Thảo luận:Nguyên tử

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

dịch proton và neutron?[sửa mã nguồn]

Proton, neutron và electron là ba hạt hạ nguyên tử quan trọng nhất. Chúng ta có từ "điện tử" để chỉ electron nhưng chưa có từ nào dịch proton và neutron. Chúng ta có thể đưa ra những từ mới được không,

ví dụ:

"proton" có thể dịch là "dương điện tử"

"neutron" có thể dịch là "trung điện tử"

"electron" có thể dịch là "âm điện tử"

Một số từ khác: "photon" có thể dịch là "quang tử"
"phonon" có thể dịch là "dao động tử mạng" Zatrach

Theo tôi không nên dịch proton thành "dương điện tử" vì từ này thực ra bắt nguồn từ chữ Hi Lạp "protos" nghĩa là "thứ nhất" (để phân biệt đồng vị protium của nguyên tố hydrogen với deuterium (thứ hai) và tritium (thứ ba)) và như vậy không liên quan gì đến dương hay là dương điện cả. Mặt khác proton (to và nặng, lại nằm ở trung tâm) hoàn toàn không thể đem ra ghép đôi với electron (nhỏ mà nhẹ lại quay quanh hạt nhân) được, chỉ có thể là vua với bề tôi, chủ với đầy tớ thôi. Còn neutron thì càng không liên quan gì đến "điện tử" được, còn nếu dịch là "trung hòa tử" tuy hợp lý nhưng lại dễ nhầm lẫn giữa neutron với neutrino. Tốt nhất dịch là nơtron vì người Việt Nam mình nhiều người không biết đọc chữ tiếng Anh neutron như thế nào. Atomic King

Chúng ta không cần đưa ra từ mới, trong tiếng Việt đã có các từ dịch proton, neutron, photon nhưng nay không thông dụng nữa.

proton: dương tử

neutron: trung hoà tử

electron: điện tử, positron: dương điện tử

photon: quang tử

Nay chỉ có từ điện tử là thông dụng, quang tử thỉnh thoảng được nhắc tới; dương tử, trung hoà tử, dương điện tử chỉ còn trong sách cũ. Avia 01:20, 11 tháng 5 2005 (UTC)

Tôi nghĩ:

  1. electron, neutron và proton đã quá phổ biến cả trăm năm, hầu như ai cũng biết chúng với các tên đó
  2. người Việt ngày nay, tại Việt Nam hay ngoài Việt Nam, dùng tiếng Anh, hay tiếng Pháp, hay tiếng Nga... đều biết chúng với các tên đó
  3. như Avia viết ở trên, khi đưa ra một từ mới chúng ta phải nghiên cứu thận trọng (như trong trường hợp dương điện tử)

Do đó, tôi nghĩ nên dùng các tên khoa học (nghĩa là electron, proton, neutron, photon...) nhưng nhắc đến các tên đã một thời được dùng (điện tử, dương tử, trung hoà tử, quang tử...). Cũng giống như một bài viết về Ireland có nhắc đến tên Hán-Việt cũ là Ái Nhĩ Lan. Mekong Bluesman 03:18, 11 tháng 5 2005 (UTC)

Thưa các bác, sở dĩ tôi có câu hỏi như thế không phải vì tôi không biết các từ cũ mà bác Avia nói, mà vì tôi thấy nó không có lý là vì đặt tên như thế là dựa trên điện tích của hạt, nếu gọi proton là dương tử thì đối tác của nó trong nguyên tử phải là âm tử (electron), chứ nếu gọi là điện tử thì không thấy xuôi. Còn positron không nên dịch là dương tử vì nó thuộc vào loại phản hạt thì nên gọi nó là phản điện tử để có hệ thống với các hạt phản vật chất khác.

Không biết các bác có ở Việt Nam hay không, trường đại học Công nghệ, ĐH QGHN có hẳn một bộ môn "quang tử" đó thưa các bác. Từ quang tử chỉ lạ lẫm đối với người không chuyên thôi ạ.

Còn bác Mekong Bluesman ví việc dùng các từ nói trên giống như dùng các từ Hán-Việt khác như Ái Nhĩ Lan thì bác không hiểu ý tôi rồi. Các từ trên đều có ý nghĩa của nó chứ từ Ái Nhĩ Lan chỉ thuần tuý là phiên âm Hán-Việt. Các bác không thấy chính bản thân các từ như điện tử, nguyên tử đều là Hán-Việt hay sao.

