Thảo luận:Mắm tôm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Không rõ mắm tôm đặc thi như thế nào nhỉ ? Và tại sao lại là bởi quá trình lên men, có lẽ là quá trình "phân huỷ" thì dúng hơn. Casablanca1911 11:36, ngày 4 tháng 5 năm 2006 (UTC). Quá trình lên men là quá trình "ngấu","chín" theo cách suy nghĩ của người xưa khi làm mắm để dùng chứ không phải quá trình "phân" rã để rồi "hủy" bỏ.[trả lời]

Chấm thịt heo luộc người ta hay dùng mắm tép chứ ko rõ ở đâu lại dùng mắm tôm nhỉ? Khương Việt Hà 06:51, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi vẫn thấy người ta dùng thịt luộc và lòng luộc với mắm tôm. Lê Thy 08:14, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

A, đúng là lòng lợn thì phải chấm mắm tôm vắt chanh sủi bọt. Trưa nay tui ngồi với bác thành viên:Genghiskhan chuyên gia lolotica và thành viên:Nalgozul cũng biết dzậy! Nhưng thịt luộc (ví dụ thịt chân giò luộc) tui chưa thấy chấm mắm tôm bao giờ. Khương Việt Hà 09:00, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC). Mắm tôm là một dạng "nước chấm" như mắm nước, xì dầu, tương, ... Người ăn có thể chấm theo sở thích của mình chứ không có 1 quy định chặt chẽ nào khi dùng mắm tôm cả[trả lời]


_------------------_----------------------------*-*-----

- Mắm tôm là loại mắm được làm từ tôm, tép biển, đem phơi cho ươn hoặc chần qua rồi trộn muối vào. Để được Mắm Tôm Chua (hay là muối xổi, thường thì vài tuần là ăn được hạn sẽ ngắn hơn như dưa chua vậy). Để được Mắm Tôm mặn (muối như nước mắm, chủ yếu là để được rất lâu. Ở Hà Nội họ gọi là Mắm tôm, ở vùng miền Trung họ gọi là Ruốc chúng có màu tim tím, nước mắm thơm như nào chúng thơm không khác vậy, "còn vì sao người ta bảo mùi mắm tôm khó chịu lát mình sẽ chỉ cách làm của người đi bán hàng sẽ rõ hơn", vì con ruốc này thực chất là tôm tép con nhìn như Ruốc thịt nếu bạn hấp chúng và ăn với bánh đa quê nướng thêm ít tương ớt sẽ rất ngon, thực chất họ vẫn có thể cho thêm tôm vào cho đậm đà hơn)- Cách chế biến và đồ ăn kèm + Với Mắm tôm chua thì tôm nguyên con họ thường cho thêm cà pháo vào để muối cùng và cho thêm cả ớt tươi nữa món này theo mình biết là của xứ Huế và Nó giống tương ớt trộn tôm cà hơn. Mình thấy món này chấm thịt lợn (heo) luộc rất ngon.

   + Với Mắm tôm mặn thì tôm tép (Ruốc tôm) ở miền trung món này họ dùng với nhiều thứ nhưng không thấy họ dùng để chấm thịt chó bao giờ cái này mình cũng thấy lại ở vùng quê Nghệ An mình thấy điều này, có lẽ mắm này được mỗi vùng chế biến thành mỗi kiểu ăn khác nhau, nên không có gì lạ là người ta ăn với thịt luộc, lòng lợn, bún đậu, thịt chó, mắm tôm ớt chấm khế chua, hoặc pha mật mía, lạc rang dã vụn, tỏi, ớt, nước mắm, thêm chút mắm tôm-sau đó đem ăn với Trám đen tươi ( ngâm qua nước ấm 2-3 phút)-hoặc ăn với cải mầm rất đã. Tại sao ăn mắm tôm có mùi hôi thối khó chịu như nhiều người nói, thực chất mắm tôm đó đã được pha loãng cho nước, cho cháo vào để bán cho lời ăn cái đó dễ bị tiêu chảy do nguồn nước họ pha không hợp vệ sinh và cháo nó phân hủy rất độc mùi thiu thối, thủa trước ở Hà Nôi có  một bà chuyên bán rong mắm tôm mắm tép dạo quanh phố, giờ không thấy nữa còn thực chất nước mắm cá nó thế nào mắm tôm tép nó thế vậy. Một số người bảo trong mắm tôm có vi khuẩn tả, điều này là có thể, nhưng những nước có đại dịch tả này đều chứng minh rằng do nước thải nhiễm vào nguồn nước ăn là chủ yếu gây nên bệnh này! Họ phát hiện ra những con lươn hay cá trê trong ống nước, và phải làm lại hệ thống cấp thoát nước cho cả một thành phố)

Tên gọi[sửa mã nguồn]

