Thảo luận:Nước công nghiệp mới

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Công nghiệp hóa mới" hay "mới công nghiệp hóa"[sửa mã nguồn]

Newly Industrialized cần dịch ra tiếng Việt thế nào. "Công nghiệp hóa mới" nghe thuận tai hơn, nhưng tôi đọc một số tài liệu (sách in) hay nói về mấy con rồng châu Á thì thường dùng "mới công nghiệp hóa". Một số nhà kinh tế người Việt dùng "mới công nghiệp hóa".--Tò Mò 03:39, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Theo mình thì viết "các nước mới công nghiệp hóa" cũng đúng nhưng khi nói "các nước mới công nghiệp hóa thế hệ thứ nhất" (Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore) dễ hiểu là mới làm công nghiệp hóa gần đây nhất? - Randall uob 12:51, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chữ "các", tôi nghĩ, là không cần thiết trong tên của bài này. Mekong Bluesman

Viết tắt tên quốc gia[sửa mã nguồn]

Mong bác Mekong Bluesman đừng sửa tên viết tắt của các quốc gia trong bảng NICs. Tôi dụng ý để cả phần viết tắt để người đọc làm quen với tên viết tắt quốc tế. Cũng là để mọi người làm quen, sẽ có ích cho việc hòa nhập quốc tế. - Randall uob 13:03, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cách viết tắt đó là theo chuẩn nào vậy? Chắc tôi phải xem lại lịch sử của bài này để tìm ra cái chuẩn mà nó theo. Nhưng ... trước khi dùng các viết tắt thì chúng phải được dịnh nghĩa. Theo tôi biết thì mã dùng ký tự chữ có các chuẩn sau đây (còn dùng ký tự số hay cả hai thì còn có thêm)
  • ISO 3166-1 alpha-3: chuẩn dùng 3 ký tự chữ của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
  • Internet Assigned Numbers Authority (IANA): chuẩn dùng dấu chấm và 2 ký tự chữ, thường dùng như tên miền Internet cho các quốc gia
  • IOC country codes: chuẩn dùng 3, hay 2, ký tự chữ của Tổ chức Olympic Quốc tế
  • ITU letter codes (International Telecommunication Union): chuẩn dùng 3, hay 1, ký tự chữ
Tất cả các bài về các chuẩn trên cần được dịch để chúng ta có thể dùng chúng. Tuy nhiên, tại sao phải viết tắt?
Mekong Bluesman 13:34, ngày 15 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]