Thảo luận:Nguyễn Cảnh Toàn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Không nên tí nào[sửa mã nguồn]

Đây là chú thích mà LĐ đã cắt bỏ trong bài NCT:

Các tranh luận trên Diễn đàn Toán học

Xin nói trước, LĐ chưa bao giờ biết gì về Nguyễn Cảnh Toàn ngoài việc trong thập niên 80 có đọc 1 cuốn sách rất mỏng của sở GD xuất bản mà NCT là đồng tác giả (viét về hình học sơ cấp mà tôi quên nội dung rồi) :

Theo LĐ việc dùng các dẫn chứng trong một diễn đàn mà mọi người đều lấy NICK để đàm tiếu về 1 cá nhân , kể các câu chuyện tán dóc mà ai cũng đồn tếu lên được thì quả là xấu hổ cho Wiki.

Việc đưa ra các nguồn chú thích cá nhân nên có nhân xưng rõ ràng: Ai, tên gì, nhà bình luận nào, GS, TS hay học giả hay báo chí hay cơ quan nào bình phẩm về nhân cách hành động của 1 con ngưởi. Lúc đó các chú thích mới có giá trị để cứu xét chứ chưa chắc có giá trị để phê phán.

Không nên dựa vào các ý kiến chưa có 1 tí gì để kiểm chứng mà phán vào 1 bài bách khoa như vầy!

Tôi cảm thấy xấu hổ không phải vì NCT đã làm gì (vì tôi cùng chưa hề nghe thấy từ 1 nguồn tin chính thức nào) nhưng cảm thấy xấu hổ vì việ trình bài ở đây: "Nói xấu người gián tiếp như vầy" liặu có nên không

Ngoài ra, Chú thích thứ 1 lại chưa đụng tới tên cá nhân con người cụ thể thì cùng chưa có giá trị xác thực! Đem vào đây là làm dẫn chứng thiệt là ngộ!

Tôi tạm thời xóa bớt 1 chú thịch

Sau đó nếu tác giả bài này không đưa ra được lập luận vừng vàng với các chi tiết thông tin có thực chứng thì hy vọng ai đó rảnh sẽ xóa luôn câu tán về ông NCT.

LĐ (15.235.153.107 20:08, 12 tháng 9 2006 (UTC))

Theo tôi cả cái link còn lại cũng không dùng được vì không nêu đích danh, làm sao wiki dám khẳng định người chỉ được "gọi tên" là một vị nào đó chính là Nguyễn Cảnh Toàn? Tmct 21:03, 12 tháng 9 2006 (UTC)
Cám ơn Làng Đậu và Tmct đã chú ý và kiểm chứng bài này. Tôi muốn nhắc tất cả các thành viên quan tâm đến chất lượng của Wikipedia tiếng Việt (trong đó có các sysop) là gần đây có một số phá hoại bằng cách mang vào các website không thích hợp hay tạo ra nhiều câu hỏi; nhiều phá hoại còn dùng pipe trick để che cái URL của những website đó. Mọi người nên chú ý đặc biệt vào các sửa đổi đến phần "liên kết ngoài". Mekong Bluesman 00:20, 13 tháng 9 2006 (UTC)
Theo tôi cái quan trọng nhất đối với wiki là trung thực, thông tin trong bài viết Toán học Việt Nam: Danh và thực của GS Nguyễn Tiến Dũng thực ra không thể chính xác hơn, đơn giản vì lý do tế nhị, chứ ai quen biết một tí về toán cũng thừa hiểu người mà GS nói đến ở đây là ai: Có vị mang danh "viện sỹ nổi tiếng", "một trong mấy trăm bộ óc vĩ đại nhất của thế kỷ trên thế giới", tự so sánh "cống hiến khoa học" của mình ngang tầm với những nhà toán học tên tuổi như Lobachevsky, trong khi "công trình" của vị chẳng được ai trên thế giới quan tâm đến. Một điều đáng xấu hổ nữa là sự háo danh của ông NCT với rất nhiều bài báo lăng xê một cách lố bịch, những cái này trên Diễn đàn Toán học nhiều người trong giới cũng nói đến rồi. "Viện sỹ" mà chỉ có 4 bài báo trên tạp chí của VN là thế nào ? trong khi những GS toán học đứng đắn khác như GS Hoàng Tụy hay Ngô Việt Trung có hàng trăm bài trên tạp chí quốc tế, khi được nhận những đề nghị phong VS như vậy nhưng họ đều từ chối. "Viện sỹ" nào có thể tự làm ở VN rồi sang MGU bảo vệ luận án tiến sỹ khoa học trong vòng một tháng ??? và mặc dù VS đã rất lâu không làm toán vẫn có thể trả lời phỏng vấn một cách tự tin, không ngượng về chức danh VS hão mới như thế này sao? Xin cám ơn, tôi rất phấn khởi nhưng không bao giờ tôi thoả mãn với những gì đã đạt được !!! :(( Tôi đồ rằng có thể ông sẽ sưu tầm thêm vài danh hiệu nữa thì mới thoả mãn chăng ??? Sự thật thế nào chắc mọi người cũng đã ngầm đồng ý. Nếu wiki tôn trọng sự thật thì không nên chỉ đưa ra những dẫn chứng vốn không trung thực và đầy rẫy trên báo chí VN như thế, sẽ gây hiểu lầm cho người đọc vốn đã bị ngộ độc bởi vô số các danh hão khác. Tốt nhất là viết về NCT thật đơn giản thôi (và như thế là xứng đáng với vai trò của ông!): ông ấy là một người dạy học ở DHSP và làm tổng biên tập [mãi] không nghỉ của tạp chí THTT trong 40 năm! Khoái lạc 01:09, 22 tháng 9 2006 (UTC)
Nếu bạn thực sự muốn đưa "đồng ý ngầm" vào Wikipedia; xin bạn hãy đăng thông tin này trên một nguồn tin có uy tín; trước khi đưa vào đây. Mời bạn xem thêm Wikipedia:Chú thích nguồn gốc. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 06:38, 22 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi đã cắt bỏ câu này: Tuy nhiên nhiều người trong giới chuyên môn không đánh giá cao trình độ của ông vì không có dẫn chứng. Nếu ai muốn khôi phục câu này thì phải có dẫn chứng cụ thể, nêu đích danh được người phê bình. Còn như thả ra một câu khơi khơi vậy thì ai cũng có thể dán nhãn cho bất kỳ ai, may ra cỡ Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Hiệu mới yên ổn được. Avia (thảo luận) 01:56, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi revert lại!, hơn 40 năm nay không có bài nào trên tạp chí quốc tế, các bài báo cũng không được trích dẫn lần nào, trình độ NCT nói thẳng ra là thua một nghiên cứu sinh nghiêm túc và thua phần lớn dân làm toán chuyên nghiệp ở VN. Nếu ông không tự quảng cáo một cách không xấu hổ trên báo chí thì cũng chả ai thèm động đến. Giờ cứ hỏi một đứa học sinh hay người không chuyên môn, y như rằng lôi phát minh của VS Nguyễn Cảnh Toàn ra để ca ngợi như một thành tựu lớn nhất của khoa học Việt Nam. Nói thật là nhiều người xấu hổ thay cho ông ấy! Việc tìm nhận xét về "công trình" của NCT công nhận khó khăn, bởi vì trong giới toán học có ai biết ông ta là ai đâu? :P Hay ta viết thế này cho rõ ý nhỉ? các nhà báo và các học sinh Việt Nam đánh giá rất cao trình độ toán học của ông :)) 132.203.114.155 03:30, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Trong bài đã có những câu như "40 năm nay ông không có bài báo nào trên tạp chí quốc tế.", người đọc có thể tự đánh giá được rồi, không cần bạn phải gợi ý thêm. Còn như viết nhiều người trong giới chuyên môn không đánh giá cao trình độ của ông (nhiều cơ mà!) nhưng khi tôi yêu cầu dẫn chứng bạn lại bảo "khó khăn", thế thì ai chả nói được! Avia (thảo luận) 03:46, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Và nữa, tôi đề nghị bạn đăng ký thành viên để phát ngôn có trách nhiệm hơn, chứ với địa chỉ IP thì nói sao chả được! Avia (thảo luận) 03:49, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Có vẻ bạn bắt bẻ câu chữ nhỉ, cái khó khăn đấy na ná giống như việc tìm dẫn chứng bảo bạn Avian không phải là thiên tài đấy ạ! Nếu tôi dùng tên thật thì bạn định làm gì, truy tố tôi sao mà nói trách nhiệm hay không trách nhiệm? :)) Thêm nữa tôi không hiểu cái tên Avia của bạn thì khác gì với IP của tôi ạ ? Tên của bạn trên CMND đấy phải không ah ? Tôi hỏi thêm là nếu ta chỉ đưa ra nhưng thông tin một nửa về VS như thế mà không có một câu nói khẳng định lại thực chất của vấn đề để người đọc không bị nhầm lẫn thì đã là hợp lý chưa? Không ai chê một thứ trưởng háo danh cả nhưng VS (dù là VS mua) mà dốt toán lại PR cực giỏi thì cũng đáng tôn vinh lắm phỏng ạ? Ít ra để cho bọn trẻ con nước mình còn noi gương mà học tập chứ ạ ? Tôi tin rằng nếu chúng ta có chính sách khuyến khích tốt một thời gian nữa có khi bạn Avia cũng là viện sỹ viện thiên tài quốc tế ấy chứ :)) 132.203.114.155 04:03, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Đề nghị thảo luận vào vấn đề và tránh công kích cá nhân. Những thông tin chưa rõ ràng cần có dẫn chứng cụ thể, không thể phát biểu chung chung được. Nếu bài này không được viết với tinh thần xây dựng mà chỉ là bàn phím chiến thì nó sẽ bị khóa lại, chỉ cho thành viên có tài khoản sửa đổi. Nguyễn Thanh Quang 04:10, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi không cần bạn nêu tên thật. Khi nói đến "trách nhiệm", tôi chỉ nói về trách nhiệm trong cộng đồng Wikipedia. Trong Wiki này, tôi đã dùng nick Avia hơn 1 năm nay, không thể hôm nay Avia khen ông X, ngày mai chê mà được. Đó là trách nhiệm (mặc dù cũng tương đối thôi). Nhưng với một IP, hôm nay tôi bảo ông Y không có công trạng gì, hôm sau vào hàng net khác khen cũng được. Vậy thì nick khác IP chứ, sao bạn khéo so sánh thế. Avia (thảo luận) 04:16, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Có thể nói thêm: tôi cũng ghét bọn ngụy khoa học chắc không kém bạn bao nhiêu. Chuyện "nữ viện sĩ đầu tiên của Việt Nam" Kim Bảo, tôi cũng theo dõi cả. Nhưng vụ Kim Bảo đó, có những người lên tiếng trên báo chí, có tên tuổi rõ ràng. Chứ vụ viện sĩ của ông Toàn này, đã ai dẫn chứng được cụ thể đâu? Bài phỏng vấn Nguyễn Tiến Dũng chỉ nói về "một ông nào đó", làm sao khẳng định được là anh Dũng nói về Ng C Toàn hay về người khác? Avia (thảo luận) 04:24, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Sự thật mới là quan trọng bạn ạ, ngay cả một người cũng hoàn toàn có thể thay đổi ý kiến, bạn không bao giờ thay đổi ý kiến sao :) Nói thêm, IP của tôi là tương đối "tĩnh" vì có phải là hàng net đâu :). Tôi có bàn phím chiến cho vui một chút thôi, chứ ông Toàn thì có liên quan gì đến tôi ? Nhưng nhắc lại, người ta nói mãi rồi, một nửa sự thật thì không phải là sự thật, các bạn chỉ đưa toàn VS với chả bộ óc thế kỷ lên, không hề có đánh giá tương xứng thì không biết đã được một nửa sự thật chưa ? (mà không phải người đọc nào cũng để ý đọc cái link ABI để đỡ choáng đâu :)

Bài của GS Dũng thì vì lý do tế nhị thôi (chuyện này bạn ở VN thừa hiểu), ở VN cũng chỉ có ông Toàn với học trò là ông Phất làm cái hàng nhái Lobachevsky, còn là VS thì chỉ có ông Toàn với (cũng học trò của ông!) là ông Việt thôi. Ngay cả không có nhận xét của bác Dũng thì so sánh giữa những bài ca ngợi và tự ca ngợi của ông T. với những gì ông làm được đã thấy rất lố bịch rồi, bạn đồng ý không? Tôi dừng ở đây, cũng muộn rồi!

