Thảo luận:Nướng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Ẩm thực
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Ẩm thực, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Ẩm thực. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

bài này nói về nướng (en:bake) hay quay (en:roast)? Tmct (thảo luận) 22:02, ngày 3 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Theo cách hiểu của tôi tuy một số nơi dùng "quay" để chỉ một động vật xiên vào một cái thanh và xoay tròn trên lửa (kiểu như lợn sữa quay), nhưng "quay" đúng ra là cách thức ngâm thịt ngập trong dầu, mỡ (vịt quay, thịt lợn quay, ngan quay om v.v.). Quay cũng dùng với nguyên liệu chủ yếu là thịt động vật đã tẩm ướp, trong khi nướng có thể có cả thực vật, và rán-chiên ngập mỡ thường chỉ cả thực vật (như nấm rán, khoai tây chiên).Khương Việt Hà (thảo luận) 04:12, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi lại hiểu thế này: "quay" xuất phát từ quay tròn tròn đó (phết dầu hoặc mỡ lên, mổ thì phải theo kiểu mổ moi để đỡ cháy phần bên trong). Còn quay ngập trong dầu ăn thì có thể do cách gọi tên quay quen thuộc do cách kia. Gà vịt quay ăn rất ngon, ở Việt Nam có nhiều hàng quay di động đi ngoài đường thường bán các loại gia cầm quay này - ăn thử sẽ thấy việc quay khác việc làm chín trong môi trường ngập dầu khác nhau thế nào.
Còn nướng thì tôi nghĩ là làm chín thức ăn không qua môi trường dầu mỡ
FOM (thảo luận) 04:32, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhiều món nướng vẫn phải phết mỡ lên cho đỡ bị khô (ví dụ thịt nạc thăn nướng, chả chó, thịt bò nướng). Nhiều món quay vẫn ngâm ngập trong dầu mỡ (ví dụ Vịt quay Lạng Sơn [1]), cái món quay quay của bạn nói thì tôi thường bắt gặp là động vật để nguyên con, rất béo (như lợn sữa), là chính xác nhất. Tóm lại theo tôi:

  1. Quay: chỉ món nướng nguyên con nếu nguyên liệu rất béo (lợn sữa, vịt quay kiểu Bắc Kinh), hoặc ngâm ngập trong chảo mỡ nếu nguyên liệu ít béo hơn (như gà, thịt lợn miếng to) (Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê: làm chín vàng cả khối thịt bằng cách xoay đều trên lửa hoặc rán trong chảo mỡ đậy kín);
  2. Quay om: nguyên liệu động vật quay trong chảo mỡ sau đó rút bớt mỡ, trút nước sốt vào om tiếp (ví dụ ngan quay om; vịt quay om), thường dùng cho nguyên liệu khối lớn cần nhiều thời gian mới chín.
  3. Nướng: dùng nguyên liệu cắt nhỏ hơn, có thể có cả thực vật (ví dụ miền Nam có món rau muống nướng, đậu bắp nướng), tẩm ướp hoặc không tẩm ướp, làm chín trên nguồn nhiệt (Từ điển tiếng Việt: làm cho chín bằng cách đặt trực tiếp trên than đốt hoặc lửa).
  4. Chiên gần với rán hay quay, nhưng thường chỉ cách nấu ngập trong chảo mỡ, nguyên liệu cắt miếng nhỏ (khoai tây chiên, tôm chiên), có cả thực vật, hoặc động vật được lăn bột. Đôi khi cách gọi chiên có thể còn chỉ món dạng như rang, ví dụ cơm chiên (cơm rang), đảo trong một ít mỡ.
  5. Rán: rất gần với chiên nhưng lượng mỡ có thể ko cần ngập nguyên liệu (Từ điển tiếng Việt: Làm cho chín bằng dầu mỡ đun sôi). Đôi khi giữa rán và chiên chỉ là cách gọi 2 miền khác nhau của cùng một phương thức dùng mỡ;
  6. Áp chảo: nguyên liệu động vật có mỡ (như thịt lợn ba chỉ) được đưa vào chảo để mỡ nó rán nó.
  7. Bít tết, thường chỉ thịt bò hay cừu, miếng to và mỏng, láng một lớp mỡ mỏng vào chảo và đốt nóng chảo, cho nguyên liệu vào lật thật nhanh.

Khương Việt Hà (thảo luận) 04:59, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bác này rành ghê, không hổ danh về tài ẩm thực. Không hiểu từ "quay" nghĩa hán hoặc hán việt thế nào, có liên quan không. Tôi cứ nghĩ là từ "quay" do cách dùng nó phải "quay quay", còn các cách khác thì "giả quay" thôi, phải đặt tên khác cho nó cho đúng ?.
FOM (thảo luận) 05:39, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiếng Hán món quay là cái này: 烤 (khảo). Khương Việt Hà (thảo luận) 05:52, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hic, bác đưa chữ Hán ra thì sao mà biết được nghĩa nó là gì ?. FOM (thảo luận) 06:01, ngày 4 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]