Thảo luận:Nông nghiệp

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

bạn nên lưu ý, nông nghiệp và lâm nghiệp là 2 ngành hoàn toàn phân biệt.Bạn nên xem thêm bài viết về lâm nghiệp-Tho lamhoc

Có nói gì đến Lâm nghiệp đâu?--Bùi Dương 16:20, 9 tháng 9 2006 (UTC)

Thảo luận của Vietthienphu[sửa mã nguồn]

Hiện nay ngành chăn nuôi thủy sản nước ta phát triển rất mạnh nhất là lĩnh vực nuôi tôm sú ở các tỉnh ven biển tôm càng xanhở các tỉnh dồng bằng sông cửu long. Tuy nhiên hiện trạng đang xảy ra là dư lượng thuốc kháng sinh được các nhà máy thức ăn bổ sung vào thức ăn công nghiệp quá nhiều, hậu quả chắc ai cũng biết.

Theo tôi nên có hướng nhìn nhận về vấn đề này cần phải có một loại thức ăn sạch kháng sinh, sạch ở đay nghĩa là một loại thức ăn giàu đạm tự nhiên hiện nay ngành công nghiệp nuôi trùn quế rất phát triển: đó cũng là một loại thức ăn rất tự nhiên cho tôm sú hay cá basa (catfish)con. trùn quế chứa một lượng đạm tự nhên rất cao 68-72%, theo như thí nghiệm của tôi trên cánh đồng tôm sú Long Phú - Soc Trăng thì trùn quế rất thích hợp trong giai đoạn điều trị bệnh phân trắng của tôm, nó kích thích tôm ăn nhanh ăn lại sau khi bị bệnh tránh hiện tượng tái bệnh.

Ở thốt nốt cần thơ A.Ket - A. Thành hội viên cộng tác của nông trại Quốc Việt đã thử nghiệm trên cá tra - cá basa con rất thành công. tôi xin chia sẻ vài dòng

các bạn có thể xem chi tiết tại http://quocvietfarm.com hoặc http://trunque.biz QVF Vietthienphu 23:56, ngày 28 tháng 5 năm 2007

            ******************************


Nuôi sạch và đúng cách, là phải nuôi như thế nào?


Tôi tên là Trần Thanh Liêm là Thiết Kế Sư Cơ Khí, Hoạ sỉ (vẽ hình cho trẽ em tô màu), tốt nghiệp Ðại Học Cộng Ðồng tại bang Washington Hoa Kỳ năm 1981, với 26 năm kinh nghiệm thiết kế cơ giới Ðường Xá, cơ giới Lâm sản và cơ giới Nông Ngư Nghiệp.

Hiện tại tôi đang sống tại Hoa Kỳ, thành phố Seattle, bang Washington.

20 năm trước tôi đã thiết kế gàu sắt xúc đất cho 1 hãng nuôi tôm càng xanh ở Hawai, nhưng mà về kỹ thuật nuôi trồng thuỹ sản đã đến với tôi thật là bất ngờ, mùa tôm 2006 người anh của tôi ở Việt Nam nuôi tôm đã bị lỗ lã thất bại, tôi cũng vẫn chưa chú ý đến việc nuôi tôm và sau vụ thu hoạch mùa tôm của người anh vào đầu tháng 7 năm 2007, cũng nhờ cơ quan Thuỹ Sản tỉnh Kiên Giang tư vấn kỹ thuật, nhất là men Vi Sinh được đánh vào ao tôm, với 4 ha mặt nước anh đã lãi 160 triệu đồng, lúc đó tôi mới quan tâm đến ngành nuôi trồng thuỹ sản và bắt đầu từ đó tôi đã lên mạng tìm kiếm tài liệu, tiếng Anh cũng như tiếng Việt, cũng như sự trao đổi những thông tin và kinh nghiệm của người anh ở Việt Nam.

Càng đọc càng nghiên cứu các tài liệu trên mạng, tôi nhận thấy rằng những người chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng cũng như những người nông dân ở Việt Nam mắc phải những lỗi lầm "nho nhỏ" nhưng mà những cái lỗi lầm "nho nhỏ" nầy lại tác động rất là lớn lao trong việc nuôi trồng, trắng tay hay bội thu là do những lỗi lầm ấy, nếu mà biết sửa đổi, không cần phải tốn thêm tiền mà chẵng những tiết kiệm được tiền, không dùng thuốc kháng sinh, tinh thần của người nuôi trồng cũng không phải lo lắng bất an vì bệnh hoạn của con tôm, mà sau vụ mùa thu hoạch, trong túi của họ cũng rũng rĩnh được "1 chút tiền", nghĩa là "BỘI THU" gấp 5 đến 7 lần như họ đã dự đoán.

