Thảo luận:Chữ viết tiếng Việt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhận xét[sửa mã nguồn]

Viết bài này là một ý kiến rất hay. Nhưng các người đang cộng tác với nhau để viết bài nên nhớ dùng nhiều reference, nguồn tài liệu, sách tham khảo... vì đây là một bài về lĩnh vực ngôn ngữ -- một lĩnh vực có nhiều tranh cãi.

Tôi nghĩ là các phần như "Tham khảo", "Xem thêm", "Đọc thêm" và "Liên kết ngoài" phải, ít nhất, dài như bài lúc này để độc giả có thể kiểm tra. Nếu các nguồn đó đến từ nhiều nơi và nhiều tiếng thì rất tốt vì không phải là một bài về tiếng Việt thì chỉ cần tài liệu tiếng Việt; hơn nữa, chỉ dùng tài liệu tiếng Việt thì sẽ bỏ mất những cái nhìn của các nhà ngôn ngữ học không phải là người dùng tiếng Việt.

Mekong Bluesman 20:08, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

  • Đồng ý với Mekong Bluesman. Bài này cần nhiều người tham gia đóng góp chỉnh sửa và thêm vào rất nhiều thông tin nữa bài này mới hoàn chỉnh được.Mình cũng đang tìm ở các ngôn ngữ khác viết về Lịch sử tiếng Việt, để có cái nhìn khách quan hơn. Duongdttt

Bài này nên là Lịch sử chữ Việt Nam, giống như chúng ta vẫn gọi là chữ Trung Quốc, chữ Hán, chữ Triều Tiên v.v...Casablanca1911 09:55, ngày 13 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Mình đọc ở 1 số(ko phải 1)tài liệu khác thì 2 chiếc đĩa có chữ khoa đẩu có độ tuổi 8000 năm.

Tieuphu (thảo luận) 09:54, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)Có mấy chỗ cần lưu ý như sau: -Chữ Khoa Đẩu chứ không phải khoa đầu. Vì theo nghĩa Hán cổ, Khoa Đẩu có nghĩa là đầu to mới đúng là chữ viết của dân tộc biểu rắn, long xà, nòng nọc (con nòng nọc có đầu to đuôi nhỏ) -Theo "Lĩnh Nam chích quái lục" nước Việt có tới 7000 năm lịch sử.(Tuy nhiên cần xác thực lại vấn đề này). Theo tôi, điều này không phải là vô căn cứ. Căn cứ vào kết quả khảo cổ lại vách đá Lan Gan (Hoà Bình) người ta đã tìm ra 2 chiếc đĩa cổ có chữ Khoa Đẩu có niên đại trên 6000 năm. lúc đó chủng Hạ Hoa, Ân Thương chưa xuất hiện. -Chính vì 2 chiếc đĩa cổ này mà có giả thiết cho rằng: chữ Khoa Đẩu không chỉ là cơ sở hình thành chữ quốc ngữ mà còn là tiền thân của chữ Hán. -Chính trong từ điển Việt-Bồ Latin, A.Rốt có ghi rằng có một cư dân bản địa đã giúp ông trong vấn đề hoàn thành cuốn từ điển này. Ai có thắc mắc xin thảo luận trong trang cá nhân của tôi. Tôi cũng đang nghiên cứu về vấn đề này. Tieuphu (thảo luận) 09:54, ngày 30 tháng 8 năm 2008 (UTC)tieuphu[trả lời]

Cái chính là cần nguồn nói tới chữ Khoa Đẩu này để đưa vào bài chứ không nói chung chung như thế này được. 113.169.221.139 (thảo luận) 02:37, ngày 6 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi đã loại phần chép nguyên văn ra khỏi bài. Do Hotcat lỗi nên lùi sửa hơi nhiều. ~ Violet (talk) ~ 08:03, ngày 15 tháng 4 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nên chăng đổi tên bài lại thành Lịch sử chữ viết Việt Nam như tên bên bài Tiếng Anh en:History of writing in Vietnam như bạn Casablanca1911 đã đề cập hơn 11 năm trước ? Lý do không phải bởi vì bài tiếng Anh tựa như thế, thì bài tiếng Việt tựa phải tương đương mà theo tôi, bởi vì tựa đề bài này như hiện tại là không chính xác.