Thôi chỉ nghĩ rằng, ngôn ngữ là do con người tạo nên, dùng nhiều thành quen. Nhất là đối với chúng ta, những người không chỉ cố gắng dịch kiến thức, nếu có điều kiện có thể làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng Việt trong hoàn cảnh mà các thuật ngữ khoa học mới xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay. Zatrach

Đúng là ngôn ngữ dùng nhiều thành quen, nhưng nó cũng có tính chọn lọc. Ví dụ như những từ mà anh đầu tiên viết ở trên

"proton" có thể dịch là "dương điện tử"
"neutron" có thể dịch là "trung điện tử"
"electron" có thể dịch là "âm điện tử"

thì quả là "kồng kềnh". Thứ nữa, nó cũng dễ gây hiểu lầm, bởi vì́ còn có nhiều hạt trung hòa, nhiều hạt mang điện tích khác. Hay các hạt muon, tauon, neutrino thì phải dịch như nào ? Trong một bài viết có đoạn " ...điện tử, dương điện tử, trung điện tử, neutrino, muon, tauon..." thì không những " kồng kềnh" mà còn " kộc kệch" nữa.

Vì vậy em không nghĩ rằng, tạo một lớp từ mới thay cho những từ ngữ khoa học quen thuộc như trên là một hướng đi hay. Bunhia

Anh Zatrach nói các cách gọi dương tử, dương điện tử không hợp lý, tôi cũng đồng ý. Chỉ vì anh nói là "chưa có từ nào dịch proton và neutron", tôi ngỡ là anh không biết các từ cũ, nên đưa ra những gì tôi biết để anh tham khảo. Còn đặt từ mới cho hợp lý thì tôi rất ủng hộ, nhưng chúng ta viết Wikipedia cho đại chúng chứ không phải cho dân chuyên môn nên cũng cần cân nhắc khi chọn từ ngữ. Avia 04:36, 11 tháng 5 2005 (UTC)

Lúc đầu đã nói ba loại hạt trên là ba loại hạt quan trọng, được dùng thường xuyên nhất nên tôi mới đưa ra để thảo luận, còn rất nhiều các hạt cơ bản khác mà tôi không đề cập đến là vì chúng không được nhắc đến thường xuyên và người đọc đến chúng phải có nhiều kiến thức chuyên ngành. Bunhia nói đúng nếu trong một bài viết có đoạn " ...điện tử, dương điện tử, trung điện tử, neutrino, muon, tauon..." thì không những " kồng kềnh" mà còn " kộc kệch" nữa. Thỉnh thoảng khi dịch sách, anh viết nguyên tử gồm điện tử, proton, neutron anh cũng thấy "kộc kệch" lắm, để luôn thành atom gồm electron, proton và neutron thì xuôi tai hơn? :) Nói vậy thôi, mọi người cứ nghĩ đến vấn đề này đi, biết đâu có ai gợi ý ra từ hay hơn. Tranh luận nhiều, nói nhiều sẽ có ngày thấy một số từ mới nào đó nghe xuôi tai cũng nên. 05:13, 11 tháng 5 2005 Zatrach

Ngày xưa tiếp xúc chủ yếu với văn minh Trung Hoa, người Việt vay mượn của người Hoa nhiều danh từ, rồi dùng nó làm vốn từ của mình. Ngày nay tiếp xúc với các nền văn minh khác thì việc vay mượn từ các tiếng khác cũng là bình thường. Không nhất thiết phải dịch sang tiếng Hán (dù đã trở thành Hán Việt) thêm một lần nữa.--Á Lý Sa 05:24, 11 tháng 5 2005 (UTC)

Các bác cho hỏi: nếu trong bài có từ Albert Einstein, tôi muốn mở một link đến đó thì nên làm cách nào trong các cách sau:

  • [ [Albert Einstein] ]
  • [ [Einstein|Albert Einstein] ]

Zạ Trạch 02:20, 16 tháng 5 2005 (UTC)

Xin anh tham khảo Help:Sửa đổi#Liên kết Link. Cách nào trong hai cách nêu ra cũng dùng được. Cách thứ nhì được dùng khi anh muốn chữ hiện ra khác với tên của bài được liên kết, nhưng thứ tự là [[tên bài|chữ hiện ra]]. Trong trường hợp Einstein, nếu anh chỉ muốn hiện ra họ nhưng lại liên kết đến tên đầy đủ, thì nên viết [[Albert Einstein|Einstein]] Dung Nguyen 02:25, 16 tháng 5 2005 (UTC)
Khi Zạ Trạch viết [[Zạ Trạch|tôi]] thì người đọc sẽ nhìn thấy tôi (thay vì nhìn thấy Zạ Trạch). Và khi họ click vào tôi họ sẽ được dẫn đến bài viết có tựa đề là Zạ Trạch. Mekong Bluesman 04:37, 16 tháng 5 2005 (UTC)


Theo tôi,nên đưa chi tiết : nguyên tử không bị phân chia trong các phản ứng hóa học chăng? Sự thật là chân lí 15:30, ngày 06 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]