132.203.114.155 04:35, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Dĩ nhiên là ai cũng có thể thay đổi ý kiến, nhưng phải có nguyên nhân chứ. Nếu bạn có IP "tĩnh" thì tốt, tôi chỉ e đó là đường ADSL của VN thì cũng thay đổi thôi.

Ai cũng có lý do cả, anh Dũng thì tế nhị, anh khác thì cả nể, anh khác nữa thì không thèm chấp, v.v... vâng, không ai làm Lục Vân Tiên cả thì đạo tặc tất phải lộng hành. Nạn háo danh thì đâu cũng có và thời nào cũng có, nhưng tôi công nhận VN thời nay nhiều thật. Thế thì tại sao bọn ngụy khoa học lại nhan nhản thế, các nhà khoa học chân chính không chịu vạch mặt nó ra, chẳng lẽ là vô can sao?

Avia (thảo luận) 07:14, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Ở trên bạn so sánh trường hợp của ông Toàn với Kim Bảo, sao có bài về KB mà không có bài về ông Toàn, vâng, lý do đơn giản là KB chỉ là hạng ruồi nên ngo ngoe một cái là bị đập ngay, chứ còn một đống các VS rởm khác của VN cũng có sao đâu. Hi vọng duy nhất là các VS tự xấu hổ mà sám hối thôi, chẳng hạn như ông Việt lên báo TTVH chữa ngượng. Nhưng ông Việt khác, ông Toàn khác, ông Việt dù sao cũng còn là người làm toán có năng lực ở VN (mà người làm khoa học chân chính thì thừa hiểu đạo đức khoa học thế nào), và ông rất sợ bị cộng đồng toán học chê cười. Nghe đồn sau vụ VS ông Việt cũng ngượng không dám lên viện toán chơi nữa :) Còn chuyện Lục Vân Tiên thì thời nào trí thức VN chẳng hèn hả bạn :) :-? 132.203.114.155 01:27, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Cần dẫn chứng[sửa mã nguồn]

Câu "Tuy nhiên nhiều người trong giới chuyên môn không đánh giá cao trình độ của ông" đã được Tmct gắn tiêu bản cần chú thích (dẫn chứng) từ hôm 12 tháng 9 năm 2006, cho đến hôm nay là đã quá 2 tuần. Đề nghị người đưa thông tin này vào bài cho dẫn chứng nguồn tham khảo cụ thể, nếu không tôi sẽ xóa. Thời gian 2 tuần để tìm kiếm nguồn tham khảo cho 1 thông tin có lẽ là đủ dài. Nếu về sau, bạn tìm được nguồn dẫn, thì câu này sẽ lại được cho vào trong bài. Câu này đã bị revert nhiều lần, trong 2 tuần vừa rồi chắc bạn cũng đã có kết quả cho việc tìm kiếm nguồn dẫn để giữ lại nó trong bài. Casablanca1911 06:46, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Về danh hiệu viện sỹ và bộ óc lỗi lạc thế kỷ[sửa mã nguồn]

Tôi tạm chuyển đoạn dưới đây từ trong bài ra.

"Việc nhiều báo chí ở Việt Nam tôn vinh danh hiệu này của Nguyễn Cảnh Toàn đã gây một số phản ứng tiêu cực trong cộng đồng làm toán Việt Nam. Đây thực chất là một danh hiệu không có uy tín trên thế giới. Viện tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ là một tổ chức kinh doanh, để được tôn vinh bộ óc lỗi lạc người ta chỉ cần bỏ ra một khoản tiền.

Đoạn trên chưa có dẫn chứng (danh hiệu không có uy tín, phản ứng tiêu cực, tổ chức kinh doanh...). Hơn nữa, nói về tổ chức này đã có bài ABI, người đọc sẽ tự đánh giá từ các thông tin trong bài đó. Tôi cho rằng nhắc lại ở đây là không cần thiết. Xin lưu ý là bà Ngô Bá Thành cũng đã nhận nhiều danh hiệu từ tổ chức ABI này và cả IBC (một thứ tương tự của Anh) nữa. Nếu nhất định phải nói về các tổ chức này tại bài về Nguyễn Cảnh Toàn thì cũng nên làm việc tương tự tại bài bà Ngô Bá Thành, như vậy mới công bằng.

Xin mọi người cho ý kiến. Tmct 07:57, 25 tháng 9 2006 (UTC)

Đồng ý cắt khỏi bài. Để đoạn đó không có dẫn chứng thì giống như bêu xấu GS Nguyễn Cảnh Toàn một cách bất công. Avia (thảo luận) 10:13, 25 tháng 9 2006 (UTC)

Dẫn chứng nằm trong bài về ABI, mọi người lưu ý NCT là trường hợp đặc biệt khi được lăng xê và tự lăng xê rất nhiều trên báo chí VN. Theo tôi nếu cắt khỏi bài thì cũng nên cắt luôn cái đoạn nói về danh hiệu kia đi. Như thế mới hợp lý.132.203.114.155 20:34, 25 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi không học toán nhưng cũng có nghe danh viện sỹ Nguyễn Cảnh Toàn, đọc bài này tự nhiên thấy hơi buồn buồn, có lẽ tôi đã ngộ nhận. Cũng có thể đưa ngộ nhận này vào trong bài, vì những người như tôi rất nhiều, tôi tin là vậy. Cứ tưởng Viện Tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ là của "quốc gia Hoa Kỳ" chứ. Dù sao cũng cám ơn, cho dù là thần tượng một thời đã sụp đổ.Nghilevuong 04:48, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Đọc xong bài này, Nguyễn Cảnh Toàn, tôi thật sự lo lắng cho nền giáo dục của Việt Nam. Cá nhân tôi thật buồn vì "ngộ nhận" về một thần tượng và không biết còn có bao nhiêu, giáo viên, thanh thiếu niên, học sinh ở Việt Nam cũng ngộ nhận như tôi. Tôi thật bức xúc với các cá nhân, cơ quan báo chí của Việt Nam đã lăng xê sự thật này.--Nguyễn Thế Phúc thảo luận 13:12, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi thấy ông Nguyễn Cảnh Toàn chẳng có lỗi gì ở đây cả. Vấn đề là do mọi người coi trọng cái danh hiệu do Viện Tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ cấp cho, mà ai có được danh hiệu này không phải là khi đó giá trị của họ lúc đó sẽ bị hạ thấp. Nhiều người giỏi, nổi tiếng cũng có trong danh sách này. Mà ai có thể khẳng định là chỉ cần bỏ tiền ra, là bạn sẽ được Viện Tiểu sử danh nhân Hoa Kỳ cho tên vào danh sách "Những bộ óc lỗi lạc của thế kỷ 21" ? Tội gì mà họ không gửi thư đến các nhà triệu phú, tỷ phú Việt Nam để mời họ ghi tên vào danh sách này, lệ phí có khi còn thu được nhiều tiền hơn. Còn Nguyễn Cảnh Toàn được biết đến với tấm gương tự học và tự rèn luyện, sự say mê toán học trong thời thanh niên, khi đang học luật mà vẫn tìm tòi nghiên cứu về toán. Những người học Tiến sĩ, Phó tiến sĩ ở nước ngoài rồi đi giảng dạy, viết báo nước ngoài thì cũng giỏi, nhưng không hiếm, còn ông Toàn thì làm Tiến sĩ trong nước, bảo vệ thành công ở nước ngoài, đó là tấm gương cho việc tự nỗ lực rèn luyện và tự đào tạo. Ngoài ra thì ông cũng có công lớn trong việc đề xuất học sau Đại học được tổ chức trong nước. Quan điểm của ông là "Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức" là hoàn toàn đúng và có lẽ nhiều người tự nhận mình là nhà khoa học nhưng không nhận ra được điều này. Casablanca1911 07:08, 30 tháng 9 2006 (UTC)
Cái quan điểm "Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức" đối với nhà khoa học là sai rõ ràng, điều đó cũng thể hiện một phần sự tự ti của ông trong cộng đồng toán học. Đã là nhà khoa học thì công trình là quan trọng nhất, nhà khoa học chứ không phải là nhà đạo đức! Mà thật ra những người làm khoa học chân chính thường sẽ biết đạo đức khoa học là thế nào! Đó là sự trung thực với những gì mình làm được! Thứ mà tôi chưa nhìn thấy ở ông Toàn. Các bạn có thể dẫn ra rất nhiều danh nhân, nhà khoa học với rất nhiều tật xấu, nhưng hơn hết họ vẫn là nhà khoa học bởi vì công trình của họ! Việc ông khởi xướng cái công nghệ chế tạo TS trong nước khi mà điều kiện không cho phép đã cho thấy tư duy khoa học của ông nông dân thế nào! Cái thời người ta có thể làm khoa học bằng đèn đom đóm qua lâu rồi! Thảo luận không ký tên này là của IP 132.203.114.216.

Mọi người không thấy sự lố bịch trong danh hiệu "bộ óc lỗi lạc của thế kỷ 21" sao? thế kỷ 21 mới bắt đầu từ năm 2001, vậy trong mấy năm ấy bộ óc ông NCT đã đóng góp gì cho nhân loại? Nếu nói "bộ óc lỗi lạc của thế kỷ 20" nghe còn đỡ chối hơn. Tôi có người quen làm ở báo Toán học và Tuổi trẻ nói ông này cậy là "lão làng", cứ bám lấy chức Tổng Biên tập báo (cho đến 1-2 năm gần đây mới thôi, sát tuổi 80), không làm gì nhưng hàng tháng vẫn đến lĩnh tiền. Có lần Bộ đã định cho thôi chức này thì ông ấy quen với các cấp có thế lực tác động nên các thứ trưởng cũng ngại không dám ký quyết định thôi chức ông. Trích dẫn trong bài viết nói ông được coi ngang hàng với Hoàng Tụy, Phan Đình Diệu,.. lại là của Hoàng Ngọc Hiến, nhà nghiên cứu văn học, làm sao biết giá trị trong toán? có lẽ Hoàng Ngọc Hiến cũng bị sự lăng xê đánh lừa? bài của TSKH Nguyễn Đình Cát ca ngợi hết lời cũng đăng trong 1 tờ báo về văn chương nghệ thuật. Nguyễn Đình Cát là ai? ông TS này thuộc ngành địa chất kiến tạo, đã về hưu, viết báo kiếm thêm, đã có "phốt" "cày ải", viết 1 bài đăng mấy báo (tôi không nhớ có đạo văn hay không), đã bị bạn đọc nêu tên và một số báo, tạp chí tẩy chay không dùng bài nữa từ cách đây khoảng dăm bảy năm.--Nguyễn Việt Long 10:59, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Có ai biết Danh sách "bộ óc lỗi lạc của thế kỷ 21" là gồm những ai không nhỉ, thì mới có thể so sánh với ông T và biết được danh hiệu này thực chất là giành cho những người mà có sản phẩm đóng góp cho nhân loại vào thế kỷ 20 hay thế kỷ 21. Tôi thì thấy những danh hiệu giải thưởng điện ảnh, giải thưởng ca nhạc, giải thưởng nghiên cứu v.v...năm X toàn trao cho các tác phẩm đã được sáng tác trước năm X. Việc trích dẫn đã có trong bài hoàn toàn mang tính khách quan, vấn đề này đã được thảo luận ở rất nhiều bài tại Wiki này rồi. Chúng ta không có quyền đánh giá nguồn dẫn đúng, sai, miễn là nguồn dẫn đó là một bài báo đã được đăng, xuất bản ngoài thị trường hay trên mạng, chứ không phải là chuyện bàn luận của 1 forum. Như trong bài Thảm sát Huế Tết Mậu Thân, thông tin từ nguồn dẫn của Douglas Pike hoàn toàn phi lý và vô căn cứ, biết vậy, nhưng chúng ta vẫn phải đưa vào, vì nó là nguồn dẫn. Casablanca1911 11:33, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Thống kê tại MathSciNet[sửa mã nguồn]

Sao trong bài lại nói là thống kê tại đó có 8 bài? tôi vào chỉ thấy có 4 bài này. Đề nghị ai cung cấp nguồn này xem lại.