Chữ viết tiếng Việt như tên gọi của nó là chữ viết cho tiếng Việt. Mà như ai cũng biết, tiếng Việt chỉ có 2 hệ chữ là chữ Nômchữ Quốc ngữ. Trong khi bài này bao gồm luôn chữ Hán, là thứ chữ dùng để ghi Hán văn (khi xưa là Văn ngôn và hiện tại là Bạch thoại) chứ không hề ghi tiếng Việt.

Đặt tên Lịch sử chữ viết Việt Nam sẽ nâng tầm bao quát của chủ thể bài viết hơn. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:23, ngày 17 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

@Thành viên:Kiendee bạn có ý kiến gì không ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 13:40, ngày 25 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Loại văn tự nào được dùng để ghi chép tiếng Việt thì loại văn tự đó là chữ viết tiếng Việt .Chữ Hán đã được sử dụng để ghi chép tiếng Việt (Chữ Nôm#Những cách tạo chữ Nôm) nên chữ Hán cũng là chữ viết tiếng Việt. Kiendee (thảo luận) 15:43, ngày 27 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Thành viên:Kiendee Chữ Nôm không phải là chữ Hán. Chữ Hán chỉ dùng để ghi Hán văn thôi, chưa bao giờ có thể ghi tiếng Việt. Một văn bản với khoảng 30% chữ Nôm, 70% còn lại là chữ Hán tương đương như tỉ lệ từ Hán Việt có trong tiếng Việt thì đó cũng là văn bản Nôm chứ không gọi là văn bản Hán được. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:59, ngày 27 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Chữ cái La-tinh dùng để ghi tiếng Việt có thể gọi là chữ quốc ngữ, chữ Hán dùng để ghi tiếng Việt có thể gọi là chữ Nôm. Gọi một chữ cái La-tinh là chữ quốc ngữ không làm cho chữ cái La-tinh đó không còn là chữ cái La-tinh nữa, không làm cho người Việt trở thành người tạo ra chữ cái La-tinh đó, chữ cái La-tinh đó vẫn là chữ cái La-tinh nhưng đồng thời nó cũng là chữ quốc ngữ. Gọi một chữ Hán là chữ Nôm không làm cho chữ Hán đó không còn là chữ Hán nữa, không làm cho người Việt trở thành người tạo ra chữ Hán đó, chữ Hán đó vẫn là chữ Hán nhưng đồng thời nó cũng là chữ Nôm.
Người ta hoàn toàn có thể dùng chữ Hán để ghi lại tất cả các từ ngữ trong tiếng Việt nếu muốn, bất kể là chúng có phải là từ Hán Việt hay không. Với những từ không phải là từ Hán Việt người ta có thể ghi bằng chữ Hán đồng âm khác nghĩa hoặc chữ Hán cận âm, chữ Hán khác âm nhưng đồng nghĩa hoặc cận nghĩa. Những cách ghi này đều đã được sử dụng trong chữ Nôm. Kiendee (thảo luận) 03:20, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Thành viên:Kiendee Có lẽ bạn mãi mê giải thích mà không hiểu ý tôi rồi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:19, ngày 3 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Có lẽ bạn chưa hiểu ý tôi thì đúng hơn. Chữ Hán cũng là chữ viết tiếng Việt, chữ Hán có thể dùng để ghi tiếng Việt, không chỉ ghi một phần mà có thể ghi lại tất cả từ ngữ tiếng Việt (xem những cách dùng chữ Hán tôi đã nêu ở trên). Kiendee (thảo luận) 15:16, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
@Thành viên:Kiendee Nếu xem chữ Hán dùng để ghi tiếng Việt cũng là chữ Nôm, tức dùng để ghi tiếng Hán Việt (một bộ phận của tiếng Việt) thì phần mô tả chữ Hán này cũng cần phải nằm trong mục chữ Nôm. Khi đó, theo tôi mục chữ Nôm gồm 2 phần: phần (1) là chữ Hán, phần (2) là chữ do người Việt tạo ra dựa trên chữ Hán. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 15:26, ngày 4 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
♦ Chẳng những "Chữ Hán có thể ghi lại tất cả từ ngữ tiếng Việt", mà còn ghi được cả của tiếng Anh Nga Pháp Thổ... nữa. Nhưng nếu yêu cầu ghi lại từ "nước ối" trong tiếng Việt, thì người Hán ghi khác và từ buộc phải ghi đó không có trong vốn từ phổ thông tiếng Hoa, còn người Việt ghi khác và nó ở trong vốn chữ Nôm Việt. LuongLBc (thảo luận) 16:38, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chữ Hán có mặt ở VN sớm thế a?[sửa mã nguồn]