Chỉ trong 120 ngày, bằng thời gian qui trình nuôi 1 vụ tôm, tôi đã học hỏi, nghiên cứu và thông suốt những kỹ thuật và tôi đã đúc kết thành những bài viết về kỹ thuật nuôi trồng thuỹ sản, nhất là con tôm sú.

Tôi đã đọc được những tin tức về người nuôi trồng ở Việt Nam bị trắng tay vì con tôm, từ Thanh Hoá, Phú Yên cho đến mũi Cà Mau và tôi đã quyết định đưa những bài viết nầy lên trang web của tôi, để giúp người nông dân ở quê nhà được tiếp cận những kỹ thuật hoàn chĩnh hơn, sẽ không bị nghèo đói và nợ nần vì con tôm.

Những điều cơ bản dưới đây không chỉ giới hạn ở con tôm mà còn được áp dụng cho con Cá và con Cua nữa.


1) Theo Cơ Quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đưa ra mực nước 80cm, có đúng hay không đúng?

Theo tôi mực nước 80cm nầy chỉ đúng cho một vùng nào đó trên thế giới, nhưng mà hoàn toàn sai và không phù hợp đối với Việt Nam, bởi vì thời tiết, khí hậu ở Việt Nam rất là khắc nghiệt và oi bức. Khi nhiệt độ trong nước tăng thì con Virút, tảo độc và Amonia cũng sẽ dễ dàng sinh sôi nẩy nở và tăng trưỡng, để cho chúng không có cơ hội phát triển, cũng như con tôm sống được thoãi mái, mát mẽ, giống như con người ở trong nhà có máy lạnh, con tôm không bị hao tổn "Calori" nhờ đó con tôm sẽ tăng trưỡng nhanh hơn, với con người, gặp thời tiết oi bức sẽ đổ mồ hôi và mất "Calori" nên người Việt Nam không béo phì như những người Tây Phương nhất là người Hoa Kỳ.

Để khắc phục khâu nầy, chúng ta nên tăng mực nước từ 80cm lên 1-1,2/mét hay là sâu hơn nữa cho Bán Công nghiệp, 2-2,2/mét hay là sâu hơn nữa cho nuôi Công nghiệp.

2) Rãi thức ăn trên toàn mặt ao cho tôm ăn, đúng hay là sai?

Theo cái thông lệ, thói quen rãi thức ăn là sai. Tôm di chuyển từng đàn, thức ăn chìm xuống đáy ao sẽ bị tôm đạp lúng xuống sình mà thức ăn đó là 50% dư thừa:

a) Phí tiền vì thức ăn dư thừa.

b) "Thức ăn dư thừa" là nguyên nhân chính tăng lượng Amonia (NH3) cũng như sự trợ giúp gia tăng nẩy nở của con Virút, mà có nhiều Amonia trong môi trường nước thì Amonia sẽ làm cho:

a1) Con tôm chậm lớn.

b1) Con tôm yếu (dễ bị Virút tấn công).

Ðể ngăn chận tất cã sự cố sẽ xảy ra nêu trên, theo tôi, người nuôi trồng cần phải kiểm soát chặt chẻ khâu thức ăn dư thừa nầy, bằng cách: Ðặt những cái "Sàng ăn" cho tôm ăn (20-30cái/ha), mà tất cã các nước Nam Mỹ từ Mêxicô trở xuống miền nam, Ecudor, Brazil...v...v.. họ đều dùng "Sàng Ăn" cho ao tôm của họ từ năm 1992.

Không có thức ăn dư thừa, thì sẽ không có mầm bệnh, không có Amonia và Virút. Kiểm soát chặt chẻ khâu này, thì các bạn đã giảm đi 60% sự cố và dịch bệnh mà còn tiết kiệm được 50% tiền thức ăn, nghĩa là trước đó các bạn phải tốn 100 triệu đồng thức ăn thì bây giờ các bạn chỉ cần tốn 50 triệu, còn lại 50 triệu kia sẽ làm cho cái túi của các bạn nó kêu leng-keng và nặng hơn.

3) Con giống, nếu con giống bị khan hiếm, không được kiểm tra dịch bệnh, vậy người nuôi có nên mua đại đem về nuôi không?

Theo tôi, dĩ nhiên là không, tỉ lệ rũi ro thật là lớn lao cho người nuôi trồng, không nên hấp tấp, nếu con tôm bị bệnh thì sự thiệt hại sẽ về người nuôi trồng mà không phải về người sản xuất con giống, nên hoãn lại 10 ngày, nữa tháng chờ khi có con giống sạch hảy mua.

