Thảo luận:Mãn Giác

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phần lịch sử của bài này chép lại nguyên văn từ phần cuối của trang Web[1]. Một số thì copy từ ... Do vậy mà tôi đành phải treo cái bảng nổi tiếng này. Xin hãy viết lại một ít, đừng chép nguyên văn như vậy (trừ khi trích dẫn). Nội dung của bài vẫn có trong phần lịch sử của mục từ. Phan Ba 11:35, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cho bản ngắn của tôi vào để các bạn giúp bổ sung; Bài cũ có lời bình sai giáo lí nhà Phật (Bản ngã!). --Baodo 11:53, ngày 05 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Logic: có nên bàn tý chăng[sửa mã nguồn]

Đại sư Mãn Giác (滿覺), 1052-1096, là một Thiền sư Việt Nam...

Sư họ Nguyễn (Baodo xem thử đã là sư thì còn có họ không và cho một câu làm mẫu), thân phụ là Hoài Tố làm chức Trung thơ Viên ngoại lang.

Lúc Lý Nhân Tông (chính xác: vì chưa làm vua nên gọi LNT cũng được) còn làm Thái tử, Sư (chưa phải là sư) được tuyển vào cung tham gia học hành cùng với vua. Về sau, khi lên ngôi, Lý Nhân Tông (sai: phải gọi là vua LNT) ban cho Sư (chưa phải là sư) hiệu Hoài Tín.

Sau, Sư dâng biểu xin xuất gia (đã là sư còn xuất gia?!), học với Thiền sư Quảng Trí...

Kể cả các bài Cảm Thành, Đa Bảo...cũng thế, Baodo ráng sửa chuẩn một bài, nếu không sau này anh tự đi mà sửa một mình. (không phải chẻ tóc mà là thảo luận) 陳庭協 09:17, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ông TTNN kia, cách thuật lại theo kiểu hồi cố có chút tôn kính là như vậy, sao Ông lại cự (dùng chữ Ông ở đây có đúng, đủ tuổi chưa, xin phép hỏi:P)? Vì nếu luận lẽ như TTNH thì chữ "ông" trong câu "Ông sinh ra trong một gia đình thế phiệt..." đâu được, vì mới sinh ra là hài nhi oe oe mà... (ok, thú thật là ví dụ này "hơi đểu" ;)) nhưng ngoài cách này ra sao dùng? Nếu nói ông từ đầu đến cuối bài tôi không thích vì các vị là những người tu hành, đắc đạo (nhà Phật nói là Thiên nhân sư, "Thầy của loài người và chư thiên), và dùng chữ "Ngài" cũng không, vì quá nặng nề và có vẻ tôn xưng quá đáng. Ví như bài Thích Quảng Đức, như tôi sẽ dùng đại từ là Hoà thượng hoặc Sư (viết lớn, dành "sư" cho những nhân vật khác trong bài viết...). Các bài viết về Thiền sư hoặc các Cao tăng đều dùng như vậy. TTNH dùng gì xin cho ý kiến... ngoài chữ "ông" ra? --Baodo 13:42, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Biết thế, biết thế, chỉ hỏi thêm ý kiến anh thôi đâu dám sửa tý tẹo nào đâu. Nhưng quả thực mấy vị cao tăng (như Baodo), gọi ông nghe không lọt lỗ tai chút nào, nhưng cũng không thể gọi sao cũng được. Gọi thế nào vừa hợp lý-tình, để người đọc có cảm tình với wiki, suy ra cảm tình với người viết thì mới chuyện đáng bàn. Cứ xem mấy bài viết về các vị lãnh tụ, bển đó cũng đã bàn (và tạm thống nhất) một kiểu gọi (dường như là ông, chứ không phải có câu đại loại lúc nhỏ, chủ tịch TĐH là người...); tôi thử đề nghị (may có từ anh viết trên), gọi là (nhỏ)-trong giai đoạn đầu- đến khi lên chức gọi là (lớn), một số đoạn cho phép dùng thẳng tên tục thí dụ:Mãn Giác dâng biểu xin xuất gia nghe nó ngon lành hơn Sư (hay sư Mãn Giác) dâng biểu xin xuất gia. Tất nhiên, không nên lấy một câu để kết luận cho một bài, nhưng đây là một suy nghĩ nho nhỏ, mong Thiền sư Baođo chỉ giáo (gọi trước cho khoẻ, đằng nào con cháu tôi sau nãy cũng có thể gọi anh là vậy).
Tranh thủ đất: Trong bài Thích Quảng Đức, Làng Đậu đã phán là HTTQĐ đã khai sơn 31 ngôi chùa, tôi dùng rựa để chẻ một sợi tóc rụng của LĐ thấy rằng: có thể có một chùa nào đó (Ninh Thuận chẳng hạn), không thuộc núi thì lấy gì gọi là khai sơn, mong Thiền sư chỉ giáo giúp luôn.
Ý tại, ngôn ngoại.(không phải chẻ tóc mà là thảo luận). 陳庭協 14:35, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Khà khà, còn kêu tôi như trên là tôi đến tận nhà la làng cái chức của ông đó, cẩn thận! Nhân hai người cãi quá, đứng giữa hai huynh đệ, quyết không thiên vị vì một là cái "clone" của mình :D (nguyên văn LĐ), một là... mắc nợ ;), nên tôi đã ghi bài Khai sơn, xin huynh đệ đọc qua để bớt giận... sau đó bàn tiếp.--Baodo 19:23, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Bệnh mất trật tự của ông thiệt khó chữa, bài nào để yên chổ đó để lung tung ai mà xếp lại cho nổi. thôi tui chỉ cho sửa nè: Trường học thì viết là "khai trường", chùa thì viết là "khai chùa" chịu chưa chưa chịu thì sửa thành khai ... gì chả được nhưng tui báo ông hay ngày nay không ai còn dùng chữ khai ... ngoại trừ "khai trương" nếu muốn dùng chừ cho hiện đại thì phải dùng chữ "khánh thành". Tội nghiệp quá, cứ trôi lăn mãi không dứt ra đựoc.
Ông xài xể người ta hơn ai hết thảy, sau gặp quở lại chớ có trách là quả báo nhãn tiền nhé! Không chừng tôi nghe lời Anh, lấy biệt danh "Tứ Ngu" hay "Đại Ngu", vì nghe cũng hay hay! --Baodo 19:23, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Oan wá con hông hề xài xể .. chỉ tại trang con mới mở thì ông Tửu Đầu Hoàng-đế (TĐH) chui vào ăn uống cho no say rồi "ghen" bậy sau đó bị con phán cho câu "ai ói nấy dọn". Ổng nổi sân hận cứ đem chữ "Khai Sơn" ra bêu rếu khắp thiên hạ con chỉ khều cho ông ấy đọc tài liệu tham khảo để hiểu thêm. Thôi chuyện này bỏ quên đi (ai nhớ nấy khổ) đây là chuyện con bàn ra nè: "Tứ Ngu" hay "Đại Ngu" không phải là đồ bỏ vì nếu là đồ bỏ tại sao Hồ Quí Ly đặt tên nước là Đại Ngu ? Thầy tính dùng chữ Hán sao cũng được vì nghĩa của chữ Ngu tùy theo cách ký tên đó! Khà khà chắc chắn thầy còn nhớ tên con.

