Thảo luận:Nguyễn Lữ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết cần theo quan điểm trung lập, không vì cảm tình với nhà Tây Sơn hoặc anh hùng Nguyễn Huệ mà dùng từ khởi nghĩa, nghĩa quân. Nếu theo quan điểm của Nhà Nguyễn, chúa Nguyễn, mà hiện nay con cháu còn lại rất nhiều, thì Nguyễn Nhạc làm loạn thành công, làm mất ổn định chế độ thì có, sao không đóng góp cho chúa Nguyễn gạt bỏ quan tham giúp dân, giúp nước mà làm loạn đánh lung tung khiến dân phải khổ? Khởi nghĩa nông dân rồi lại lên làm vua cũng như không.Meomeo 07:01, 6 tháng 9 2006 (UTC)

Các sử gia Trung Quốc - những người nghiên cứu lịch sử một đất nước đầy biến động, loạn lạc, lật đổ, chia cắt - ngày nay đã kết luận rằng: Một cuộc "làm phản" bị xem là chính nghĩa hay không, phụ thuộc vào kết quả của nó. Đó là nhìn nhận theo kiểu: "Được làm vua thua làm giặc" về nhà Tây Sơn là vậy. Mặt khác, chế độ họ Nguyễn không làm tốt "bổn phận" với dân nên Nguyễn Nhạc "làm loạn" mà không muốn giúp họ. Con cháu nhà Nguyễn hiện nay còn nhiều thật, nhưng tại Việt Nam ngày nay những người yêu Tây Sơn chiếm đại đa số, dù con cháu họ dường như đã mất. Tôi đã cố gắng không dùng từ "nghĩa quân" để chỉ quân Tây Sơn khi soạn bài này theo quan điểm trung lập. Nếu bạn Meomeo nói rằng không được dùng cả từ "khởi nghĩa" nữa thì "Khởi nghĩa Lam Sơn" nên gọi là "bạo loạn Lam Sơn" hay sao (vì người Hoa có tại Việt Nam hiện nay còn đông hơn cả con cháu nhà Nguyễn)? Chữ "khởi nghĩa" dùng để chỉ cuộc nổi dậy dường như phản ánh vị thế không còn "tốt" của người cầm quyền nhiều hơn, họ không tốt nên mới có "khởi nghĩa". Hơn nữa, đó đã trở thành một từ quen thuộc chỉ những cuộc nổi dậy có được ít nhiều sự ủng hộ, cảm tình của dân chúng.--Trungda 02:08, 14 tháng 11 2006 (UTC)

Vợ Nguyễn Lữ[sửa mã nguồn]

Tại sao trong bài viết này không nhắc đến gia quyến của Nguyễn Lữ mà có tên vợ Nguyễn Lữ là 阮玉奇渊? – Vũ Đình Dũng (thảo luận) 10:28, ngày 3 tháng 7 năm 2023 (UTC)[trả lời]