Trong kế hoạch nuôi, người nuôi trồng cần phải có dự tính kế hoạch A, B, C, nghĩa là không có con tôm giống sạch bệnh thì bước kế tiếp là nuôi con tôm càng xanh, con cá rô phi, con cá kèo hay là con cua, chứ đừng vì lý do "Tôi phải nuôi cho bằng được con tôm sú, sạch hay không sạch" để rồi phải bị lỗ lã và mang nợ nần vào thân, nên nhớ nuôi tôm càng xanh, cua, cá, cá tra, cá ba sa thì qui trình cơ bản nuôi trồng của chúng cũng giống như nuôi con tôm sú, chẵng khác biệt gì.

Phụ chú của tác giả:

Con giống được thử nghiệm sạch ở các trại giống ở Việt Nam giá 50 đồng/con. Biết cách nuôi vẫn tốt hơn là con giống 250 đồng/con, các con giống nầy do công ty ở Hawai sản xuất và sẽ đưa vào Việt Nam năm 2008, các bạn nên tự lựa chọn để không phải phí tiền, con giống đắt tiền mà nuôi không đúng phương cách, thì kết quả cũng thất bại mà thôi.

4) Có cần đánh men Vi Sinh vào ao tôm hay không và Vi Sinh là gì?

Men Vi Sinh là các loại vi khuẩn tốt mà chúng nó đã được dùng trong Kỹ Nghệ Hoá Chất, Nông nghiệp và Thuỹ sản trên thế giới. Do đó chúng ta cần phải xử dụng men Vi Sinh cho ao tôm.

a) Men Vi Sinh trộn vào thức ãn (ngăn ngừa bệnh phân trắng đường ruột).

b) Men Vi sinh trong nước, tiêu huỹ thức ăn dư thừa (nếu có trong ao) và chuyển Amonia thành Protein làm thức ăn cho tôm, khâu này, thì các bạn đã giảm đi 20% sự cố và dịch bệnh.

5) Có nên tạo Ao Lắng hay không?

Theo tôi, nguồn nước từ sông, rạch có chứa cặn bã, mầm bệnh và cá tạp sẽ có hại cho con tôm nếu mà được bơm thẳng vào ao nuôi, nên chúng ta cần phải có ao lắng để diệt trùng, diệt tạp, trước khi đưa nước vào ao nuôi, ở khâu này thì các bạn đã giảm đi 10% sự cố và dịch bệnh.

6) Có cần bổ xung Vitamin (thuốc bổ) cho con tôm hay không?

Con người cũng như con vật và cây cõ, chúng cũng cần có Vitamin và khoáng chất, giúp sự đề kháng cho cơ thể của con người cũng như cơ thể của con tôm.

7) Có cần máy quạt nước hay không?

Theo tôi mỗi ao tôm cần phải có máy quạt nước, bởi vì con tôm cần Oxy để thở mà máy quạt nước sẽ luân chuyển nước và mang khí ôxy đến cho con tôm.

8) Có cần máy sục khí ôxy hay không?

Theo tôi, mỗi ao tôm cần phải có máy sục khí Oxy, nhất là về ban đêm, những lúc trời âm u hoặc mưa thì trong ao sẽ thiếu khí Oxy, cho nên người nuôi trồng cần phải có máy sục khí Oxy để cung cấp khí Ôxy cho con tôm.

9) Có cần khâu trị bệnh trong quá trình nuôi tôm hay không?

Theo tôi sẽ không bao giờ có cái cụm từ "Khâu trị bệnh trong quá trình nuôi tôm", bởi vì các bạn làm tốt ở các khâu trong CHIẾN THUẬT và QUI TRÌNH NUÔI TÔM là phòng ngừa, ngăn chận sự cố ngay từ lúc ban đầu, nghĩa là nuôi ở "THẾ CÔNG = CHỦ CHIẾN = THẮNG LỢI). Còn ngồi chờ sự cố xảy ra mới lo trị bệnh là nuôi ở "THẾ THỦ = CHỦ BẠI = THUA LỖ". Nếu có sự cố, dịch bệnh xảy ra trong ao tôm của bạn, bởi vì các bạn chưa làm tốt các khâu phòng ngừa và ngăn chận.

Nếu sự cố, dịch bệnh "ĐÃ" xảy ra thì 95% là không thể cứu chữa được nữa, thì các bạn không nên quan tâm hay bận tâm ở khâu trị liệu nầy.

