Thảo luận:Ngô Lợi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tư liệu[sửa mã nguồn]

Về người tu sĩ họ Trần:

Khi tới Sài Gòn, cụ Phan Bội Châu lưu lại vài hôm rồi lần xuống lục tỉnh, vừa du lịch mà cũng vừa vận động. Hạ tuần tháng Chạp thì cụ tới Châu Đốc. Cụ dò hỏi và biết được sư cụ Trần Nhựt Thi đang có mặt tại vùng Thất Sơn, nên đi thẳng vào đó.

Trần Nhựt Thi như cụ Phan đã nói, là một bậc cừ khôi ẩn thân dưới bóng Phật, cụ có chí “bài Tây phục quốc”, có nhiều đồ đệ và có dựng ngôi chùa trong dãy Thất Sơn. Lúc gặp cụ Phan, sư cụ tuổi ngoài 50 mà dáng còn khỏe mạnh. Rất vui lòng nhận giúp cụ Phan và hẹn đến mùa xuân năm sau sẽ ra kinh yết kiến cụ Cường Để. Trong lúc hội đàm với sư cụ Trần Nhựt Chí tại Thất Sơn, cụ Phan có giới thiệu chí hướng và đức độ của cụ Tiểu La và dặn cụ Trần khi tới kinh, hãy ghé Quảng Nam gặp cụ Tiểu La trước.

Ở trong miền Thất Sơn non một tuần thì cụ Phan từ giã. Trước khi ra đi, Trần Nhựt Thi có ân cần dặn cụ Phan: “Phàm muốn làm việc gì bí mật, có bàn bạc với nhau, chỉ nên ở giữa trời xanh ngày trắng, hoặc ở đồng trống đường to, không nên ở chỗ đêm khuya nhà kín. Bởi trong đêm khuya nhà kín, tai mắt mình không thể phóng được xa, chỉ làm thêm cho cơ hội những món rình xét”. Câu nói ấy về sau cụ Phan nhớ mãi không quên, vì nhận rằng lời phải.

Rồi cụ Phan rời Thất Sơn, xuống Sa Đéc để gặp Đặng Thúc Liêng mà thời nhân quen gọi là Ký Liêng. Tháng 2 năm 1904, Trần Nhựt Thi đã y hẹn, ra Quảng Nam gặp cụ Tiểu La rồi cùng Phan Bội Châu đến gặp cụ Cường Để, lại đến hội với Đỗ Đăng Tuyền ở Ô Gia, Châu Thư Đồng ở Hội An. Cụ Trần còn lãnh nhiệm vụ về Nam hoạt động góp tay với cách mạng.

Anh Trình hỏi:

- Anh đã tìm ra lai lịch của sư cụ Trần Nhựt Thi rồi chứ?

- Mặc dầu có để công dò hỏi nhiều ngày, tôi vẫn chưa biết Trần Nhựt Thi là ai. Các bô lão miền Thất Sơn không thấy ai nghe đến tên đó!

- Như thế có nghĩa gì?

- Chính vì đó mà một nghi vấn đã được đặt ra: Trần Nhựt Thi có phải là một bí danh của Hòa thượng Phi Lai (ám chỉ Ngô Lợi) chăng? Hòa thượng Phi Lai có lập một cái khánh thờ các vua triều Nguyễn. Hòa thượng Phi Lai lúc cụ Phan vào đây, cũng vào khoảng trên 50 tuổi như cụ Phan đã nhắc lại. Hòa thượng sanh năm 1847, mất 1920, vậy thì năm 1903, cụ đúng 56 tuổi...

(Nguyễn Văn Hầu, trích Nửa tháng trong miền Thất Sơn, chương 9). Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 01:37, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]