Thảo luận:Nguyễn Thị Bình

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

cháu ngoại Phan chu Trinh[sửa mã nguồn]

Bà Nguyễn thị Bình không phải là cháu ngoại nhà cách mạng Phan chu Trinh. Bà Bình tên thật là Châu Sa sống ở Campuchia. Cụ Phan chu Trinh đúng là có người cháu gái tên Nguyễn thị Bình. Bà Châu Sa biết rõ nhưng lại lấy tên Nguyễn thị Bình này nên có cơ sở cho thấy chính bà Châu Sa muốn đánh lừa dư luận. Đó là cách CSVN huyễn hoặc hóa nhằm đề cao nhân vật, đánh lừa dư luận khiến dư luận hiểu là CSVN tốt nên được hậu duệ các nhà yêu nước ủng hộ. Bằng chứng là trong quyển sách " Hồi ký không tên"{{cần dẫn chứng}} của Lý Quý Chungđây là ai vậy? có viết về việc gặp Bà Bình và hỏi rõ một số chi tiết vấn đề Bà Bình xác nhận là không phải cháu ngoại Phan Chu Trinh. Trong tiểu sử Phan chu Trinh không nói về người cháu Châu Sa này. Trong lý lịch Bà Bình do Hội phụ nữ VN viết cũng không nói bà con ai và không ghi nhận là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh! Hội phụ nữ cũng không nói Bà Bình tốt nghiệp hết cấp tú tài Pháp ở Campuchia.Nếu nói trường Pháp nổi tiếng thì trường Pháp Marie Curie ở VN là trường nữ Pháp nổi tiếng hơn.Các báo chí VN thì có viết rằng Bà là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh vì báo VN là báo tuyên truyền cho CSVN không thông tin đa phương. Thảo luận này là của Thành viên:Hongsuong lúc 11:52 ngày 7 tháng 4 năm 2007

Cho dù nhân vật trong bài viết không phải là cháu của Phan Chu Trinh đi nữa thì việc bà lấy tên Nguyễn Thị Bình đâu có gì là đánh lừa dư luận. Có chứng cớ xác đáng rằng bà ấy từng xưng là cháu của Phan Chu Trinh không?--Bình Giang 13:12, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Có nhiều thông tin bà Bình là cháu ngoại cụ Phan, thậm chí thông tin web này tôi nghĩ là cũng khá trung lập Kỷ Niệm Phan Chu Trinh (1872-1926) Hùng Sử Việt], trong đó có đoạn về 2 người con gái của cụ Phan:
" Hai người con gái: Phan Thị Châu Liên (tức cô Đậu 1901- ?) chồng là ông đốc học Lê Ấm (1897-1976) ông bà Lê Ấm ở nhà thờ cụ Phan gần ngã năm Hoàng Diệu Ðà Nẳng Ông bà Lê Ấm có con trai Lê Khâm (1930-1995) tập kết ra Bắc theo học Đại học tổng hợp Hà nội là một nhà văn đã quá cố) và người con gái là Lê Thị Minh; Phan Thị Châu Lan (tức cô Mè 1904 -1944) chồng là ông Nguyễn Ðồng Hợi làm tham tá công chánh (Agent technique) là thân sinh của bà Nguyễn Thị Bình (hiện nay phó Chủ tịch nhà nước CSVN). Các cháu không theo thuyết Dân Quyền của ông ngoại, ngược lại theo cộng sản Marxismus)."
Trong các trang WIKI tiếng Anh en:Nguyen Thi Binh, tiếng Pháp fr:Nguyễn Thị Bình và tiếng Ý it:Nguyễn Thị Bình cũng ghi rõ chi tiết này
WIKI tiếng Anh: "She was born in 1927 in Sa Đéc province and is a grand-daughter of the patriot Phan Chu Trinh; she studied French at Lycée Sisowath and worked as a teacher during the French colonisation of Vietnam"
WIKI tiếng Pháp: "Madame Bình est issue d’une lignée de patriotes vietnamiens, dont le grand-père Phan Châu Trinh (1872-1926) a eu les funérailles suivies par 60 000 personnes.""Après des études secondaires au lycée français ”Sisawath”"
WIKI tiếng Ý: "È la nipote del patriota Phan Chu Trinh.""Studiò francese al Lycée Sisowath e lavorò come un insegnante durante la colonizzazione francese del Vietnam."
Và đây là web trong nước Gặp bà Nguyễn Thị Bình - hậu duệ của Phan Chu Trinh - VietnamNet
Có lẽ tất cả các thông tin này đều tuyên truyền cho Cộng sản Việt Nam???Bring Vietnam to the world 16:46, ngày 9 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lịch sử VN đang có vấn đề, cần loại bỏ các huyễn hoặc, phóng đại. Anh hùng Lê Văn Tám không cha không mẹ chẳng quê quán chỉ là một nhân vật trong truyện nhằm tuyên truyền tinh thần chống Pháp lại trở thành người anh hùng lịch sử thật.(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Cụ Phan chu Trinh có cháu gái tên thật Nguyễn thị Bình còn Bà Nguyễn Châu Sa trước lấy bí danh Yến Sa sau mới lấy bí danh Nguyễn Thị Bình, không phải là tên thật. Chưa thấy Bà Châu Sa tự xưng hay tự khai lý lịch đại biểu quốc hội là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh nhưng cũng không đính chính khi báo chí nói sai, tung hỏa mù vào quần chúng.