Bàn về Cáo tật thị chúng[sửa mã nguồn]

Vô bố úy là chỗ nào khi đáo, khứ, đầu, đuôi cứ thuận theo lẽ nhân tình mà đuôi đầu, khứ, đáo? Cái phúc trung lưu khai, lạc của mai hoa (đào hoa, xuân hoa...) là cái nhãn tiền tự nhiên nhi nhiên hẳn người cũng không phải chờ ta mới thấy.
Nhưng bảo rằng:
Xuân khứ bách hoa lạc /Xuân đáo bách hoa khai

Mấy câu này lãng nhách, có thể trích từ tài liệu nào đó làm người đọc bị ngỡ ngàng đề nghị tác giả "diễn nghĩa" cho có đầu đuôi LĐ
"Lãng nhách" là do người (đệ nhất... hoặc đệ nhị!), không có trích nên bác đừng đổ oan cho tài liệu. Gr đâu có muốn hay không muốn hại (mắt) người, thêm một tội là thêm một tầng bác ơi! Gr

Anh LĐ bắt tay sửa đi, thử tài... Ông quở tui nhiều mà tui ráng ngậm đắng cay ấy nhé, nào là "chấp này.. chấp nọ!". Biết vì lí do đặc biệt nào mà tôi nói như thế CHỈ với Nguyễn Hữu Dụng không? Ông đoán mò nhiều quá!
Anh xem thêm Luận về Cáo tật thị chúng để biết tình hình bài thêm --Baodo 13:42, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ha ha cái này ngông ngữ "las Vegas" gọi là bán cái nhưng tiếc quá thầy ơi con không có đặt tiền làm sao thầy bán ... kiến mấy người clone của thầy mà bán thì hợp hơn! Con thấy "ngứa" mắt thì cho ý kiến thôi không sửa để đó, sau này đọc chả ai hiểu thì người ta biết ai viết chứ tui đâu dể gì lãnh "đệ nhị ngu" thì đệ nhất ngu dành cho ai đây. (Như vậy tui tặng thêm cho anh đề tài ngoài tứ khoái, tứ đổ tường, còn có tứ ngu nữa nhé):
Ở đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu

Có người nổi giận là G thấy công thành rồi,) đệ nhất ngu, sư tử, và chắc còn nhiều (tiệc) cúng cơm khác cho G nhận hết đi. Quá sung sướng. Bác LĐ muốn cứ ngứa con mắt bên phải thì để vậy, thấy chúng sanh chìm nổi mà không cứu mai mốt sao lên được Atula?