Đoạn nói "rằng chữ Hán đã hiện diện ở Việt Nam ít nhất là từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên" là ý kiến của một ai đó dựa theo một vài thứ hiện ra "kim văn" gì đó, về logic không đủ tin cậy để khẳng định, mà phải có chữ "giả thuyết" vào đó. Logic cũng cho thấy nếu người Việt cổ có chữ thì ắt phải hiện trên trống đồng Đông Sơn và khảo cổ VN phải giải nghĩa cho được chuyện đó. Vả lại vào "đầu thiên niên kỷ 1 TCN" thì chữ Hán cũng chưa chính thức có, đất Hoa Hạ còn xa tít tắp, sao đã lan tỏa đến VN được. Vì thế bỏ đi chữ "giả thuyết" là điều không chấp nhận được. LuongLBc (thảo luận) 15:47, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Chữ viết tiếng Việt[sửa mã nguồn]

Yêu cầu bạn vào nguồn BBC tôi đã dẫn, và đọc cho kỹ đoạn: "Ðến khi chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX". Tôi thêm vào thì có gì sai?-- Trình Thế Vânthảo luận 06:58, ngày 5 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn Trình Thế Vân, tôi đã "căng con mắt ra mà đọc nguồn", và sau khi đọc xong tôi mới lùa sửa. Xem thử BBC đã viết gì nhé:
  • Trong nội dung bài: ...chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX... và sau đó có phần chú thích số 3:
  • Sắc luật đưa chữ quốc ngữ vào các kỳ thi do toàn quyền Paul Doumer ký từ năm 1898; nhưng được áp dụng dứt khoát vào năm 1909. Năm 1917, một chỉ dụ của triều đình bãi bỏ lối giáo dục truyền thống và thay bằng một nền giáo dục dựa vào chữ quốc ngữ và Pháp ngữ. Xem Nguyễn Thị Chân Quỳnh, "Concours de mandarins", trong "La Jaune et la Rouge" (Paris, Ecole Polytechnique), số 525, 5.1997 (tr.31- 37), tr.36-37.
Đọc bài này tôi hiểu như sau: Năm 1898, toàn quyền Paul Doumer ra sắc luật đưa chữ Quốc ngữ vào các kỳ thi, chính sách này được áp dụng mạnh vào năm 1989, tới năm 1917, triều đình Huế ra chỉ dụ bãi bỏ giáo dục nho học mà chuyển qua giáo dục bằng chữ Quốc ngữ và Pháp văn. Với những cứ liệu trên, tác giả bài báo trên BBC cho rằng "chữ Quốc ngữ đã được sử dụng chính thức tại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX".
Đây là một sự diễn giải lệch lạc. Tất cả các cứ liệu dẫn giải vào bài chỉ liên quan tới thi cử, nhưng tác giả bài viết trên BBC lại diễn nó lên tới bao quát lên mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX.
Trong bài chữ Quốc Ngữ, bạn Thành viên:Kiendee là người đã thêm phần Vị thế pháp lý của chữ quốc ngữ, trong đó có diễn giải: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, chương I điều 5 mục 3 ghi là "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt", khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ và để trống "chữ viết". Và chính sự thận trọng này, giúp độc giả hiểu thêm rằng, tuy là thứ chữ duy nhất mà người Việt sử dụng để ghi tiếng Việt, nhưng tại Việt Nam (năm 2017), vẫn chưa có quy định nào nói rằng chữ Quốc ngữ là chữ viết chính thức của Việt Nam và/hoặc tiếng Việt. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 02:13, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Phần Vị thế pháp lý của chữ quốc ngữ được tôi chuyển từ bài này sang, không phải do tôi viết. Kiendee (thảo luận) 04:53, ngày 10 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy không có vấn đề gì về mặt diễn giải ngữ nghĩa trong câu "Ðến khi chữ quốc ngữ đã bắt đầu được sử dụng chính thức tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX". Đừng quá nhạy cảm về việc dùng chữ "chính thức". Một quốc gia, hay một tổ chức có thể có hơn một cái gì đó gọi là "chính thức". VD: Việt Nam hiện có khoảng 13 tôn giáo chính thức, nhưng không hề có tôn giáo quốc gia ("quốc giáo"). Đúng không? Chữ "chính thức" ở đây không bao hàm ngữ nghĩa là "độc tôn", là loại trừ những chữ viết kia (rõ ràng, chữ quốc ngữ không phải là chữ viết của quốc gia, "quốc tự"). Hãy hiểu đơn giản rằng tác giả câu đó đã cho biết thời điểm nào nó đã được bắt đầu sử dụng một cách phổ biến (tức là ban đầu nó chỉ là chữ viết nội bộ của tôn giáo, của một nhóm người..., thì kể từ thời điểm đó, nó "chính thức" đưa vào trong dân chúng sử dụng). Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) không phải là tài sản của bất kỳ quốc gia nào, mà là tài sản chung của những ai biết cách sử dụng chúng. Chính vì vậy Hiến pháp Việt Nam, cũng như nhiều nước khác, tuyên bố thận trọng về ngôn ngữ là điều dễ hiễu.-- Trình Thế Vânthảo luận 03:01, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi hiểu từ "chính thức" theo kiểu hiểu từ "official" trong tiếng Anh. "Ngôn ngữ chính thức" bằng nghĩa với "official language", chữ viết chính thức bằng nghĩa với "official writing system". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:17, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