  • [1] MR1000824 (90g:51037) Nguy\cftil en Canh Toàn; Nguy\cftil en \Dbar\u ang Ph\cfac at Les espaces ultranoneuclidiens. (French) [Ultra-non-Euclidean spaces] Acta Math. Vietnam. 13 (1988), no. 1, 117--151 (1989). (Reviewer: Jan van de Craats) 51M99
  • [2] MR0474135 (57 #13785) Nguy\cftil en Cánh Toàn Structure d'espace projectif de l'ensemble des espaces riemanniens à absolu mobile admettant une base donnée. (French) Acta Math. Vietnam. 1 (1976), no. 2, 75--88. (Reviewer: E. J. F. Primrose) 53C20 (50D20)
  • [3] MR0275273 (43 #1030) Nguyên Canh Toàn Sur un espace reimannien à absolus locaux. (French) Acta Sci. Vietnam 2 1965 5--42. (Reviewer: G. Zappa) 50.40
  • [4] MR0269649 (42 #4544) Nguyên Canh Toàn Les involutions $n$-aires. (French) Acta Sci. Vietnam 1 1964 167--252. (Reviewer: G. Zappa) 14.01

Ngoài ra, có bài số 1 đăng năm 1988, như vậy là không phải 40 năm nay không có bài. À nhưng mấy tạp chí trên đều là của Việt Nam (không phải nước ngoài) à? Nhưng lại có reviewer người Tây, oai nhẩy. Tmct 08:05, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Nếu bạn xem thống kê không dấu sẽ đầy đủ hơn [1]

[1] MR1000824 (90g:51037) Nguy\cftil en Canh Toàn; Nguy\cftil en \Dbar\u ang Ph\cfac at Les espaces ultranoneuclidiens. (French) [Ultra-non-Euclidean spaces] Acta Math. Vietnam. 13 (1988), no. 1, 117--151 (1989). (Reviewer: Jan van de Craats) 51M99

[2] MR0474135 (57 #13785) Nguy\cftil en Cánh Toàn Structure d'espace projectif de l'ensemble des espaces riemanniens à absolu mobile admettant une base donnée. (French) Acta Math. Vietnam. 1 (1976), no. 2, 75--88. (Reviewer: E. J. F. Primrose) 53C20 (50D20)

[3] MR0275273 (43 #1030) Nguyên Canh Toàn Sur un espace reimannien à absolus locaux. (French) Acta Sci. Vietnam 2 1965 5--42. (Reviewer: G. Zappa) 50.40

[4] MR0269649 (42 #4544) Nguyên Canh Toàn Les involutions $n$-aires. (French) Acta Sci. Vietnam 1 1964 167--252. (Reviewer: G. Zappa) 14.01

[5] MR0166656 (29 #3929) Nguy\cftil en C\u anh Toàn Decomposition d'une collineation de l'espace $P\sb{n}$ en produit de perspectives ou en produit d'homologies centrales application ax matrices. (French) Publ. Math. Debrecen 10 1963 1--9. (Reviewer: P. Dembowski) 50.30

[6] MR0144242 (26 #1789) Nguy\cftil en-Canh-Toàn Involution $n$-aire. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 231--234. (Reviewer: H. Schwerdtfeger) 50.30

[7] MR0139984 (25 #3408) Nguy\cftil en-C'anh-Toàn Définiton géométrique des quadriques dans les espaces non-euclidiens. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 101--107. (Reviewer: H. Schwerdtfeger) 50.38

[8] MR0139979 (25 #3403) Nguy\cftil en-C'anh-Toàn Involution $n$-aire et ses applications à l'étude des hyperquadriques dans les espaces euclidiens et non-euclidiens à $n$\ dimensions. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 109--113. (Reviewer: H. Schwerdtfeger) 50.30

Đúng là 40 năm nay ông Toàn không có bài báo trên tạp chí nước ngoài. Có thể xem một reviewer này nhận xét về công trình [5]của ông Toàn:

The author proves some results on collineations of finite-dimensional projective spaces. These are not all new' [cf. Baer, Linear algebra and projective geometry, Chapter III.2, Academic Press, New York, 1952; MR0052795 (14,675j)]. Reviewed by P. Dembowski

132.203.114.155 21:42, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Xin được hỏi về câu trong bài "Cũng theo thống kê nói trên của MathSciNet thì đã 40 năm nay ông không có bài báo nào trên tạp chí quốc tế." Đây là thống kê do MathSciNet hay do người cung cấp thông tin trong bài thực hiện ? MathSciNet có viết rõ ra là kết quả thống kê cho 40 năm nay không ? Khi tìm kiếm trong 1 trang Web mà chỉ thấy có 3 bài báo của một người thì có thể rút ra kết luận ông đó chỉ viết 3 bài báo không ? Casablanca1911 07:42, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Nếu:
  1. MathSciNet tuyên bố rằng diện thống kê của MathSciNet trải từ năm xx đến hiện tại.
  2. Search toàn MathSciNet chỉ ra được 3 bài của ông A
thì ta có kết luận: "Theo MathSciNet, từ năm xx đến nay, ông A chỉ có 3 bài."
Nếu có thêm:
  1. Kết quả search tại MathSciNet cho thấy bài cuối cùng của ông A đăng cách đây hơn 40 năm
thì ta có thêm kết luận: "Theo MathSciNet, từ 40 năm nay, ông A không có bài nào."
Wiki hoàn toàn có thể dùng logic này. Tmct 08:05, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Như vậy, thì nên viết chính xác hơn là, trong trang MathSciNet chỉ có 3 bài của ông A từ cách đây 40 năm. Casablanca1911 08:27, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Thế nào gọi là "chính xác hơn"? Casa học lại môn logic và "logic deduction" đi, rồi quay lại chứng minh kết luận mà tôi viết ở trên "không chính xác bằng" câu của Casa nhé. Tmct 09:28, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Xin lỗi nhưng có vẻ cậu Casablanca1911 chả biết gì về MathSciNet cả, đây là CSDL chuẩn về bài báo của Toán học. Nó thống kê hầu hết (nếu không muốn nói là tất cả) các bài báo trong lĩnh vực toán học trên thế giới (không có tên tuổi gì mấy như hai tạp chí toán của VN cũng được thống kê nữa là). Mọi số liệu thống kê công trình trong toán trên thế giới đều lấy ở đấy ra thôi. 132.203.114.155 12:17, 28 tháng 9 2006 (UTC)

OK, tôi cũng chỉ là một người hoàn toàn bình thường thôi, không biết gì đâu, chỉ là độc giả của Wikipedia như những người Việt Nam khác thôi. Cho nên MathSciNet quan trọng hay không quan trọng, tôi cũng chẳng để tâm làm gì. Nhưng chỉ muốn là câu được viết ra phải đưa đúng thông tin và đúng "tinh thần" của nó. Ví dụ, tôi vào một thư viện X, tìm thấy 3 tài liệu nghiên cứu của 1 tác giả từ năm xx đến nay (tìm bằng chương trình tìm kiếm trên máy tính của thư viện) thì tôi không thể tuyên bố rằng: "Theo thống kê của thư viện X, ông A có tất cả 3 tài liệu nghiên cứu từ năm xx đến nay", mà nên viết rằng, "chỉ tìm được 3 tài liệu nghiên cứu của ông A theo kết quả tìm kiếm tại thư viện X", hoặc viết là "Việc tìm kiếm tại thư viện X cho kết quả là có 3 tài liệu của ông A từ năm xx đến nay" Casablanca1911 07:41, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Mathscinet là trang web chuyên dành cho giới khoa học rất có uy tín. Nó tập hợp hầu hết tất cả các tài liệu về nghiên cứu khoa học từ khoảng những năm 40 trở lại đây, và hiển nhiên có chứa tất cả các tạp chí khoa học lớn. Nếu một bài báo mà không xuất hiện trên đó thì hoặc là nó không tồn tại, hoặc là nó vớ vẩn đến mức không ai thèm quan tâm. Mathscinet đã cho kết quả như vậy thì có thể khẳng định, Nguyễn Cảnh Toàn từ năm 1962 đến nay chưa từng công bố trên một tạp chí có uy tín nào một công trình khoa học của mình, mặc dù ông rất chăm chỉ viết bài tự khen mình trên các báo không chuyên. (Kakalotta) thảo luận quên ký tên này là của 58.187.106.33 (thảo luận • đóng góp).

Xin được hỏi là có được đưa ý kiến so sánh chủ quan tại bài viết ở Wikipedia không ? Nếu để tiền lệ này, rồi có so sánh các quốc gia với nhau, rồi so sánh các danh hiệu, giải thưởng v.v...Tôi đề nghị xóa phần so sánh 2 nhân vật trong bài. Casablanca1911 08:25, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi cũng cho rằng Wikipedia không nên tự đưa ra so sánh của mình. Một phép so sánh chỉ nên trích dẫn từ 1 nguồn tin uy tín khác. Tuy nhiên, có thể đặt đường link đến GS Hoàng Tuỵ trong phần xem thêm. Vietbio 08:53, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Ko nên so sánh như vậy. An Apple of Newton thảo luận 09:27, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Số liệu không phải là nhận định chủ quan. Wikipedia nên đưa ra số liệu khách quan. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:02, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Bạn lại cho thêm phần so sánh vào, như vậy, nếu có số liệu khách quan thì được phép so sánh trình độ, mức độ...của 2 nhân vật hoặc 2 quốc gia ? Casablanca1911 09:25, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Không hề có chữ trình độ nào ở đây. Đó là nhận định hoàn toàn chủ quan của bạn. Chỉ có sự thật 4 < 151 được nêu ra. Đây là sự thật khách quan nằm hoàn toàn ngoài mong muốn chủ quan của bất cứ người viết bài nào. Không ai nói 4 là "kém" hơn 151. Đối với tôi, chỉ cần 1 bài báo cũng có thể "giỏi" hơn 100000000 bài nếu 1 bài báo đó có ảnh hưởng lớn đến phát triển chuyên ngành. Chúng ta ở Wikipedia có nhiệm vụ nêu ra số liệu và sự thật khách quan và không hơn không kém. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:28, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Nhân tiện nói trước là tôi đã nói xong ý rồi. Xin đừng tiếp tục thảo luận tiếp tốn tài nguyên Wikipedia. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:31, 28 tháng 9 2006 (UTC)

"So sánh với ...thì số lượng bài báo chuyên ngành của Nguyễn Cảnh Toàn không lớn...". Câu kết luận này trong bài liệu có cần phải đưa ra không, khi đã có so sánh con số 4 và 151 rồi ? Ai nói xong ý rồi thì không cần thảo luận tiếp, để người khác thảo luận. Casablanca1911 09:41, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Cậu Casablanca1911 đến MathSciNet còn chả biết mà bảo vệ VS kinh nhỉ :-? không hiểu cậu có định chơi trò "bán cá tươi" ở đây không ? Chả ai cấm việc so sánh ở wiki cả, chưa nói đến việc so sánh này để thấy được VS chúng ta tài giỏi đến mức nào. Còn bạn Tttrung dẫn cái 1 > 100000000 nghe ghê thế, đúng là tầm VS mới có thể viết được, mà trong VS chắc chỉ có ông T. mới có thể viết được bài như thế, cá nhân tôi tin là bọn gs nước ngoài dốt, không đánh giá được mấy bài báo của ông Toàn nên không có một ai trích dẫn cả, chúng ta đành phải đợi bao giờ GS chúng nó đều là VS hết thì mới hy vọng hiểu được!