Mà hãy dốc toàn lực phòng chống, ngăn ngừa ngay từ lúc ban đầu, thì phần thắng lợi sẽ luôn luôn nghiêng về các bạn, còn nói đến trị bệnh thì phần thua lỗ đã hiện diện trong ao tôm của bạn rồi, chữa trị chỉ mất công mà thôi.

Thất bại:

Các người trong nghề nuôi trồng Thuỹ sản phải biết về ông nầy, ông Đinh Đức Hữu (Kỹ sư Năng lượng Nguyên Tử) là Tổng Giam Đốc của tập đoàn ATI (American Technology, Inc.) còn gọi là Công ty Công Nghệ Việt-Mỹ là công ty nuôi trồng tôm sú và tôm chân trắng lớn nhất Việt Nam, 2,000 ha ở Hà Tỉnh, công ty của ông có nhiều vốn (750 tỉ), đầy đủ kỹ thuật, con giống sạch, men Vi Sinh, nghĩa là không thiếu một cái gì và có một đội ngũ Kỹ Sư và kỹ thuật viên xuất sắc nhất, nhưng mà con tôm sú của ông Hữu cũng chết, tôm chân trắng cũng tiêu, đến giờ phút nầy ông Hữu cũng không biết tại sao và tại làm sao con tôm bị chết? Thưa các bạn, bởi vì "THỨ ĂN DƯ THỪA" đó các bạn ạ.

Xin các bạn vào xem những cái link nầy rồi sẽ rõ:


http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Phongsu-Song/Mua_tom

http://songlam.sara.vn/vi/Xa%CC%83_Ho%CC%A3i/3910,99,_Chet__mot_du_an__tai_sinh_vung_dat_chet_.htm


Kinh nghiệm của tôi:

Hồ cá Koi (Lý ngư) của anh Trần Thành Sện, là anh họ của tôi, đang sống ở thành phố Seattle bang Washington USA. Trong quá trình nuôi, mật độ cao, thức ăn dư thừa và chất thải làm cho nước đục và có mùi hôi vì Amonia quá nhiều trong nước và đã làm chết trên 200 con cá Koi 10cm. Tôi đã cố vấn cho anh, rữa sạch đáy ao, thay nước mới, mua thuốc diệt tảo, rơm rạ (straw) và men Vi sinh đánh vào 2 ao, hạn chế thức ăn vừa đủ.

Kết quả sau 2 tuần, màu của nước rất trong và có hiện tượng nổi bọt trắng, sau 30 ngày thì những Sinh Khối đã hình thành và cái Sinh Khối lớn nhất là 30cm đường kính, Sinh Khối nầy có màu giống như rau má xây sinh tố.

Muốn xem hình ảnh hảy vào xem bài "Nuôi tôm bằng Sinh Khối" (Biofloc = Quần thể Vi Sinh), (Hồ cá của anh Trần Thành Sện) trong trang web của tôi.


http://www.farfareastcreatures.com/coloringbook/nuoi-trong-tom-su-tom-cang-xanh-bang-sinh-khoi.html

Ở Mỹ họ dùng cách nuôi cao sản nầy đã đạt sản lượng là 100tấn/2,5vụ/ha/năm, còn ở Việt Nam 5-7tấn/ha/năm là nhiều.

Đầu tư:

Năm 2008, tôi sẽ đầu tư 20 ngàn đô, cùng với người anh nuôi tôm sú ở Việt Nam, nghĩa là tôi châm vốn và chuyển giao kỹ thuật, còn anh tôi thì lo việc nuôi trồng và tôi cũng có 1 người bạn, anh ta là người Mỹ gốc Lê-ba-non, đã ngõ ý là muốn châm vốn vào việc nuôi tôm của tôi là 30 ngàn đô, sau khi đã nghe tôi trình bày qua quá trình nuôi tôm.

Tôi xin nhắc lại một lần nữa:

a) Những điều cơ bản nêu trên, không chỉ áp dụng cho tôm mà còn áp dụng cho "Cá" và "Cua" nữa.

a) 90% những người nuôi trồng ở Việt Nam bị thất bại, con tôm bị bệnh, bị chết, mà nguyên nhân chính là do thức ăn dư thừa, người nuôi trồng nên kiểm soát chặt chẽ ở khâu này, cho dù các bạn có con GIỐNG, TỐT, SẠCH và KHOẼ MẠNH NHẤT TRẦN GIAN, có men Vi Sinh, có Vitamin, có ao lắng...v...v..., mà các bạn không xử lý đúng cách thì các bạn cũng sẽ bị chết ở khâu nầy, xin đừng có "Ỷ Y" và "Ỷ LẠI" ở những khâu khác, nếu bằng không, thì dịch bệnh đến lúc nào cũng không biết, tôm chết lúc nào cũng không hay.