"Chính" ở đây không phải là độc tôn, là duy nhất để loại trừ những cái khác (đã nói); mà nó thể hiện vị thế được công nhận, nôm na là không phải hàng giả, hàng nhái... Tôi nói vậy hi vọng bạn hiểu.-- Trình Thế Vânthảo luận 03:26, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn có thể dùng nhiều cách để diễn đạt, nếu hợp lý thì tôi đồng ý, nhưng vì ngôn ngữ chính thức là một thuật từ khoa học, nên đề cập tới nó phải có sự dè dặt nhất định. Mời bạn vào trang này bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh để xem thêm về các điều kiện cần có để một ngôn ngữ được công nhận là ngôn ngữ chính thức. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 03:48, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn còn lăn tăn điều gì khi nói về chữ "chính thức" dành cho chữ quốc ngữ? Bạn e rằng nếu là "chính thức" thì mấy cái kia bị "ra rìa" à? Tôi nói lần cuối cùng điểm này rằng: "chính thức" không phải là "độc tôn". Bài viết về Ngôn ngữ chính thức cũng không hề khẳng định "Ngôn ngữ chính thức" là ngôn ngữ độc tôn. Sau cùng, một khi bạn đã nói "ngôn ngữ chính thức là một thuật từ khoa học" thì tôi nghĩ không cần bàn luận nữa nhé. Và tôi tuyên bố tôi cũng không cần thiết bạn phải đồng ý với tôi. Tôi đưa thông tin vào, và cảm thấy không có gì sai và trái với quy định của WP. Bạn cũng được bảo lưu quyền của bạn tại WP. Nếu không, chúng ta đành để cho vấn đề này lâm vào tình trạng bút chiến. Vậy nhé.-- Trình Thế Vânthảo luận 03:59, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi chưa bao giờ suy nghĩ rằng "chính thức" nghĩa là độc tôn cả. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 04:14, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi viết Vị thế pháp lý của chữ quốc ngữ và đặt ở bài viết này, phiên bản 30/11/2016, còn Thành viên:Kiendee cắt chuyển sang bài Chữ Quốc ngữ ngày 8/4/2017. Tôi cũng đưa thêm những điểm liên quan đến chính thức hóa chữ quốc ngữ do người Pháp và các nhà tân học VN cổ vũ vào bài này. Điều hiện ra từ đó là chữ quốc ngữ được coi là chính thức de facto cỡ cuối Tk.19 đầu Tk.20. Tuy nhiên bài của BBC là bài báo nói lại về chuyện ở VN, nên hiệu lực tính xác thực thấp hơn các khảo cứu khoa học đã kiểm chứng hay các văn bản pháp lý của chính quyền Pháp, tức là bài BBC dùng làm tham khảo cũng được mà... bỏ cũng được. Còn vị thế pháp lý thì, thật ra người Việt bị coi là có tư duy pháp lý thấp, nên hay để nhiều chuyện thế nào cũng được. Cứ theo mạch "Hiến pháp: ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt" → Bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ... → thì những tên đất như Jơ Ngây, Za Hung, Ea Wy cứ được viết bừa bằng những chữ phi Việt. Có thể vì sự phức tạp như vầy trong việc xác định bộ chữ mà Hiến pháp chưa thể khẳng định bộ chữ chính thức, mà để mặc cho chính thức de facto. LuongLBc (thảo luận) 05:41, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn LuongLBc đã góp tiếng. Và theo như những gì tôi biết, thì de facto nghĩa là "trên thực tế và phi chính thức". Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 06:07, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy mình không đủ khả năng để đánh giá về tính xác thực của BBC hoặc đặc tính tư duy pháp lý thấp của người Việt. Mà sao cứ phải bàn luận về chữ "chính thức" hay "không chính thức"? Tôi đã nêu quan điểm này ở trên, rằng khi nói: "chính thức sử dụng" thì nó mang nghĩa là một trạng thái - có thể hiểu là sử dụng rộng rãi, chứ không phải là một một sự công nhận về mặt pháp lý. Chẳng hạn, tiếng Việt hiện đại rất dễ bắt gặp kiểu viết "chiếc cầu A chính thức đưa vào sử dụng", "nhà ga B chính thức đưa vào sử dụng", "sân bay C chính thức đưa vào sử dụng"... Vì thế, khi nói "chữ quốc ngữ chính thức được sử dụng từ thế kỷ 20" cũng chẳng có gì thể hiện đó là một kiểu công nhận vị thế pháp lý cho nó, cho nên cũng không đáng để tranh luận, xoáy sâu vào vấn đề "chính thức" này.-- Trình Thế Vânthảo luận 13:47, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Trong tiếng Việt, khi nói "chiếc cầu A được chính thức đưa vào sử dụng", nghĩa là chiếc cầu đó làm xong lễ hợp long, làm xong lễ khánh thành, làm xong nhiều thủ tục khác, rồi mới được chính thức đưa vào sử dụng. Đương nhiên trước đó, người ta muốn qua lại cây cầu thì cũng ok thôi, tùy lúc đó bảo vệ có muốn cho qua hay không. Nhưng khi đó, chiếc cầu vẫn chưa được "chính thức" đưa vào sử dụng. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 16:22, ngày 6 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]