Mà nghĩ cho cùng giỏi như bác Châu cũng đâu có làm dân mình tự hào bằng VS Toàn phỏng ạ? Tác dụng doping của bao nhiêu bài báo ca ngợi VS trên báo chí, truyền hình và trên cả tạp chí Toán học TT do chính ông T. phụ trách to lớn hơn nhiều. Người ta bảo ngu si hưởng thái bình, tỉ lệ thủ dâm tinh thần thì dân mình nó là nhất thế giới rồi! Tính đi tính lại thì hành động của ô.T. đâu phải háo danh, ông nhìn xa trông rộng, quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân dân VN đấy chứ phải không ạ ? Thế mà nước mình nhất quyết không chịu phong anh hùng lao động cho ông dù ông đã mấy lần viết đơn xin. 132.203.114.155 12:52, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Mathscinet là cơ sở dữ liệu chủ yếu mà giới toán học sử dụng để tra cứu tài liệu, công trình nghiên cứu trong lãnh vực toán học. Nói cách khác, một công trình, bài báo trong thời gian gần đây mà không có trên Mathscinet thì có thể coi là không có giá trị khoa học.

Về đánh giá hàm lượng khoa học của một công trình, người ta căn cứ vào số lần các bài báo khác trích dẫn. Có thể dùng google scholar để thấy impact factor của Nguyễn Cảnh Toàn cao đến như thế nào. Thua cả một nghiên cứu sinh trong nước.

Kakalotta 15:13, ngày 18 tháng 6 năm 2007

Giải pháp[sửa mã nguồn]

Để cho công bằng LĐ đề nghị rút câu này ra v`i không có "fact":

Tuy nhiên nhiều người trong giới chuyên môn không đánh giá cao trình độ của ông

Bù lại trong phần chú thích nên thêm vào 1 câu mô tả ngắn thế nào là Viện tiểu sử Hoa Kỳ để người đọc thấy rõ hơn tính chất vụ lợi của tổ chức đó bởi vì mấy ai chịu bấm link để tìm hiểu cho căn kẽ -- chẳng hạn như:

Đây là một tổ chức tư nhân không có tư cách đại diện cho quốc gia Hoa Kỳ, những người được tổ chức này đề nghị vào danh sách viện sĩ đều phải nộp một số tiền (hơn 1000USD) để được công nhận

Nếu không ai phản đối sau 1 tuần kính nhờ MC bỏ vào trong bài cho xong!

LĐ (15.235.153.107 18:15, 27 tháng 9 2006 (UTC))

Bỏ câu đầu thì tôi đương nhiên là tán thành, vì không có dẫn chứng cụ thể. Tôi cũng đồng ý thêm vào câu sau, chỉ đề nghị điều chỉnh một chút như sau:

Đây là một tổ chức tư nhân, không phải là đại diện cho quốc gia Hoa Kỳ,...

Avia (thảo luận) 01:25, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Tổ chức tư nhân thì cũng có nhiều loại, nhiều tổ chức tư nhân vẫn trao các giải thưởng có uy tín, quan trọng là cái danh hiệu kia là vớ vẩn! cần phải có câu khẳng định về tính giả cầy của cái danh hiệu đó!

132.203.114.155 01:52, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Đã nói là "những người được tổ chức này đề nghị vào danh sách viện sĩ đều phải nộp một số tiền (hơn 1000USD) để được công nhận, rõ đến như thế anh "132.203.114.155" còn sợ người đọc không tự đánh giá được à, anh nghĩ là Wiki dành cho học sinh lớp 1 sao?

Với lại anh lưu ý cho nguyên tắc của Wikipedia là không được tự mình đưa ra đánh giá mà chỉ nêu sự kiện, để cho sự kiện tự nó nói lên vấn đề, hoặc đưa ra đánh giá của các nguồn có uy tín. Vì thế Wiki chỉ có thể nêu sự kiện là danh hiệu kia được trả bằng tiền, người đọc tự rút ra kết luận. Wiki không thể phán "danh hiệu kia là vớ vẩn" (nhưng nếu có lời của Hawking hay Perelman nói thì dẫn lại được). Anh "132.203.114.155" cứ cho báo chí một bài phỏng vấn, nói danh hiệu đó là vớ vẩn, tôi dẫn lại ngay!

Avia (thảo luận) 02:46, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Đồng ý với LĐ , Avia và cả thành viên 132.203.114.155 tôi có đóng góp để trung lập ý thành viên 132.203.114.155 như sau mời các bạn xem xét:

Ông được Viện tiểu sử Hoa Kỳ phong làm viện sỹ và bầu là một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21[1]. Đây là một tổ chức tư nhân, không phải là đại diện cho quốc gia Hoa Kỳ những người được tổ chức này đề nghị vào danh sách viện sĩ đều phải nộp một số tiền (hơn 1000USD) để được công nhận.

Việc báo chí loan tin rộng rãi và ngọi ca các danh hiệu này có tầm ảnh hưởng tới nhận loại[1] có thể gây ngộ nhận cho công chúng, vì nhiều văn nghệ sỹ được mời nhận các danh hiệu tương tự đã từ chối và cho rằng việc này là tốn kém, mất thời gian, tự huyễn hoặc và làm lẫn lộn các giá trị [2]

Việc các nhà khoa học được mời tương tự Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn tiến hành thủ tục để nhận các danh hiệu này có thể gây phản cảm trong giới chuyên môn [3] nhất là các trường hợp sự đóng góp có tầm quốc tế không nhiều hoặc đã lâu không còn tham gia nghiên cứu

Ghichú

  1. ^ Một người Việt được lưu danh trong “Những bộ óc vĩ đại của TK 21”
  2. ^ “Loạn” danh hiệu, giải thưởng quốc tế.
  3. ^ Toán học Việt Nam: Danh và thực.

Nghilevuong 04:34, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Trong đoạn trên, câu "Việc báo chí...làm lẫn lộn các giá trị" là thừa ở bài này, nên cho đoạn đó vào trong bài Viện tiểu sử Hoa Kỳ. Casablanca1911 06:03, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi cũng nghĩ vậy. Ngoài ra không nên dồn hết "tội vạ" vào cho ông này, vì ngoài ông ta, VN còn nhiều người ngây thơ và/hoặc hám danh nên cũng đã bỏ tiền mua mấy cái danh hiệu này. Tmct 07:58, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Nhưng tôi chưa thấy ai mua danh rồi bắt đầu "bán" nhiều như ông Toàn! bạn nào có thể dẫn chứng ai đó kinh doanh tốt hơn ông Toàn không ạ ? 132.203.114.155 12:50, 28 tháng 9 2006 (UTC)
Khó tính thế! Thời buổi kinh tế thị trường, người ta bỏ ra hàng ngàn đô la Mỹ để mua hàng về, lại không cho người ta bán lại à? :) Haonhien 08:15, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Bút chiến[sửa mã nguồn]

Kỳ quá, cái ông tào lao này cũng có tranh cãi. Nếu có revert 3 lần tôi phải khóa trang này lại để thảo luận. Nguyễn Hữu Dng 05:10, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Nhiều chiều[sửa mã nguồn]

Đã chiều ngợi khen:

  1. nhân tài: được nhiều người biết đến như là một tấm gương tự học và tự rèn luyện thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán và nhà nghiên cứu toán học hiện đại.
  2. sự đam mê toán học vẫn cuốn hút ông và ông dành thêm thời gian cho việc tự nghiên cứu toán
  3. Phong trào này (dạy tốt -học tốt) đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm chiến tranh
  4. danh hiệu cao quý.

Tất có chiều khác

  1. Đã đam mê toán học, tự nghiên cứu toán tất không nên nhận nhiệm vụ lãnh đạo vì làm lãnh đạo thì không có thời gian làm toán và nghiên cứu toán (đã có bài viết thống kê các giáo sư làm lãnh đạo thì không có công trình khoa học). Số lượng bài báo ít (có 4 bài là do đó mà ra?).
  2. Làm lãnh đạo, làm chính sách thì phải chú ý số đông, cứ nghĩ mình tự học thành tài, mình tự học trong nước mà giỏi và có bài đăng báo quốc tế thì ai cũng làm được thế. Mở rộng phong trào đến độ Tiến sỹ trong nước không đọc được ngoại ngữ hoặc vừa làm lãnh đạo vừa làm luận án tiến sỹ thì đến Tây cũng phải nể, phải vái dài. Tưởng ông nào bày ra phong trào này thì ra Giáo sư Toàn. Tôi sẽ tìm nguồn trích dẫn cho hệ lụy của phong trào này sau, nếu không ai bổ sung nguồn trích dẫn giúp.
  3. Đã có "danh hiệu cao quý" tất phải có "tự huyễn hoặc và làm lẫn lộn giá trị". Tại sao người ta là nhạc sỹ không rành tiếng Anh mà còn biết sinh nghi đi hỏi người khác trước khi sưu tầm danh hiệu cao quý ngoại. Cái thời Đến Tây còn phải khen xưa lắm rồi.

Tôi tự ý sửa bài vì tôi cho rằng nó cũng khách quan và có nhiều chiều và tôi cũng đã có bàn luận, tất nhiên không vừa ý hết tất cả các thành viên khác được. Nếu có thành viên nào phản đối và muốn sửa lại xin góp ý.Nghilevuong 12:46, 30 tháng 9 2006 (UTC)

"lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít (hay còn gọi là hình học Nguyễn Cảnh Toàn)" là gì?[sửa mã nguồn]

Chuyện GS Toàn được lăng xê (hay tự lăng xê) là chuyện nhỏ. Tôi nghĩ chúng ta nên thông cảm cho nhu cầu của người nằm trong guồng máy lãnh đạo một cơ quan. Dù đó là cơ quan khoa học, người lãnh đạo có nhu cầu khác người làm khoa học.

