Thảo luận:Ngọc Hoàng Thượng đế

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cái đoạn "Vai trò" mang toàn giáo thuyết của đạo Cao Đài, phiến diện, không phải là quan niệm truyền thống. Do đó nên cắt bỏ. thảo luận quên ký tên này là của Chitto7x (thảo luận • đóng góp).

Cần xóa bỏ[sửa mã nguồn]

Đoạn vai trò bên dưới này là ý kiến chủ quan của người viết không rõ tác giả/nhà xuất bản/ khi đi theo nguồn chú thích là trang blog cá nhân. Một sự suy diễn vô căn cứ. Cần thêm chú thích khác có nguồn gốc từ Kinh Phật hoặc xóa bỏ.

Nguồn chú thích trên thuộc loại Nguồn tự xuất bản theo như quy định của wiki, không đáng tin cậy và bị cấm sử dụng.

Wikipedia không chấp nhận những trang web mà phần lớn nội dung là do người dùng tải lên. Trong đó có trang web cá nhân, blog, trại nội dung, diễn đàn trực tuyến, các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook, Tumblr, Instagram, Reddit; IMDb, Ancestry.com, Find-a-Grave, [1]

Nếu không thể tìm thấy nguồn đáng tin cậy nào, Wikipedia không cần có bài viết về chủ đề đó.[2]

Nguyên văn nội dung cần xóa bỏ:

"Theo một thuyết chịu ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ thì Ngọc Hoàng là vua của cõi trời thứ hai từ dưới lên cõi trời Đao Lợi[3]. Cõi này có 32 nước trời chư hầu và 1 nước trời lớn ở giữa, tổng cộng là 33 nước trời. Vua cõi Đao Lợi là Đế Thích. Ông điều hành, thực thi pháp luật ở tầng Đao Lợi và tầng trời thấp nhất là Tứ Thiên Vương. Cũng như trong truyền thuyết Trung Hoa về Ngọc Hoàng, Đế Thích không phải đấng sáng tạo mọi thứ và toàn năng mà chỉ là vua trời. Vua tầng trời Nhị thiền tầng thứ 8 là Phạm Thiên Baka, vốn còn cao hơn cả "đấng tối cao trong Ấn giáo" chỉ là vua tầng trời thứ 7, do thần thông quá cao, tuổi thọ quá nhiều khó mà tính đếm, lại sinh ra đầu tiên trong tầng trời của mình, nhưng không đủ khả năng để nhận thức được rằng có những tầng trời cao hơn, nên nghĩ là mình sáng tạo mọi thứ, sau này được Phật Thích Ca chỉ dạy và đã quy y Phật. Chiếu theo Kinh Tạng Phật Giáo thì thực chất Ngọc Hoàng Thượng Đế chính Thích Đề Hoàn Nhơn hay Đế Thích Thiên vua tầng Trời thứ 2, ngự tại thành Thiện Kiến, còn theo Trung Quốc thì là tại Nam Thiên Môn Linh Tiêu Điện. Ngài có câu chú hiệu theo Kinh Tạng Phật Giáo là : Nam mô Da Đà Nhân."

14.184.48.160 (thảo luận) 10:58, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nội dung không nguồn[sửa mã nguồn]

@Kien1980v: Phiền anh giải thích lý do lùi sửa. Hầu hết nội dung tôi xoá không hề có nguồn; trong 9 nguồn, có 1 nguồn chết (1), 4 nguồn (2, 3, 4, 5) yếu/tự xuất bản, số còn lại chỉ chú thích cho những thông tin nhỏ lẻ (7, 8, 9) hoặc trích dẫn (6). Danh tl 08:21, ngày 20 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Đối chiếu Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngọc Hoàng Thượng đế” này. Sau khi một số nguồn blogspot, tamlinh.ucoz.com bị loại bỏ vì đó là nguồn không đáng tin cậy, Tôi đã kiểm chứng được các đoạn văn và thông tin sau:
  1. Trong đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngọc Hoàng được cho là ở và làm việc tại một cung điện trên trời gọi là Thiên Phủ, nơi có rất nhiều tiên nữ hầu hạ, và các thiên tướng, thiên binh canh gác.[1]
  2. Nhà bác học Nguyễn Văn Huyên đã nhận xét: "Ông trời đối với người dân quê Việt Nam là nguồn gốc mọi sự sống và mọi lẽ công bằng. Đấy không phải là một vị thần trừu tượng và không thể hiểu. Người ta xem ông như một con người, vua của các vua. Ông có một triều đình, ông điều khiển tất cả cuộc sống trên trời và dưới đất. Ông trừng phạt kẻ xấu và ban thưởng người tốt".[2]
  3. Đền Đậu An tại thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng các thiên thần.[3]
  4. Điện Bồ Hong trên đỉnh núi Cấm thuộc xã An Hảo, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.[4]
  5. Chùa Vân An ở thị trấn huyện Bảo Lạc, Cao Bằng thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Quan thế âm Bồ Tát với lễ hội Lồng Tồng hằng năm được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày sinh của Ngọc Hoàng Thượng đế.[5]
Các nội dung còn lại không có nguồn hoặc nguồn lỗi, nguồn tự xuất bản, không thể kiểm chứng được. – — Dr. Voirloup💬 04:16, ngày 25 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể check lại bài và lọc các thông tin kiểm chứng được. Phiền bạn xóa tất cả các nội dung nghi ngờ hoặc không nguồn vì kiến thức đó không có cơ sở vững chắc, có thể sai lệch gây hiểu lầm. – — Dr. Voirloup💬 04:19, ngày 25 tháng 2 năm 2023 (UTC)[trả lời]
  1. ^ “Các vị thần trong đạo mẫu”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ “Đạo trời và tín ngưỡng dân gian qua ca dao”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ Dấu ấn ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế ở Hưng Yên
  4. ^ Lên điện Bồ Hong thở cùng mây ngàn lãng đãng
  5. ^ Bảo Lạc: Lễ hội Lồng Tồng xuân Mậu Tuất 2018