Về mục "Đề xuất “dạy chữ Hán” trong trường phổ thông"[sửa mã nguồn]

Thành viên:Judspug đã lộn chuồng thảo luận này vào trang thảo luận của tôi. Tôi chuyển nó sang đây. BacLuong (thảo luận) 07:49, ngày 16 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ trừ phi bạn có thể viết lại toàn bộ mục này, làm cho nội dung của cái mục này rõ ràng hơn còn không thì nên xoá đi. Nếu duy trì tất cả mọi thứ bạn đã viết trong mục đó và không chinh sửa, thêm bất cứ thứ gì khác vào trong đó thì tôi không thấy có bài nào trên Wiki tiếng Việt thực sự thích hợp cho cái mục đó chỉ với nội dung do bạn tạo ra. Nội dung của cái mục đó mơ hồ, không rõ ràng.

Từ những gì bạn viết khi tạo ra cái mục đó tôi thấy bạn thiếu kiến thức nền về chữ Hán và tiếng Hán. Bạn bị nhầm lẫn giữa văn tự với ngôn ngữ, không nhận ra từ chữ Hán có nhiều hơn một nghĩa, nó có thể được dùng chỉ tiếng Hán, từ Hán Việt. Bạn không biết về sự tồn tại, sự khác nhau giữa các dạng ngôn ngữ viết xưa nay của tiếng Hán, giữa tiếng Hán hiện đại và tiếng Hán cổ đại. Văn tự dùng để ghi chép ngôn ngữ. Có nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng Hán cũng dùng chữ Hán làm văn tự của mình. Vì thiếu kiến thức nền về thứ mình đang viết về nó nên cái mục do bạn tạo ra có nội dung mơ hồ, không rõ ràng, từ chữ Hán không được dùng để chỉ duy nhất chữ Hán, những thứ khác nhau được trình bày như một thứ duy nhất. Bạn không nhận thức được và do đó cũng không thể chỉ ra được cho người đọc "dạy chữ Hán" chính xác là dạy cái gì. Bản thân văn tự không phải là từ ngữ hay ngôn ngữ, chữ Hán không phải là ngoại lệ, chữ Hán cũng không phải là từ ngữ hay ngôn ngữ gì cả, nó là ký hiệu do con người quy ước để ghi lại từ ngữ, ngôn ngữ. Chữ Hán không phải là tiếng Hán hay tiếng Việt, cũng chẳng phải là từ ngữ trong tiếng Hán hay tiếng Việt.