Tôi quan tâm hơn tới câu "Ông là chuyên gia lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít (hay còn gọi là hình học Nguyễn Cảnh Toàn)": Quý vị nào viết ra câu này xin cho biết "lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít" là cái gì, và ai là người gọi nó là "hình học Nguyễn Cảnh Toàn"? Haonhien 07:50, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi cũng vừa treo bảng "cần dẫn chứng" vô ngay chỗ đó. Haonhien 07:51, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi đã cho thêm nguồn dẫn mà bạn yêu cầu. Còn để giải thích cặn kẽ" lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít" là gì thì để nhiều chuyên gia Toán ở đây giải thích. Casablanca1911 08:05, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Cám ơn bạn. Tôi mới thêm ngoặc đơn "(web Bưu điện Đà Nẵng)" vào chú thích đó, nếu bạn thấy không thích hợp thì cứ revert. Haonhien 08:14, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Không sao, tôi cũng chẳng phải là người đưa thông tin đó vào bài, chỉ thấy là thông tin này tìm cũng không khó nên cho 1 trang bất kỳ vào thôi. Casablanca1911 08:38, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi xin bổ sung thêm, danh từ: Hình học siêu phi Ơ-cơlit, hay hình học Nguyễn Cảnh Toàn là cái do chính bản thân ông Toàn đặt ra, và hoàn toàn không có bất cứ một giá trị khoa học nào cả. Chỉ cần tra trên Mathscinet là đủ thấy trên thế giới này chỉ có ông Toàn và ông Phất là có làm về cái này và tra chỉ số trích dẫn thì thấy chả có ai quan tâm. Một công trình khoa học mà hoàn toàn không có tiếng vang trên giới khoa học, nhưng lại nổi tiếng đến mức trẻ con cũng biết thì chỉ có thể do tài nghệ public relation kiệt xuất, thậm chí còn vượt xa các ca sĩ nhạc thị trường của ông Nguyễn Cảnh Toàn.

Ông cũng là người đầu tiên trên thế giới "tự lấy tên mình đặt cho công trình nghiên cứu của mình". Thật là sáng tạo.

(Kakalotta) thảo luận quên ký tên này là của 58.187.106.33 (thảo luận • đóng góp).

thảo luận quên ký tên này là của 132.203.114.216 (thảo luận • đóng góp). 23:51, 30 tháng 9 2006

Tính trung lập của mục: Đóng góp[sửa mã nguồn]

Theo thống kê của MathSciNet (thuộc Hội Toán học Hoa Kỳ) ông có tất cả 8 bài báo, trong đó có 4 bài đăng trên hai tạp chí toán học Việt Nam.

Cũng theo thống kê nói trên của MathSciNet thì đã 40 năm nay ông không có bài báo nào trên tạp chí toán học quốc tế. Tất cả các bài báo của ông cũng không được trích dẫn lần nào. Số lượng 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế không phải là nhiều so với số lượng bài của các nhà toán học cùng thời, chẳng hạn trường hợp Giáo sư Hoàng Tụy có đến 151 bài (theo thống kê trên MathSciNet) trên nhiều tạp chí quốc tế. Nhưng số lượng bài báo không chắc nói lên chất lượng đóng góp thật sự cho khoa học cho dù quy trình chọn lọc để được đăng bài lên tạp chí toán học của quốc tế là rất khắt khe.

  • 40 năm nay là kể từ khi nào? Sau 40 năm nữa con cháu chúng ta đọc bài này, chúng lại tưởng bắt đầu tính từ những năm 200x?
  • 40 năm nay ông không có bài báo nào trên tạp chí toán học quốc tế.. Tại sao phải đưa sự kiện này vào bài, nhằm làm gì? như thế có "trung lập" không? Nếu không, phải viết lại sự kiện này cho khách quan, trung lập!
  • Tất cả các bài báo của ông cũng không được trích dẫn lần nào. Thiếu trích dẫn nguồn tin?, và hoàn toàn không "trung lập"! Một cách nói xấu người khác?
  • Số lượng 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế không phải là nhiều so với số lượng bài của các nhà toán học cùng thời... số lượng bài báo không chắc nói lên chất lượng đóng góp thật sự cho khoa học.... Đưa số liệu này vào để làm gì? Wiki không có quyền đánh giá "số lượng" nhiều hay ít cũng như "chất lượng" các công trình của một người. Và Wiki càng không có quyền so sánh giữa các cá nhân, các nhà khoa học!

Đề nghị:

  1. LÀM RÕ các số liệu về mốc thời gian: bài báo đầu tiên được đăng, bài báo cuối cùng được đăng. Đăng tại đâu? Có thể liệt kê danh sách các bài báo đó vào bài viết không, coi như một phần của mục Tác phẩm (Công trình)?
  2. VIẾT LẠI sự kiện, 40 năm nay, kiểu như: Theo thống kê của MathSciNet (thuộc Hội Toán học Hoa Kỳ), trong 40 năm qua (19xx đến nay, 2006), ông có tất cả 8 bài báo, trong đó có 4 bài đăng trên hai tạp chí toán học Việt Nam:
    1. ABC
    2. DEF
    3. GHI
    4. ?
    5. ?
    6. ?
    7. ?
    8. ?
  3. BỎ ĐOẠN: Tất cả các bài báo của ông cũng không được trích dẫn lần nào. Số lượng 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế không phải là nhiều so với số lượng bài của các nhà toán học cùng thời, chẳng hạn trường hợp Giáo sư Hoàng Tụy có đến 151 bài (theo thống kê trên MathSciNet) trên nhiều tạp chí quốc tế. Nhưng số lượng bài báo không chắc nói lên chất lượng đóng góp thật sự cho khoa học cho dù quy trình chọn lọc để được đăng bài lên tạp chí toán học của quốc tế là rất khắt khe.

--Nguyễn Thế Phúc thảo luận 06:21, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi đồng ý với ý kiến của Nguyễn Thế Phúc ở trên. Chuyện "con gà tức nhau tiếng gáy" là chuyện thường tình, nhưng việc đề cao người này để hạ thấp người khác không phải là nhân cách của một người làm khoa học và không phải nhiệm vụ của Wikipedia ! Wikipedia không phải là tòa án, không phải là nơi xét xử hay bảo vệ cho một con người ! Casablanca1911 13:14, 1 tháng 10 2006 (UTC)
Bài viết đã được bổ sung chi tiết từ năm 1964 rồi như ý của Nguyễn Thế Phúc
Tôi cũng đồng ý là wiki không nên so sánh giữa 2 cá nhân. Nhưng wiki nên có so sánh nhiều chiều, nhiều thông tin vì vậy tôi đã chỉnh lại thành so sánh số lượng bài viết với các nhà toán học cùng thời, việc đưa số liệu so sánh số lượng công trình không nhằm đề cao hoặc hạ thấp ai mà chỉ làm người đọc có thêm thông tin, hơn nữa đã được giải thích rõ là số lượng không có tương quan chất lượng. Không rõ "cần dẫn chứng" điều gì?
Hay là dẫn chứng quy trình chọn đăng bài của các tạp chí quốc tế là khắt khe?
Hay là dẫn chứng là rất nhiều nhà khoa học rất tự hào khi được đăng tạp chí quốc tế?
Câu tự rèn luyện thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán chỉ có dẫn chứng từ bào báo là không đủ cần ghi rõ thành tài là "thi đỗ tiến sỹ", "có công lao" đào tạo là "hướng dẫn bao nhiêu người làm luận án tiến sỹ toán, thạc sỹ toán... rồi phải có sự so sánh kết quả hướng dẫn với các giáo sư khác.
Nếu không có sự so sánh thì ai mà hiểu, ít ra là so với tiêu chuẩn (nếu có) của nhà nước mỗi năm các giáo sư phải hướng dẫn bao nhiêu thạc sỹ, tiến sỹ ... mặc dù tôi biết chỉ cần hướng dẫn được một người làm luận án tiến sỹ toán thì cũng quá giỏi rồi.Nghilevuong 08:17, 2 tháng 10 2006 (UTC)
Việc so sánh thì là vô cùng, nếu có người mang vấn đề về so sánh các công trình khoa học ra, thì lại có người so sánh về việc số năm ông làm Tổng biên tập, số tuổi ông bảo vệ thành công tiến sĩ, số phong trào ông đã kêu gọi, số sinh viên, số lớp ông đã từng đào tạo...rồi có khi lại cả số tiền ông kiếm được ít hay nhiều hơn só với các ông khác. Nhưng nói chung, Wikipedia không phải là nơi nhận định một con người riêng về một mặt nào đó, ví dụ như về nhà toán học, nhà giáo...mà là tổng quan một con người. Các bài viết về ông trên cương vị một nhà toán học sẽ được viết trong Diễn đàn toán học, hay trên cương vị một nhà giáo, sẽ được người khác đề cập đến trong trang diễn đàn Mạng giáo dục-Edunet. Việc hiểu cụ thể hơn về đời tư của ông T hay về quá trình hướng dẫn đào tạo của ông thì Nghilevuong có thể gửi thư đến cho phóng viên đã đăng thông tin này lên báo. Casablanca1911 06:49, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Wikipedia không phải là một diễn đàn[sửa mã nguồn]

Tôi xin được lưu ý nhắc lại cho thành viên không đăng nhập, rằng Wikipedia khác với những trang khác là nơi đây không phải là forum, diễn đàn. Ai có ý kiến nhận xét cá nhân về nhân vật chính trong bài xin mời sang thảo luận tại nơi khác. Có nhiều nơi để cho bạn trút nỗi bực tức về ông T, về báo chí Việt Nam, về viện tiểu sử Hoa Kỳ, về nhà báo Việt Nam, về cả dân trí Việt Nam nữa.

Có nhiều điều bạn không viết ra thì không ai biết chắc ??? Mà ông T đã làm gì đúng, hay sai thì chẳng liên quan gì đến Wikipedia cả. Bạn có biết câu "bàn tay không che nổi mặt trời" không ? mà sao bạn phải lo sợ giùm cho người khác khi ông T được nổi tiếng ? Tôi thấy thật là may ở đây vì trước khi có bài này ở Wikipedia thì có tôi là người không biết gì về ông Toàn, đúng vậy. Và tôi hoàn toàn có thái độ trung lập khi viết, khi bàn về ông này.

Tôi đọc nội dung bài trong trang này, Nguồn từ Báo Văn hiến Việt Nam không hề thấy, mục đích chính của bài báo là bơm vá cho ông Toàn. Tại sao lại có người cứ khăng khăng chê bôi người này người nọ, trong khi không thể dẫn ra nổi một nguồn dẫn nào, bài báo nào nói ý kiến như vậy. Nếu bạn bất mãn với báo chí Việt Nam, xã hội Việt Nam vì đã bao che cho ông T, thì bạn có thể trích dẫn nguồn từ báo chí nước ngoài, xem họ chê bôi, đánh giá ông T thế nào. Việc ông T làm tiến sĩ như thế nào, bảo vệ ở nước ngoài như thế nào, tại sao vô lý thế, chẳng ai quan tâm. Nơi để giải thích, tìm hiẻu câu trả lời cho các chuyện vô lý không phải là Wikipedia ! Cách đưa ra thông tin và dẫn chứng bảo vệ cho thông tin đó cũng đủ để hiểu được một người có làm trong công tác khoa học không. Bạn có chê ông T cho đến khi cạn cả tài nguyên của Wikipedia, mà không đưa ra được nguồn dẫn xác đáng thì cũng chẳng để làm gì, điều này chắc bạn hiểu. Ai mà chẳng được khen, chẳng bị chê ! Nói chuyện tào lao thì hết ngày cũng không xong. Tôi nhắc lại lần cuối cùng, Wikipedia không phải là một diễn đàn. Casablanca1911 13:14, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Đồng ý với Casablanca1911, hình như là cô chứ không phải anh đúng không?
Casablancá911 đừng nóng vì thanh viên vô danh còn nóng hơn. Thành viên này chắc giỏi môn toán, sao không vào các bài về môn toán khác để tham gia, có nhiều bài còn sơ khai như Đại số trừu tượng chẳng hạn. Với lại thành viên này chưa quen quy luật cần dẫn chứng của wiki, hay đưa ra các nhận định mà không lường được hậu quả của nó là có nhiều người tranh luận và khi có yêu cầu dẫn chứng thì tìm không ra.Nghilevuong 08:33, 2 tháng 10 2006 (UTC)
Tôi không nóng, mà chỉ nhắc bạn IP như vậy, vì có thể bạn chưa đọc Wikipedia không phải là một diễn đàn. Còn những câu phân tích, lý luận về ông T mà chính những người làm khoa học khác, chắc cũng không dám nói thẳng, viết bài đăng báo chỉ trích đích danh ông T chắc vì sợ ảnh hưởng đến "đạo đức khoa học của mình" nên toàn chỉ nói sau lưng hoặc viết qua thảo luận dưới dạng nickname. Casablanca1911 07:04, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Một hướng giải quyết khác[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ hầu hết khó khăn xảy ra là vì bài này gọi ông Toàn là một nhà toán học. Trong khi đó, bằng chứng cho thấy khó nói được rằng thành tựu của ông trong ngành toán học khiến ông xứng đáng lên Wikipedia. Nói ngược lại: Ông Toàn xứng đáng lên Wikipedia, nhưng không phải với tư cách nhà toán học, mà với tư cách nhà giáo (hay ít ra thì cũng với tư cách một quan chức giáo dục).