Mắm tômmắm ruốc khác nhau chứ nhỉ? Làm từ hai con khác nhau, mùi vị cũng khác nhau, cách dùng cũng rất đặc trưng đấy chứ. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:22, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Món bún bò huế dùng mắm ruốc để nấu nước dùng mà phải là ruốc huế cơ. Vụ này phải hỏi Lưu Ly thôi. Lê Thy 08:37, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Ở Huế: gọi mắm ruốc là mắm làm từ con ruốc (hoặc con tép biển, con khuyết) nó gần gần giống với mắm tôm Hà Thành vậy nhưng màu đậm hơn, mặn hơn và "mùi" nhiều hơn. Còn tôm (cỡ ngón tay) ủ chua, gọi là mắm tôm. Mắm tôm ăn với thịt heo ba chỉ luộc, thêm tý dưa giá muối chua là một trong những món mà nhiều người thích. Chữ Huế tôi viết đậm để người vùng khác khỏi cãi với tôi. He he. Lưu Ly 08:51, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cái này đúng là mỗi địa phương một tên gọi, có thể giống nhau nhưng kiểu lại khác nhau. Bác Lưu Ly bảo rằng mắm tôm ở Huế là cái loại ủ chua tui nghĩ cũng là cái tên khác biệt. Tuy nhiên tôi thường gọi cái đó là mắm tôm chua. Nhà tôi vẫn còn 2 lọ cái loại đó mua ở chợ Hàn Đà Nẵng, được gọi là mắm tôm, trong đó có các con tôm đỏ au và một lượng nước sệt sệt với riềng thái chỉ. Tuy nhiên miền Bắc thì cái mắm tôm nó đen đen, có thể hơi loãng, có thể đặc đến độ xắt miếng, mùi rất khó tả. Khương Việt Hà 09:06, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

""mùi" nhiều hơn". Hừm. Lưu Ly ăn mắm tôm miền Bắc chưa đấy? Tôi chưa thấy ai nói vậy mà chỉ thấy khối người Huế và người Quảng Trị nói ngược lại. Đấy là chưa tính đến ý kiến cá nhân. Tmct 08:55, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trước năm 75 chú ruột tôi là lính đi khắp các vùng Đông Dương này, theo lời chú thì Mắm Tôm Bắc Kỳ chỉ thua mỗi mắm Bò Hóc nổi tiếng của Campuchia về sức mạnh của mùi vị thôi.[trả lời]
Chính xác là vậy đó. Mắm tôm miền Bắc có dính vào tay cũng dễ rửa cho hết mùi, còn ruốc Huế thì khỏi chê, rửa 3 lần còn thoang thoảng.Lưu Ly 09:01, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Chuyện rửa tay liên quan đến độ bám của mùi đối với tay, chứ đâu phải độ nặng (thúi) đối với mũi. Tmct 13:07, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Lấy 2 lọ mắm, 1 của Bắc, 1 của Trung. Cho 1 người nào không thích những mùi tương tự ngửi, bảo đảm người đó ói ngay khi ngửi lọ của miền Trung. Tranh nhau cái mùi làm gì, nhường cho mắm miền Bắc có mùi nhiều hơn đó. Lưu Ly 13:13, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đã có chuyện xảy ra (nghe kể lại, ko có nguồn dẫn), rằng có 2 người lính đánh nhau mẻ đầu vì khái niệm con tôm và tép chỉ vì một người miền Nam và một người miền Bắc.
Câu chuyện thật của tôi, khi tôi vào tp HCM, nhóm tôi có 4 người, ở trọ, cử 1 người đi mua cơm hộp ăn cho rẻ. Một người đề nghị 1 hộp cơm "tôm kho thịt". Khủng khiếp, giá 1 hộp cơm đó = 3 hộp cơm kia. Vì trong Nam, gọi tôm là nó phải to cõ 2 ngón tay trở lên, còn nhỏ hơn gọi là tép hết. Phải vậy không anh Lê Thy. Lưu Ly 08:26, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chắc chắn là vậy rồi. Lê Thy 08:31, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Ở Nha Trang, người ta gọi con bự bằng 2 ngón tay là con tôm, còn nhở cỡ nửa đốt ngón tay là con tép, còn chút xíu là con ruốc. Vô Sài gòn tôi đã lúng túng 1 thời gian với khái niệm tôm - tép, phở - hủ tiếu :P. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 08:42, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"phở - hủ tiếu". Trời đất! Quả là ấm ức. Tmct 08:52, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Pha nước lã(?)[sửa mã nguồn]

Mắm tôm pha với ít nước lã...

Thật à? Không bị tanh sao? Tôi tưởng chỉ có dùng nước chanh vắt để làm loãng thôi? Tmct 08:50, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)Tùy theo ý thích, khẩu vị của mỗi người khi ăn mắm tôm, có người ăn trực tiếp, có người pha loãng bằng nước,pha bằng rượu pha mỡ nóng, hoặc đun chín lên... nhưng pha nước cốt chanh rồi đánh sủi bọt là phổ biến nhất.[trả lời]

Ồ không sao. Bởi món này ăn mà không có ớt cực cay thì không ai ăn nổi, nhất là những người phương xa không quen ăn cay. Lưu Ly 08:56, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi hay pha với chút rượu trắng, nước cốt chanh, ớt, đường, mì chính đánh sủi bọt lên lại gia thêm chút mỡ nước còn nóng. Khương Việt Hà 09:06, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khoan thảo luận đã, vì bài này chưa biết viết về "mắm" miền nào?. Lưu Ly 09:08, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Mắm tôm. Tmct 09:10, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ảnh đâu rồi[sửa mã nguồn]

Mấy bài về đề tài Việt Nam như thế này mà không có ảnh thì buồn quá. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 12:56, ngày 21 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]