Giống như Ông Nông Đức Mạnh, được tung tin là con Ông Nguyễn tất Thành. Được phỏng vấn yêu cầu xác nhận thì chỉ trả lời mơ hồ : Người Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ ! Sau này phải xác định là không phải con ông Nguyễn Tất Thành !(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)


Một trong nghịch lý là không ai ở VN mà gửi con gái đi học trường Sisowath là trường Trung học Pháp tại Campuchia trong khi ở VN có trường trong học Pháp lớn hơn như trường Chasseloup Laubat cho Nam sau đổi là Jean Jaques Rousseau nơi Ông Hoàng Sihanouk Campuchia sang học! Ngoài ra còn có trường Marie Curie cho nữ sinh. Các trường khác dạy tiếng Việt nhưng có chương trình học song ngữ Pháp Việt và thi Brevet.

Đây là một sách lược chính trị của người CSVN chứ không chỉ là nhầm lẫn. Báo chí VN chưa có tính độc lập trung lập còn nặng tuyên truyền nên độ chính xác khi nói về chính quyền không đáng tin cậy.Các bài viết tiếng Anh tiếng Pháp cũng sai cho nên có học sinh Mỹ bị cho ăn điểm kém khi không tìm đọc sách lịch sử chính thức mà truy thông tin trên mạng với các bài viết không có tên tác giả! Bà Bình còn sống nên người nào viết lịch sử cần tuân theo nguyên tắc có tài liệu chính xác. Nay có tranh luận có thể gửi yêu cầu bà chính thức lên tiếng như Ông Nông Đức Mạnh. thảo luận quên ký tên này là của Hongsuong (thảo luận • đóng góp).

19.4.2007 Gửi các thành viên tham gia Wikipedia. Không có văn bản chính thức nào xác nhận bà Châu Sa là con cháu Cụ Phan Chu Trinh vì sao cứ làm kẻ nói dối không chấp nhận sửa lại tiểu sử Bà Châu Sa ? Muốn xoay chuyển cả thế giới bằng những lời nói dối ư ? Bà Châu Sa quả là ít lòng tự trọng không xứng đáng khi biết báo chi tuyên truyền cho mình mà lúc nào cũng im lặng.(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)


Bà từng kể trên báo chí rằng từng nói dối Việt Kiều khi gặp Việt kiều dưới danh nghĩa người của chính phủ CHMNVN không Cộng sản. Khi Việt Kiều hỏi bà có phải là đảng viên đảng Cộng Sản không bà trả lời là Bà theo đảng Việt Nam và mừng là lời nói dối của mình được Việt kiều tin. Tôi đọc tin này và từ đó tôi ghét bà Châu Sa thậm tệ, gạt người ân cần đến lắng nghe mình là con người thiếu liêm sĩ, gạt người tin mình là điều vô đạo đức nhất. Có đúng không ? hongsuong thảo luận quên ký tên này là của 203.210.230.190 (thảo luận • đóng góp).

20.4.2007 Châu Đốc thuộc tỉnh An giang phía Nam sông Hậu giáp biên giới Campuchia. Sa Đéc thuộc Đồng Tháp.Từ cầu Mỹ Thuận đường lên Sàigòn có một ngã rẽ vào Sa đéc, hai tỉnh xa nhau. Lý lịch này không chính xác vừa ở Châu Đốc Tỉnh An Giang vừa ở Sa Đéc hai tỉnh khác nhau và xa nhau ? Dù sao Ông Nông Đức Mạnh dám khẳng định và nhận cha mẹ không danh vọng gì của mình,(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)


còn Bà Châu Sa sao lại chối bỏ người sinh thành để nhận vơ kiểu " thấy sang bắt quàng làm họ" như thế ? Viết lý lịch mà cố vẻ sao cho hợp lý hóa việc Cha làm công chức ở Đà nẵng mà con gái học ở Campuchia suốt từ nhỏ đến tú tài một nên có nhiều điều bất hợp lý. thảo luận quên ký tên này là của 203.210.230.190 (thảo luận • đóng góp).