Tôi đề nghị giải quyết bằng cách đổi câu đầu như sau: "Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn (sinh năm 1926) là một nhà giáo dục trong ngành toán học Việt Nam." Chúng ta có thể dễ đồng ý hơn rằng ông là một nhà giáo lâu năm, một nhân vật quan trọng trong guồng máy giáo dục, một người đóng góp cho việc dạy và học toán ở Việt Nam qua công việc trên báo Toán học và tuổi trẻ cũng như qua các sách dạy giải toán v.v.

Tôi cũng cho rằng chúng ta nên bỏ phần nói về "hình học Nguyễn Cảnh Toàn" đi; qua các trang tìm thấy bằng google, có vẻ như chỉ có một mình NCT gọi nó là "hình học NCT" :-)

Haonhien 20:20, 7 tháng 10 2006 (UTC)

Và nếu để lâu không thấy ai nói gì khác thì tôi sẽ ... tự sửa! Haonhien 21:23, 7 tháng 10 2006 (UTC)
Hà à! Hình học Nguyễn Cảnh toàn thì "tớ" có được nghe tới khi còn nhỏ đọc "tạp chí gì đó" (có thể là "tạp chí toán học" hay một bài trong báo "toán học và tuổi trẻ" --- wên rùi nên đừng nói là chỉ có một mình ông ta gọi nó là hình học NCT. Mà cho dù đó chỉ là "phát minh" không đáng cho người nào nhắc đến thì "môn học" này cũng "đặc trưng" cho người "sáng tạo" ra nó.
Làm ơn đừng "đổi tên" sang tên tui mất công tui lại phải ra tòa xin đổi tên cúng cơm của tui nhé! (Đây là việc tui mô phỏng và phát minh lại chuyện tích "Hứa Do rửa tai" chứ tui hông có ăn cắp đâu nhé). Giờ, yêu cầu cứ để nó là hình học NCT cho mọi người yên tâm là nó không bị đổi thành tên của mình. OK! (70.248.184.4 04:34, 8 tháng 10 2006 (UTC))
He he he, khoảng cách giữa NCT và "một bài trong báo "toán học và tuổi trẻ"" không xa lắm vì NCT là tổng biên tập báo đó. :D Haonhien 09:08, 8 tháng 10 2006 (UTC)

Câu đầu tiên, nếu có người không muốn viết giới thiệu ông là nhà toán học, thì theo tôi, nên gộp 2 câu đầu thành :"Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn (sinh năm 1926) nguyên là Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Tổng biên tập báo Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm." Còn không chỉ có NCT là tổng biên tập báo mà Hoàng Tụy cũng là tổng biên tập 2 tờ báo toán học ở VN và uỷ viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế cơ mà, khoảng cách của Hoàng Tụy với mấy tờ báo này có xa không nhỉ ?

Có lẽ những người thảo luận ở đây có ít người được đọc các bài báo của ông NCT đăng trên "toán học và tuổi trẻ" (có thể trừ anh LĐ) nên không rõ thực sự các bài ông viết hồi đó là như thế nào, về cái gì. Tôi xin trích ra đây một đoạn viết của người đã từng đọc các bài báo đó: "Dĩ nhiên, những bài viết của tổng biên tập Nguyễn Cảnh Toàn không thể bỏ qua được, đó là những bài nói chuyện với bạn trẻ yêu toán, nội dung chủ yếu của các bài viết đó là viết về những các suy nghĩ khi đứng trước 1 bài toán sơ cấp. Những tư duy rất mới đối với MrMATH lúc đó. MrMATH có thể nói rằng, về nội dung, những bài viết đó là hoàn toàn ko quá khó, nếu ko muốn nói là đơn giản. Nhưng cái gì là cái khiến MrMATH rất trân trọng những tâm sự đó? Ấy là vì nó rất thật, quả thực, vì quá trình học của tác giả là tự học, nên những bài viết đó có thể nói là có tính chất rất sáng tạo so với cái nền kiến thức của 1 học sinh cấp 2 thời đó.

Và MrMATH đã từng có cái cảm giác khâm phục tác giả của những bài toán đó. Nhưng cũng nên nói thêm rằng, MrMATH đã chọn ra những gì là tinh túy nhất của các bài tâm sự đó để tiếp thu, nhưng chưa bao giờ MrMATH cho rằng Nguyễn Cảnh Toàn là 1 nhà khoa học lớn, và cũng chưa bao giờ MrMATH coi Nguyễn Cảnh Toàn là tấm gương để noi theo. Điều đó chả có gì là lạ, vì khi cần, có rất nhiều những nhà toán học đáng để cho MrMATH học tập. Nói trong 1 câu ngắn gọn, MrMATH cho rằng Nguyễn Cảnh Toàn là 1 người hết mình vì giới trẻ thời trước, cái tâm huyết đó được thể hiện qua công sức mà tổng biên tập dồn vào để xây dựng 1 sân chơi cho giới trẻ toán học Việt Nam. Về bình diện đó, Nguyễn Cảnh Toàn xứng đáng là 1 anh hùng lao động. Còn xét trên phương diện là 1 nhà khoa học, MrMATH ko hiểu rõ và do đó cũng ko có thái độ đánh giá gì về Nguyên Cảnh toàn. Thiết nghĩ điều đó cũng là hợp lý".

"Hãy đánh giá con người ta toàn diện hơn là việc nhập tên họ vào một dữ liệu rồi lấy số lượng trả lại làm cơ sở để thẩm định sự cống hiến của cả một đời người. Những sai lầm và sự lỗi thời cần phải được làm sáng tỏ và thậm chí lên án. Nhưng xét về tổng thể, hãy trân trọng những gì họ đem lại hơn là để ý một số sai lầm họ mắc phải trong những thời điểm họ không còn sung sức và minh mẫn. Không tôn vinh cái gì không xứng đáng, nhưng cũng không nên chà đạp sự cống hiến của cả đời người ta vì một số sai lầm. ". Lấy từ Diễn đàn Toán học. Casablanca1911 05:27, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Nguyễn Cảnh Toàn hoàn toàn không làm bất cứ điều gì sai lầm cả, mà tất cả đều rất có chiến thuật. Cái sai lầm duy nhất của ông đó là nghĩ rằng con người thời nay cũng ngu dốt như cách đây 40 năm, có thể lừa bịp được dễ dàng. Về khoản công lao cả đời thì cũng cần phải xem lại, cái mà tôi thấy đến nay ông làm được thì chỉ có kể được mấy cái chức vụ, chứ chưa có tài liệu dẫn chứng nào chứng tỏ được đóng góp của họ trong sự nghiệp giáo dục cũng như sự nghiệp toán học.

(Kakalotta) thảo luận quên ký tên này là của 58.187.106.33 (thảo luận • đóng góp).

Cái cậu Casablanca trích dẫn lời em MrMath ở diễn đàn toán học làm gì? 134.147.73.227 17:28, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)nguyen le dang thi[trả lời]

Đã sửa[sửa mã nguồn]

Xin lỗi các bạn, định "để lâu" nhưng hôm nay có thì giờ nên tôi đã sửa. Tôi dựa trên những thảo luận tại đây vì cho là Wikipedia cần biên tập by consensus.

Tôi cũng để sẵn một subsection để nói riêng về các đóng góp của NCT trong tạp chí TH&TT. Như: Ông thường viết những bài gì trên đó? Trong thời gian ông làm TBT, báo TH&TT đã có những mục nào mới, những đổi mới gì trong nội dung, trong cách trình bày? Trong việc phân phối đến vùng sâu vùng xa? Bao nhiêu cộng tác viên (các học sinh gửi bài toán hoặc lời giải) sau này đi thi Olympiad quốc tế hay trở thành nhà toán học nổi tiếng hay thầy cô dạy toán giỏi? V.v.

Dưới đây là nội dung trước khi thay đổi để có ai cần tham khảo:


Đoạn cũ từ đây xuống

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn (sinh năm 1926) là một nhà toán học Việt Nam. Ông dạy toán học tại Đại học Sư phạm Hà Nội và làm Tổng biên tập báo Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được nhiều người biết đến như là một tấm gương tự học và tự rèn luyện thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán [1]

Tiểu sử[sửa mã nguồn]

Ông sinh tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnhNghệ An.

Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942. Mặc dù ông đỗ tú tài toán nhưng vì gia đình ép buộc nên ông phải đến Hà Nội để học ngành luật. Tuy nhiên, sự đam mê toán học vẫn cuốn hút ông và ông dành thêm thời gian cho việc tự nghiên cứu toán.

Ông đã từng được Bộ Giáo dục Việt Nam cử vào Hội đồng giám khảo thi toán đại cương lần đầu tiên của cả nước và còn là một trong chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên ở Việt Nam được đưa sang Liên Xô làm thực tập sinh. Sau khi học tập và nghiên cứu ở đây, ông trở thành người Việt Nam đầu tiên bảo vệ luận án Phó tiến sĩ ở nước ngoài, và là người có luận án Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam được làm trong nước và bảo vệ thành công ở nước ngoài. Ông là người duy nhất cho đến nay tự làm luận án trong nước không cần GS hướng dẫn và sang bào vệ thành công trong vòng một tháng{{cần dẫn chứng}}. Trong khi các nhà toán học tên tuổi khác, dưới sự hướng dẫn của nhiều GS đầu ngành, thường phải mất 4-5 năm mới bảo vệ xong luận án tiến sỹ tại MGU. Điều này khiến nhiều người trong nghề nghi ngờ về giá trị thực sự của luận án của ông{{cần dẫn chứng}}.

Ông dạy toán tại Đại học Sư phạm Hà Nội và bảo vệ luận án tiến sĩ toán học (phó tiến sĩ) và tiến sĩ khoa học (tiến sĩ) toán học tại Đại học Tổng hợp Moskva (MGU), Liên bang Nga. Ông từng giữ các chức vụ: chủ nhiệm Bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 - 1975), thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Cần dẫn chứng việc ông Toàn vẫn tiếp tục tham gia nghiên cứu và giảng dạy. Theo tôi biết, ông toàn vài chuc năm nay chả nghiên cứu gì cả [2].

