Thảo luận:Lỗ đen

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thiếu tên đề mục[sửa mã nguồn]

Bài viết này thật xuất sắc chứng tỏ người viết đã có mức độ dùng từ Vật lý thiên văn đã chín mùi.

Làng Đậu

Đồng ý. Tôi đã đề cử bài này vào Wikipedia:Bài viết chọn lọc, sẽ được chọn trong một hai tuần nữa để nó có thời gian được ổn định. Dung Nguyen 02:46, 16 tháng 6 2005 (UTC)

Trích dẫn: "Hố đen, hay còn gọi là lỗ đen, là một vật thể có mật độ khối lượng rất lớn, lớn đến nỗi lực hấp dẫn của nó làm cho mọi vật thể không thể nào thoát ra được từ nó, trừ việc xuyên qua đường hầm lượng tử". Cho hỏi khái niệm đường hầm lượng tử là như thế nào? Khả năng tồn tại? Newone 11:36, ngày 24 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đọc bài vừa viết về .193.52.24.125 08:50, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tại trang Những câu thường hỏi về Hố đen có bài viết thêm về Hố đen mà theo tôi nên dời bài đó vào mục thảo luận này. Mọi người có thể cho ý kiến được không?

Newone 06:26, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bài đó sẽ bị xóa vì vi phạm bản quyền. Tôi đã cho cái link đến Berkeley vào trong bài này rồi. Mekong Bluesman 08:17, ngày 18 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Câu hỏi nhỏ về vật chất rơi vào hố đen[sửa mã nguồn]

Vật chất sau khi rơi vào hố đen sẽ không có khả năng quay trở ra, và chỉ có thể liên hệ với thế giới bên ngoài qua tương tác hấp dẫn? Vậy, nếu cứ đổ liên tục, không ngừng vật chất vào một hố đen thì sẽ đưa tới kết quả như thế nào? Có khả năng hố đen sẽ vỡ ra giống như vụ nổ big bang hay không? Hay sẽ thoát ra qua hố trắng? Kiểm chứng hố trắng như thế nào?Newone 11:11, ngày 8 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sự suy sụp của vật chất vào hố đen có làm thay đổi định luật bảo toàn vật chất, định luật bảo toàn khối lượng theo nghĩa tương đối rộng nhất không?

Newone 06:06, ngày 21 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Làm sao để kiểm tra được thông tin trên trang http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&news_id=3111, và đó có phải là đường thoát ra (đường hầm lượng tử) của hố đen không? Newone 04:36, ngày 22 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vật chất xung quanh một hố đen chỉ có giới hạn. Một trong những trường hợp lôi kéo vật chất từ không gian xung quanh vào lỗ đen điển hình là hệ thống sao đôi, trong đó một ngôi sao là lỗ đen hút dần vật chất sao từ ngôi sao đồng hành. Sau khi hút hết vật chất của sao đồng hành, bán kính chân trời sự kiện của hố đen tăng lên ứng với khối lượng mới của nó. Các sao và các hệ sao nằm rất xa nhau nên sau khi hút hết vật chất xung quanh, lỗ đen hầu như không có biểu hiện gì cho sự tồn tại của nó. Xét trên cấu trúc lớn của vũ trụ, do vũ trụ giãn nở nên khả năng tương tác giữa các lỗ đen rất nhỏ và ngày càng nhỏ (ở các cấu trúc lớn, ta nói đến các lỗ đen trong các nhân thiên hà). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:45, ngày 10 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hố đen này có thể được xếp vào Thể loại:Vật chất tối không nhỉ? Newone 04:34, ngày 4 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cập nhật[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ cập nhật một số thông tin, mong mọi người để mắt. Nếu tôi nhỡ sai thì mọi người ra tay ngay nhé :-). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:58, ngày 6 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nên dịch thuật ngữ "accretion disk" thế nào ?[sửa mã nguồn]

Tôi thấy trong bài viết Hố đen có sử dụng thuật ngữ "đĩa gia tốc". Nếu tôi không nhầm thì tác giả của bài viết này đã dịch "accretion disk" thành "đĩa gia tốc". Theo tôi, tác giả dịch như vậy là chưa chính xác và chưa sát với nghĩa thuật ngữ tiếng Anh. Bởi vì khi nói đến "accretion disk", người ta nói đến một đĩa vật chất được tạo nên xung quanh một ngôi sao rất nặng (như hố đen chẳng hạn) do ngôi sao này "ăn" vật chất xung quanh nó, và do đó ngôi sao ngày càng được "bồi thêm" vật chất. Đề nghị các bạn xem xét lại và tìm một thuật ngữ thích hợp hơn.Universe00 14:22, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý với nhận xét của Universe00, mời bạn tham gia sửa bài. Đúng là "accretion disk" trong bài được dịch thành "đĩa gia tốc", tôi nghĩ có thể dùng thuật ngữ "đĩa bồi đắp". Tôi sẽ cố gắng viết vài dòng về vấn đề bồi đắp (thiên văn học). Xin giới thiệu với bạn một số thành viên có nhiều kinh nghiệm về dịch thuật Anh-Việt quanh đề tài thiên văn học như Nguyễn Việt Long, Nguyễn Kim Kha, Nguyễn Trường Thịnh. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 15:25, ngày 2 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bản quyền[sửa mã nguồn]

Phần Lịch sử trong bài rất giống với bài trên Thư viện vật lý của Huyền Trang. 118.71.147.64 (thảo luận) 00:26, ngày 11 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kích thước của hố đen[sửa mã nguồn]

Tôi nghe nói là kích thước của hố đen có giới hạn trên, nghĩa là không thể tồn tại hố đen có kích thước vượt quá giới hạn đó được. Làm ơn giải thích giùm hộ tôi được không? 203.160.1.71 (thảo luận) 06:01, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn xem được thông tin ở đâu? Newone 10:40, ngày 30 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]