Tôi góp ý cho bạn là như thế, ban có tiếp nhận hay không thì tuỳ bạn, tôi không tham gia sửa lại những gì bạn viết trong cái muc đó nữa vì tôi thấy nó đáng phải xoá đi, viết lại toàn bộ mà tôi thì bây giờ thì lại không quan tâm đến vấn đề "dạy chữ Hán" đủ đến mức có thể đi tra cứu, tìm tòi tài liệu để viết một mục mới trong một bài hay một bài viết mới về nó.

Cuối cùng, tôi có chút thắc mắc về thuật ngữ. Bạn có thể cho tôi biết nguồn đáng tin nào có định nghĩa về cái gọi là "trường phổ thông" không. Trường phổ thông trung học thì tôi biết chứ "trường phổ thông" thì tôi không. Trường mầm non có thuộc "trường phổ thông" hay không? (Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục mầm non). Rồi còn các loại trường học khác nữa (tiểu học, trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp nghề, vân vân). Judspug (thảo luận) 10:40, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

@Judspug: Đoạn đó tóm tắt đề xuất của các nhà Hán Nôm học, trong đó quan trọng nhất là ý kiến "Thiếu chữ Hán làm nước ta nghèo nàn, lạc hậu". Vậy thôi, nhé. BacLuong (thảo luận) 14:36, ngày 9 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@BacLuong: Tôi gửi ý kiến đó cho bạn không phải là để đề nghị bạn giúp sửa đổi lại tổng thể bài viết này mà là để nghị bạn sửa lại cái mục về "dạy chữ Hán" do bạn viết hoặc nếu không thể sửa nổi được nội dung cho nó rõ ràng ra thì xoá nó đi, do đó tôi mới đặt nó trang thảo luận của bạn. Cái mục của bạn nó trình bày nhập nhằng, mơ hồ, lẫn lộn giữa văn tự, từ ngữ, ngôn ngữ, giữa các loại tiếng Hán, chẳng tập trung nói về dạy chữ hay dạy từ hay hay dạy tiếng. Bạn không có kiến thức hữu quan về ngôn ngữ học phổ thông, về văn tự học, về chữ Hán và tiếng Hán thì tốt hơn hết là bạn đừng nên viết gì về "dạy chữ Hán". Cái bạn viết ra trong tình trạng bản thân thiếu kiến thức hữu quan, thiếu nguồn thích hợp có thể khiến cho những đọc giả cũng bị thiếu hụt kiến thức hữu quan khi đọc nó bị nhầm lẫn, ngộ nhận, hiểu sai về vấn đề "dạy chữ Hán". Judspug (thảo luận) 10:07, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cái mục "dạy chữ Hán" của bạn nó không giúp những người đọc thiếu hiểu biết về ngôn ngữ nhận ra được "dạy chữ Hán" thực chất là dạy cái gì. Nó không giúp họ thoát khỏi tình trạng bị nhầm lẫn giữa văn tự, từ ngữ, ngôn ngữ với nhau, giữa chữ Hán với tiếng Hán (chính người viết ra cái mục đó cũng bị nhầm lẫn), nó giúp củng cố, duy trì sự nhầm lẫn đó. Nó không giúp họ nhận ra được có những thứ khác nhau bị gọi bằng cùng một cái tên "chữ Hán". Judspug (thảo luận) 10:39, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xoá phần chữ Khoa Đẩu[sửa mã nguồn]

Chữ Khoa Đẩu hay Hoả Tự không phải của người Việt mà là của người Thái, người Việt không có chữ Viết riêng của mình. Chữ chữ Nôm mới là chữ viết của Việt Nam nhưng cũng xuất phát từ chữ Hán. – 42.115.41.83 (thảo luận) 15:00, ngày 30 tháng 7 năm 2022 (UTC)[trả lời]