Đóng góp[sửa mã nguồn]

Ông có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Ông tham gia phổ biến kiến thức toán học trên cương vị Tổng biên tập báo Toán học và Tuổi trẻ hơn 40 năm, phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam. Ông đã biên soạn và viết 26 cuốn sách và hơn 650 bài báo về giáo dục.

Ông được Viện tiểu sử Hoa Kỳ phong làm viện sỹ và bầu là một trong những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21[3]. Đây là một tổ chức tư nhân, không phải là đại diện cho quốc gia Hoa Kỳ, nhiều người được tổ chức này đề nghị vào danh sách viện sĩ phải nộp một số phí (có khi lên đến hơn 1000USD) để làm thủ tục công nhận.

Đầu năm 1996, ông được Trung tâm Tiểu sử danh nhân quốc tế IBC mời làm Phó Tổng giám đốc Trung tâm. Giữa năm 1996, tổ chức này tặng ông bằng "Danh dự vẻ vang" về những thành tựu lớn lao mà ông đạt được trong lĩnh vực toán học và giáo dục.

Ông là chuyên gia lý thuyết siêu phi Ơ-cơ-lít (hay còn gọi là hình học Nguyễn Cảnh Toàn[4]).

Theo thống kê của MathSciNet (thuộc Hội Toán học Hoa Kỳ) ông có tất cả 8 bài báo, trong đó có 4 bài đăng trên hai tạp chí toán học Việt Nam.

Cũng theo thống kê nói trên của MathSciNet, trong hơn 40 năm từ năm 1964 đến nay ông không có bài báo nào trên tạp chí toán học quốc tế; tất cả các bài báo của ông chưa được trích dẫn lần nào bởi các bài báo toán học khác{{cần dẫn chứng}}. Số lượng 4 bài đăng trên các tạp chí quốc tế không phải là nhiều so với số lượng bài của các nhà toán học cùng thời, chẳng hạn trường hợp Giáo sư Hoàng Tụy, là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam, uỷ viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế, có 151 bài (theo thống kê trên MathSciNet) trên nhiều tạp chí quốc tế. Nhưng số lượng bài báo không nói lên đóng góp thật sự cho khoa học cho dù quy trình chọn lọc để được đăng bài lên tạp chí toán học của quốc tế là rất khắt khe.

Về giáo dục[sửa mã nguồn]

Ông từng giữ các trọng trách như chủ nhiệm Bộ môn, chủ nhiệm khoa toán, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Trước thực tế Việt Nam bấy giờ có hàng nghìn cán bộ đủ khả năng và trình độ để làm luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ nhưng chỉ tiêu gửi đi nước ngoài để đào tạo thì rất hạn hẹp, ông đã đề xuất chủ trương đào tạo trong nước. Sau này, với sự bảo vệ thành công của ba luận án Phó tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Hà Nội, nhà nước Việt Nam đã chính thức quyết định mở hệ nghiên cứu sinh trong nước. Nhờ vậy mà số lượng Phó tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo ở Việt Nam đã tăng lên rất nhanh, thậm chí sau này vì chỉ quan tâm đến số lượng đào tạo mà có cả Tiến sỹ giấy và chất lượng đào tạo Tiến sỹ trong nước xuống rất thấp.{{Cần dẫn chứng}}

Ông còn là người đề xuất phong trào "Dạy tốt - học tốt" tại các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm cuối của thập kỷ 1960, xây dựng phong cách giảng dạy mới, phong cách học tập mới, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phong trào này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm chiến tranh, hàng chục ngàn giáo viên sẵn sàng chi viện cho sự nghiệp giáo dục ở miền Nam sau ngày giải phóng thống nhất đất nước[5]. Song chất lượng giáo dục của Việt Nam từ các phong trào giáo dục, giáo trình, người thầy, cách dạy, cách học vẹt theo mẫu, phương pháp tư duy, bệnh thành tích là một đề tài đáng bàn của xã hội và nhà nước.{{Cần dẫn chứng}}

Trong tuyển tập "Bàn về giáo dục Việt Nam", ông đã viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm "...Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức...Người thày dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thày giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức...".

Tác phẩm[sửa mã nguồn]

  • Phương pháp luận duy vật biện chứng và ứng dụng vào giảng dạy và nghiên cứu toán học.
  • Tập dượt cho học sinh giỏi toán quen dần với nghiên cứu toán học
  • Hình học siêu phi Ơ-cơ-lít
  • Tuyển tập Bàn về giáo dục Việt Nam.

Dư luận về danh hiệu quốc tế[sửa mã nguồn]

Một số báo chí loan tin rộng rãi và ngọi ca các danh hiệu quốc tế có tầm ảnh hưởng tới nhân loại[6] có thể gây ngộ nhận cho công chúng, vì nhiều văn nghệ sỹ được mời nhận các danh hiệu tương tự đã từ chối và cho rằng việc này là tốn kém, mất thời gian, tự huyễn hoặc và làm lẫn lộn các giá trị.[7]

Và một vài báo Việt Nam đã bắt đầu nghi ngờ về giá trị của những danh hiệu và giải thưởng kiểu này. [8]. Đã có cảnh báo để các nhà khoa học không ngộ nhận về các giải thưởng này khi có giấy mời nhận giải.

Việc các nhà khoa học được mời tương tự Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn tiến hành thủ tục để nhận các danh hiệu với chi phí khá lớn có thể gây phản cảm trong giới chuyên môn [9] nhất là các trường hợp sự đóng góp có tầm quốc tế không nhiều hoặc đã lâu không còn tham gia nghiên cứu.

Chú thích[sửa mã nguồn]

  1. ^ Văn hiến… xưa và nay & văn hiến trong tương lai - Bài đăng trên báo Văn hiến Việt Nam.
  2. ^ Câu chuyện đầu xuân với Thiên tài lỗi lạc thế kỷ XXI
  3. ^ Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn được tặng danh hiệu cao quý
  4. ^ Nguyễn Cảnh Toàn - Người thầy về tư duy và nhân cách (web Bưu điện Đà Nẵng)
  5. ^ TỪ TAM BẤT KỲ ĐẾN BA SẴN SÀNG
  6. ^ Một người Việt được lưu danh trong “Những bộ óc vĩ đại của TK 21”
  7. ^ “Loạn” danh hiệu, giải thưởng quốc tế.
  8. ^ Báo Hà Nội mới Thực hư những danh hiệu phong tặng từ ngoại quốc
  9. ^ Toán học Việt Nam: Danh và thực.

Liên kết ngoài[sửa mã nguồn]


::::::::::::Đoạn cũ từ đây lên


Nếu thấy bài này đã ổn thì tôi đề nghị bỏ biển {{POV}}

Haonhien 19:42, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi đã xem lại và có sửa câu đầu tiên, đồng thời thêm 1 tiêu bản cần chú thích. Nếu tiêu bản này được gỡ bỏ thì tôi thấy bài sẽ ổn. Casablanca1911 00:35, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Im lặng là đồng ý[sửa mã nguồn]

Thường người ta cho rằng im lặng là đồng ý.

  1. Khi có lỗi bị người khác vạch ra không có đường chối cãi, phải im lặng, như vậy im lặng là đồng ý. Nhưng cũng có trường hợp phớt tỉnh Ăng lê, chả thèm để ý dư luận, chó sửa mặc chó đường ta ta cứ đi. Trường hợp không thèm chấp này là im lặng có nghĩa là không đồng ý. Vợ chồng giận nhau không thèm nói có nghĩa im lặng là có nhiều chuyện lắm.
  2. Khi có người khen mình, không đính chính nghĩa là đồng ý lời khen đó đúng và mình xứng đáng được khen, im lặng là sư cần thiết để tỏ ra mình khiêm tốn nhưng phải có lời khen để thế hệ sau noi dương cũng như người đương thời có mốc mà phấn đấu. Nhưng cũng có khi tự thấy chưa xứng đáng, đang phải cố gắng tự hoàn thiện hơn nữa thì có lời thưa gởi tử tế để giũ lòng tự trọng, giữ tình thân với người đương thời.
  3. Khi có người nói khác ý kiến của mình, không tranh cãi,có khi là đồng ý, có khi không đồng ý. Có nhiều lý do. Cả nể, ngại mất thời gian hoặc ba phải, hoặc chuyện vặt hoặc mackeno hoặc không biết nói . Người nghèo không biết nói (truyện của Ý, Casa thích thì đọc).
    Ông Nguyễn Cảnh Toàn không im lặng.
    Ông Nguyễn Cảnh Toàn không nghèo.
    Ông Nguyễn Cảnh Toàn biết nói và có điều kiện để nói.

Các bạn xóa bỏ đoạn dư luận mà tôi đã viết có chú thích hẵn hoi xem có được mắt không?

Tôi xin hỏi Haonhien mấy câu:

  1. Trong cách sách báo cũ có viết Nguyễn Cảnh Toàn là nhà toán học không?
  2. Có không gian Nguyễn Cảnh Toàn không?
  3. Trong các báo cũ có ca ngợi danh hiệu cao quý tầm thế giới không?
  4. Người đọc thời điểm đó có ngộ nhận không? Bao nhiêu người đếnay đã cập nhật được thông tin mới và hết ngộ nhận?

Tôi xin hỏi Casablanca1911 mấy câu:Câu Casa trích sau nghĩa là gìNhưng xét về tổng thể, hãy trân trọng những gì họ đem lại hơn là để ý một số sai lầm họ mắc phải trong những thời điểm họ không còn sung sức và minh mẫn. Không tôn vinh cái gì không xứng đáng, nhưng cũng không nên chà đạp sự cống hiến của cả đời người ta vì một số sai lầm

  1. Lấy công chuộc tôi? Xét quá khứ cống hiến nhiều xương máu nay có nhận tiêu cực chút xíu xin tòa khoan hồng bỏ qua cho? Bây giờ đồng chí ấy đã hết minh mẫn rồi?
  2. Cô bé ấy đẹp quá đi thôi, chảnh một chút xin đừng chà đạp mà tội?
  3. Trong bài chà đạp ông Nguyễn Cảnh Toàn chỗ nào?
  4. Ngày xưa ca ngợi nhiều quá không còn đúng nữa thì nay thôi không ca ngợi nữa là được. Ăn hối lộ, tham nhũng bị báo khui ra thì trả lui là được chứ gì? Làm to chuyện vậy, thời cống hiến của tui để đâu?
Câu trích trên là để trong trang thảo luận, chứ không phải trong bài chính do vậy ai thấy được thì để lại trong tâm trí, còn ai thấy không đúng, sai thì coi như chưa đọc. Giải thích thì dài dòng lắm, mà câu đó không phải câu viết của tôi, nên không dám giải thích cách hiểu của mình cho ý nghĩa câu của người khác. Casablanca1911 03:38, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi hiểu ý bạn không ký tên nói, nhưng tôi không trả lời, không phải vì tôi đồng ý hay không đồng ý, mà vì tôi nghĩ cãi nhau tay đôi ở đây là không có lợi. Tôi viết lại bài này, trong đó lược bớt nhiều phần của mục "dư luận" vì tôi thấy phần còn lại đã đủ rồi. Với lại wiki là cuốn bách khoa mở - nếu bạn thấy tôi lược mất nhiều quá thì cứ bỏ lại vào, nhưng xin nhớ hộ nguyên tắc "by consensus" và điều gì bạn nghĩ là có người khác sẽ cãi nhặng lên, thì đừng bỏ vào. Tôi có ý kiến của tôi về NCT nhưng tôi không bỏ vào vì Wiki không phải là chỗ để cho tôi đưa ý kiến của tôi vào.Haonhien 06:34, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Chuyện xạo[sửa mã nguồn]

Hãy nhắc chuyện xạo chút xíu (không có chú thích, tin thì đọc)

  1. Trường Lê ở quận 1 có chuyện thầy cô giáo nhận tiền nghe nói tới 2000USD và đang xin trả lui tiền tiêu cực.
  2. Cáo báo viết nửa đêm cụ Lê hú vang trời gọi hai ông Tây La xà lách và Rút xô tới trao đổi xin trả lại tên cho quý ông đó.

