 09:55, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Giúp đỡ[sửa mã nguồn]

Tuy đỗ đầu kỳ thi Hương, nhưng thi Hội mấy lần, ông đều không đỗ. Ông ở nhà dạy học và viết sách trong khoảng 10 năm (1743-1752). Sách Đại Việt thông sử (còn gọi là "Lê triều thông sử") được ông làm trong giai đoạn này (Kỷ Tỵ, 1749)[1].

Năm 26 tuổi (Nhâm Thân, 1752), ông lại dự thi Hội, và lần này thì đỗ Hội nguyên. Vào thi Đình, ông đỗ luôn Bảng nhãn. Vì kỳ thi này không lấy đỗ Trạng nguyên, nên kể như cả ba lần thi, ông đều đỗ đầu.

Đoạn trên có mâu thuẫn gì không? Mong người có chuyên môn có tài liệu hiệu đính --Eightcirclestheorem 09:48, ngày 2 tháng 11 năm 2015 (UTC)

  1. ^ Theo Bùi Hạnh Cẩn, tr. 50 và 234.