Nếu các bạn không làm tốt ở khâu này, thì chắc chắn 60% là thất bại mà 40% còn lại vẫn còn có những rũi ro khác nữa, chứ không phải 40% còn lại là hoàn toàn thành công đâu nhá!

Nếu các bạn không làm tốt ở khâu này thì đừng bao giờ có cái ước mơ, mộng tưởng làm giàu bằng cách nuôi tôm.

Bà con nuôi trồng ở Việt Nam đã bị chết ở khâu nầy: Tán gia bại sản, bán vợ, đợ con, đi chầu Diêm Vương mà cũng không biết tại sao mình chết.

Kết luận:

Thức ăn dư thừa 60%, Vi sinh 20%, ao lắng 10%, còn lại 10% sự cố là do thiên tai mà không ai biết trước được.

Nếu các bạn quản lý chặt chẽ các khâu (Tăng mực nước, con tôm sẽ sống được thoãi mái, kiểm soát chặt chẻ khâu thức ăn thì không có Amonia(NH3), men Vi Sinh sẽ phân huỹ Amonia, chất thãi và cặn bã), thì thông thường con tôm của các bạn kích cở 33con/kg sẽ tăng kích cở lên 20con/kg rất là dễ dàng, giá bán sẽ tăng từ 100,000đ/kg lên 140,000đ/kg, vụ mùa thu hoạch sẽ bội thu là ở điểm nầy đó các bạn ạ.

Muốn biết thêm chi tiết hãy vào trang web dưới đây để xem các bài:

a) Nuôi tôm ở "Thế Công".

b) Kỹ thuật nuôi ghép trong ao nuôi Tôm Sú.

c) Nuôi tôm bằng Sinh Khối (Biofloc = Quần thể Vi Sinh).


http://www.farfareastcreatures.com

Và sau cùng.

Tôi chúc cho các con tôm của các bạn, sống khoẽ, sống mạnh và tăng trưỡng nhanh.

Tôi chúc cho các bạn, người nuôi trồng, nặng cái túi mà nhẹ cái đầu, lai rai vài ba chầu, quĩnh quĩnh cần câu vài ba xị, nhớ là mời tôi với nhá, đừng có quên, nhưng mà tôi ở quá xa, thật xa.



Trần Thanh Liêm


(Thiết Kế Sư Cơ Khí, cơ giới Đường Xá, Lâm sản và Nông Ngư nghiệp) (Chuyên Gia nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản, Tôm Sú tại Hoa Kỳ)

Seattle, ngày 07 tháng 11 năm 2007 USA. Email: liemtran308@yahoo.com

trang vang nong nghiep[sửa mã nguồn]

Một lần tình cờ ghé thăm trang vàng nông nghiệp. Khác với Tết mọi năm, Tết Tân Mão đến với tôi vội vàng và ra đi khiến tôi còn bở ngỡ. Vào buổi sáng mùng 1, tôi dự định đi một vài đâu đó, nhưng vừa kéo xe ra đường, ngó tới ngó lui, chẳng có mấy ai, đây đó vài chùm mai nở vàng, tôi thấy lòng hay hay và quyết định vào nhà làm 1 tách cà phê ngắm cảnh và lướt web. Vốn là dân nông nghiệp, tôi gõ đại mấy chữ trang vàng nông nghiệp thử xem có ai đó làm chưa coi cho vui cái bụng, cũng có một số cái nhưng cái trangvangnongnghiep.com xem ra có thể tay này là dân nông nghiệp chánh quy, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng có một số lĩnh vực như phân bón, thuốc BVTV, giống cây, cũng có nhiều bài viết chuyên đề về sâu bệnh, hoạt chất, thuốc phòng trừ, … cùng mấy cái món triệu chứng thiếu dinh dưỡng của cây trồng xem cũng được nhiều chuyện bổ ích. Thế là tôi quyết định nằm lì tại nhà, không đi đâu để lướt web, hạn chế cái vụ nhậu nhẹt như mọi năm, cái bụng năm nay sẽ không chứa rượu bia được chuyển qua làm nhiều việc khác như xay bánh chưng, củ kiệu, thịt kho trứng và đủ thứ linh tinh ngày tết. Chẳng biết là vui hay buồn, nhưng nếu là cân bán nông sản thì tết này tôi được thêm gần 2 kg. Nhân dịp năm mới, chúc các bạn đại hỷ, tiền vào bạc tỷ. Bảy (Anh của Tám).