Báo tránh không nói chuyện xưa, chỉ nhắc chuyện nay thôi, công lao cụ Lê lớn lắm ai mà chẳng biết kia chứ, bao nhiêu là sách, bao nhiêu là công lao, đoạn sau họ không kể, thật ra sau đó cụ Lê khóc mà nói:

  1. Chao ôi là xấu hổ, lỗi tại ta, lỗi tại ta.
  2. Ta viết sử, ta có miệng, ta biết nói, ta viết chuyện người mà không viết chuyện mình, ta đã từng vì tình riêng mà lo lót chuyện học cho con, chuyện bại lộ, bị vua khiển trách, giáng chức, sao các con cháu không biết mà tránh.
  3. Phải xét tổng thể công lao của ta, đặt tên đường thì được đặt tên trường thì không?

Nghilevuong 03:28, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Hỏng hỉu tại sao liên quan tới bài này. NHƯNG: 2000 USD chắc là rẻ vì bà con tôi cũng trả 2000 USD để vào một trường, cũng nổi tiếng, cũng ở Q.3, nhưng không phải trường chuyên. :-) Haonhien 04:49, 10 tháng 10 2006 (UTC)
Thử làm phép so sánh Thứ trưởng NCT với học sỹ họ Lê thử xem có liên quan không?Nghilevuong 06:37, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Được bầu hay kết nạp[sửa mã nguồn]

Việc các báo chí trong nước ngọi ca các vị viện sỹ là sự kiện có thật, một trào lưu có thật.

Điều này đã gây ra ngộ nhận không chỉ trong giới khoa học ( họ mau chóng biết ngay là của mua) mà nguy hại thay là làm lãnh đạo cũng như người dân lầm lẫn. Hãy xem các trường hợp tương tự Lịch sử công nghệ chế tạo viện sĩ (của Việt Nam)

Không rõ trong bài có cần ghi nhận sự kiện này hay không? Việc đánh giá đạo đức những người như vậy xin để người đọc tùy ý nhận định, còn chuyện nêu sự kiện có nguồn trích dẫn rõ ràng, có thể kiểm chứng chỉ là việc cung cấp thông tin.Nghilevuong 07:55, 17 tháng 10 2006 (UTC)

Nếu có bài "viện sĩ" thì đặt vấn đề này vào đó, chứ mối liên quan từ các viện sĩ trên (Kim Bảo, v.v.) đến NCT thì hơi xa - hơi "tenuous". Riêng về NCT được "bầu" hay "kết nạp" hay "nhận" hay "gọi là" v.v. thì tùy, chữ nào cũng đúng.... Haonhien 16:44, 17 tháng 10 2006 (UTC)
Nghilevuong có thể viết bài Viện sĩ và đưa các quan điểm, đánh giá về viện sĩ vào bài đó, còn ở trong Wiki có nhiều bài về các viện sĩ, không thể đưa nội dung này vào tất cả các bài nói đến viện sĩ được. Casablanca1911 02:45, 18 tháng 10 2006 (UTC)
Tôi chỉ muốn đưa vào bài sự kiện báo chí ngợi ca các danh hiệu và sự kiện người dân bị ngộ nhận ( không chừng lãnh đạo cũng bị ngộ nhận chứ không riêng gì dân) đã bị xóa. Hai sự kiện này đều đã có nguồn trích dẫn. Tôi không có ý phê bình gì báo chí, cũng chẳng hàm ý ông Toàn nhờ quen biết mà được báo chí ngợi ca chỉ muốn nêu "sự kiện" thế thôi, mà ở Việt Nam được báo chi khen là rất khó, tốn nhiều tiền chưa chắc được báo đăng tin. Còn chuyện "viện sỹ" Kim Bảo đã có người khác viết rồi, tất nhiên không cần phải đưa vào bài về ông Toàn. 09:32, Nghilevuong ngày 18 tháng 10 năm 2006

Không hiển thị[sửa mã nguồn]

Toàn bộ nội dung đoạn thảo luận dưới đây của bạn bị dấu đi vì thiếu thiện chí hay thiếu văn minh. Các phần phát biểu trong đó có thể có giá trị cải tiến bài viết, mong Khoatoandhsp diễn đạt lại để thảo luận của bạn có tính xây dựng hơn, sau đó xin xóa yêu cầu này. Cảm ơn bạn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:16, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nội dung dấu ở đây, có thể xem bằng mã wiki. Khoatoandhsp 23:32, ngày 19 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không hiển thị[sửa mã nguồn]

Toàn bộ nội dung thảo luận bị dấu đi vì thiếu thiện chí hay thiếu văn minh. Các phần phát biểu trong đó có thể có giá trị cải tiến bài viết, mong thành viên vô danh 58.187.107.58 diễn đạt lại để thảo luận của bạn có tính xây dựng hơn. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 18:09, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nội dung dấu ở đây, có thể xem bằng mã wiki. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.107.58 (thảo luận • đóng góp). ngày 20 tháng 6 năm 2007

Liên kết không tồn tại[sửa mã nguồn]

  • Một thành viên vô danh vừa có sửa đổi nhưng tham khảo là một link chết. Nếu không sửa link, tôi sẽ xóa câu đó.
  • Câu Ngày 25 tháng 5 năm 2005, Viện tiểu sử Hoa Kỳ phong tặng "những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21" tôi đề nghị cho xuống phân Dư luận vì sự thực, như trong bài này và bài Viện tiểu sử Hoa Kỳ đã nêu, chẳng có gì là danh dự hay khen thưởng ở đây cả.--Sparrow 12:42, ngày 20 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong bài có 2 câu sau:

Năm 2001, GS. Nguyễn Cảnh Toàn lại được Viện Tiểu sử danh nhân quốc tế Hoa Kỳ đưa vào danh sách 114 trí tuệ lớn nhất thế giới của thế kỷ 21. Năm 2004, Viện này cấp bằng "Viện sĩ nổi tiếng" cho ông.
Ngày 25 tháng 5 năm 2005, Viện tiểu sử Hoa Kỳ phong tặng "những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21"

Hai câu này đều có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy, nó đưa ra 2 thông tin "xác nhận & đánh giá của một tổ chức" về một con người, song tùy theo quan điểm từng người, tùy theo sự hiểu biết về tổ chức và cách thức đánh giá của tổ chức ( Viện tiểu sử Hoa Kỳ mà người đọc có thể có các cách nghĩ khác nhau về "sự xác nhận & đánh giá" của tổ chức đó. Nếu Sparrow cho rằng "sự thực, như trong bài này và bài Viện tiểu sử Hoa Kỳ đã nêu, chẳng có gì là danh dự hay khen thưởng ở đây cả" thì đó là quyền của Sparrow và tôi tin rằng nhiều người cũng có chung quan điểm đó.

Nhưng vì cho rằng đó là "sự thực" để biến "xác nhận & đánh giá của một tổ chức" có nguồn dẫn chứng đáng tin cậy thành một "dư luận" thì sẽ có người thắc mắc tại sao một xác nhận trí tuệ lớn nhất thế giới của thế kỷ 21 và một đánh giá bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21 lại không phải là danh dự và khen thưởng? Sparrow có được và có khả năng có được điều tương tự? Người ta có thể cho rằng vì Sparrow không có cái mà Nguyễn Cảnh Toàn đã có nên ghen ty, hoặc nếu đã có cái tương tự hoặc tốt hơn, uy tín hơn thì đó chỉ là sự kiêu ngạo cố tình chê bai người khác? Sparrow có muốn người ta nghĩ như vậy hay không?

Tôi là một người có văn hóa, cả gia đình tôi cũng đều có văn hóa, chúng tôi tự hào về điều đó, chúng tôi có xác nhận Gia đình văn hóa do Ủy ban nhân dân phường xác nhận và tặng cho chúng tôi trong mấy năm gần đây. Chúng tôi và rất nhiều người khác cũng chỉ có thế thôi và cũng không mong gì được một tổ chức nào đó, dù lớn dù nhỏ, ở Việt Nam hay nước ngoài phong cho mình là thành viên xuất sắc hoặc 4 tốt hoặc thành viên đóng góp tích cực.

Sparrow cho rằng tôi là một người có văn hóa vì đã có xác nhận của Ủy ban phường sở tại. Hay cho rằng có dư luận cho rằng tôi là một người có văn hóa vì "sự thực" rất nhiều gia đình bình thường đều được phong Gia đình văn hóa như nhà tôi. Hoặc tổ chức đánh giá văn hóa con người tầm cỡ Ủy ban phường thì chưa đủ tin tưởng mà phải Bộ văn hóa phong mới có giá trị? Nhưng thế nào là sự thực và thế nào là tổ chức có uy tín? Con dấu Ủy ban phường chúng tôi có quốc huy hẳn hoi mà không phải là tổ chức có uy tín hay sao, chúng tôi cũng có quyền tự hào mình và gia đình mình là có văn hóa chứ?

Hãy bày cho tôi cách thức hiệu quả để có được bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21 của Viện tiểu sử Hoa Kỳ, tôi sẽ lộng kiếng treo lên bàn thờ. Bánh Ướt 02:30, ngày 25 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

khóa nửa[sửa mã nguồn]

Tôi khóa nửa bài vì mấy hôm nay thấy sửa đi hồi lại liên tục. Xin nhắc người dùng IP lần nữa (tôi đã nói chuyện này lâu lắm rồi). Wiki không thể viết "được cho là" nếu không có ai đó viết về cái sự "được cho là" đó ở một tài liệu nào đó. Dù tất cả mọi người đều "cho là...", nhưng nếu không có một ai dám viết thẳng cái sự "cho là ..." lên báo/sách, thì Wiki không thể viết vậy được, vì thông tin phải có nguồn kiểm chứng.

Câu hỏi ngoài lề: tại sao ai viết cũng chỉ "có người", "có vị" mà không dám viết thẳng tên? Tmct 22:49, ngày 31 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

Chú thích số 4 và 5 trong bài này đã mất. Có ai kiếm được nguồn bổ sung không?

Các bài viết về Nguyễn Cảnh Toàn mang tính chất lăng xê như là một nhà Toán học nổi tiếng, không đúng với thực lực của ông (ông không nghiên cứu Toán học hàng chục năm). Những bài viết như vậy là không có giá trị về sự thật. Các sách (Tiếng Việt) mà Nguyễn Cảnh Toàn đã viết cũng không nên liệt vào, không có bằng chứng cho thấy những sách này là được đọc nhiều hoặc được biết đến rộng rãi. Những vấn đề không có tính tổng quát, không được biết đến nhiều không nên đưa vào wiki. Người ta có thể viết hàng chục bài báo, cuốn sách nhưng nếu chúng vô giá trị và không ai quan tâm thì không đáng được nhắc đến. Ông Toàn ngoài tai tiếng mua bằng viện sĩ gây tranh cãi và chức tổng biên tập Toán học Tuổi Trẻ, các chức vụ ông đảm đương thì những phần khác không có giá trị thì không nên đưa vào.thảo luận quên ký tên này là của 195.50.31.205 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 18:05, ngày 15 tháng 10 năm 2012.