Nhắn thêm ông H: sư (nhỏ), Sư (to) sao thấy rắc rối quá vậy? Một người đọc bình thường chỉ có thể thấy không nhất quán về chính tả thôi, ông có nghĩ vậy không? G.G 01:29, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ngứa mắt là do G.G tưởng ra chớ LĐ chỉ ngứa khi cần! bi chừ hết ngứa có G.G. có muốn cũng không xong : - (

G.G nói rắc rối chứ tôi không nói đấy nhé... và sư lớn, sư nhỏ đâu đã xuất hiện chỗ nào đâu.陳庭協 02:24, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Sư trục nhãn tiền quá[sửa mã nguồn]

Hiểu như thế nào câu "Sư trục nhãn tiền quá" của Thiền sư Mãn Giác ?

Chữ "quá" ở đây theo thiển ý không phải là qua như "qua cầu", mà là "quá". Quá như qúa mức, quá quắc, quá khích, quá cố. Sự trục nhãn tiền quá, tức là đi quá tầm mắt, nhìn không ra.

1/ Nếu hiểu như vậy thì nghĩa thực của câu này không phải là "việc đời cứ khơi khơi đi lại trước mắt" như bao nhiêu học giả đã dịch thuật như vậy, theo Ngô Tất Tố là người khởi xướng đầu tiên ý này.

Nếu quả đúng như vậy thì "Sư trục nhãn tiền quá" của Thiền sư Mãn Giác sẽ nên hiểu là "sự trục rõ ràng là đã .... quá tầm mắt (nhãn tiền quá) cua tui ! - Thế còn "sự trục" là cái chi chi ? - Xin thưa chính là cái điều mà không ai biết, mà người biết thì chẳng chịu nói ra! "Thiên cơ bất khả lậu" í mà! - Thiên cơ chăng ? - Chính thế. "Sự trục nhãn tiền quá" có lẽ nên hiểu rằng "Chuyện trước mắt ? Thiên cơ ? tất cả đều quá tầm mắt của cao tăng Mãn Giác này !"

2/ Sư trục nhãn tiền quá đã đổi hướng, kéo theo câu kế - "Lão tòng đầu thương lai" - đi nơi khác. Tức là "Lão tòng đầu thương lai" Không còn là lời than vãn "nay tôi đã già đầu rồi" (vô duyên!). Là vì LÃO ở đây không phải là cái già của Man Giác thiền sư (luc đó mới 45 tuổi) mà chính là Lão ông, tức là chính thị Lão Tử vậy.

3/ Như thế thi hai câu sau đây:

"Sư trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai"

Thiết tưởng nên hiểu rằng:

Không hiểu gì về chuyện trước mắt,
Không biết gì về thiên cơ hyền bí,
Tôi đã theo gót ngài Lão Tử ("Lão tòng") trở về thượng nguồn ("đầu thượng lai") để tìm hiểu căn nguyên sự tình như thế nào!

4/ Và Thiên Sư Mãn Giác lại trở về với "phúc âm" sau đây đem lại cho nhân gian đang chờ đợi trước khi người lìa bỏ trần gian.

Hỡi tha nhân, xin đừng tuyệt vọng.
Xin đừng tưởng hoa đã tàn, xuân đã tận vĩnh viễn trên trái đất khồ ải này.
Hãy nhìn xem ngay đây :
Hôm qua, sân trước, kia rực rỡ một cành mai!'

5/ Tóm lại, tôi xin dịch ý nguyên bài như sau:

Bịnh nặng, gửi lại chúng sinh
(Ngày hôm sau ngài Mãn Giác tịch)

1 Xuân đi hoa rụng
2 Xuân đến hoa nở
Cứ như vậy. Vì sao ?
3 Không hiểu gì về chuyện trước mắt, không biết gì về thiên cơ huyền bí,
4 Tôi đã theo gót ngài Lão Tử Lên lại thượng nguồn để tìm hiểu căn nguyên sự tình như thế nào!

Ngày mai tôi đi. Hôm nay chỉ xin nhắn lại rằng :
Hỡi tha nhân, xin đừng tuyệt vọng.
5 Xin đừng tưởng hoa đã tàn, xuân đã tận vĩnh viễn trên trái đất khồ ải này.
Hãy nhìn xem ngay đây:
6 Hôm qua, sân trước, kia rực rỡ một cành mai!


6/ Thế rồi, non ngàn năm sau có thi nhân nhắc lại chuyện ngày xưa này, qua hai câu thơ khác:

  • RA ĐỜI

... Xuân ra đời ! Điềm ngọc ấm như ngà,
Thơ có tuổi và chiêm bao có tích
Và tâm tư có một điều rất thích.
Không nói ra vì sợ bớt say sưa!...
"Chàng ơi! Chàng ơi, sự lạ đêm qua!
"Mùa xuân tới, mà không ai biết cả...

Hàn Mạc Tử

Nguyễn-Xuân Túy (thảo luận) 11:13, ngày 5 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]