23.4.2007 Tôi là dân đồng bằng nên biết rất rõ về cả hai tỉnh Dồng Tháp và Châu Đốc. Trong lý lịch của Bộ ngoại giao đã ghi sai về Nơi sinh: Châu Đốc, Sa Đéc (Đồng Tháp) và từ đó cứ trích dẫn sai. Địa chỉ thường trú của Bà Bình: 68B, Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Nếu không sửa sai tôi sẽ gửi ý kiến tranh luận này đến cho Bà Bình và bộ ngoại giao VN chắc chắn kèm theo lời phản ứng xấu. Tôi muốn phải có sửa đổi vì tôi có tài liệu chính xác giống như việc ông Nguyễn tất Thành là con rễ được phong vương của nước Tàu mà lý lịch ông Thành chưa chịu thay đổi nên tư liệu gì về các nhân vật CSVN còn vương rât nhiều yếu tố ma mị !(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

hongsuong thảo luận quên ký tên này là của 203.210.230.190 (thảo luận • đóng góp).

Đề nghị thành viên vô danh sử dụng IP 203.210.230.190, ký tên là hongsuong cung cấp các tài liệu đó. Lưu ý là các tài liệu cần phải từ các nguồn có thể kiểm chứng được chứ không phải là tự nghĩ ra. Vương Ngân Hà 00:28, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Truy cập vào trang web bộ ngoại giao sẽ thấy địa chỉ của Bà Châu Sa. Không có tin nào là tưởng tượng cả. Các bạn có biết việc Bà Hạnh biên tập báo tuổi trẻ viết về việc Ông Hồ cưới Tăng Tuyết Minh bị cách chức không ? Hiện nay lý lịch ông Hồ đã chịu sửa là ông có vợ là hộ lý Tăng tuyết Minh rồi ! Ông Nguyễn tất Thành được Mao trạch Đông công nhận là chủ tịch nước VNDCCH giống kiểu phong vương khi đã mất đất để khuyến khích ông Thành theo về CS sau khi bị Pháp đánh phải rời Hà Nội vào hang Bắc bó.(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

203.210.230.190 04:22, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)hongsuong[trả lời]

  • ý kiến:

Cuộc hôn nhân của Ông HCM và bà Tăng Tuyết Minh có nhiều lý do cho đó là cuộc hôn nhân chánh trị . Người mai mối là Lâm đức Thụ cũng đang có vợ Tàu. Chuyện ràng buộc chánh trị qua hôn nhân là bình thường theo lối suy nghĩ Trung Hoa. Ông HCM vấp phải sự nghi ngờ và chống đối của đảng CSVN nên cũng dễ bỏ cuộc hôn nhân đó vì kết hôn để có thế chánh trị và bỏ cũng để giử thế chánh trị. Tôi cố gắng không suy diễn cá nhân mà không có sự kiện làm nền nhưng cũng đừng lược bỏ các dữ kiện để vo tròn lý lịch. Lịch sử phải để lại các bài học . Có thể thông cảm ông HCM sống tồn tại trong giai đoạn quá phức tạp nhiều áp lực nhưng không thể coi chọn lựa của ông là đúng. Các chí sĩ khác của VN và Bảo Đại đều không theo CS kể cả Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu ... Ông HCM không làm theo và đã không thành công khi gây ra chiến tranh nghèo khổ. Không thay đổi được lịch sử, nhưng hiệu quả để nhìn lại lịch sử là không tiếp diễn sai lầm, đúng không ? Tại sao có hai nhân vật được ưu ái một là Tôn nữ thị Ninh gốc hoàng gia nay ủng hộ CSVN thứ hai là Bà Châu Sa đóng vai bà Nguyễn thị Bình cháu ngọai cụ Phan Chu Trinh không theo chủ nghĩa khai dân trí mà theo con đường CS do Ông HCM chọn lựa. Người CSVN thâm thúy lắm chư không "vô tư" làm không chủ đích trong những vấn để chan1h trị ! Như vậy sẽ trấn áp nhóm hoàng gia đang tái lập và nhóm trí thức không Cộng sản. Trong một bài viết ông Lâm lễ Trinh cũng cho bà Bình là cháu cụ Phan Chu Trinh và lấy làm tiếc là Bà Bình cháu ngọai cụ Phan chu Trinh mà theo CS.(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)


Tôi có liên lạc với các tác giả và xin các tư liệu bài viết có nói tin Bà Bình là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh xem lại nhất là sử gia Sính ở Canada. Ông có nói từng có liên lạc với gia đình Cụ Phan chu Trinh ở Đà nẵng! Xin chờ hồi đáp... 203.210.230.190 04:06, ngày 25 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ngày 23/07/2007
Kính gửi các thành viên Wikipedia. Tôi tên Nguyễn Đông Hòa là cháu cố của ông Phan Châu Trinh{{cần dẫn chứng}}. Hiện nay tôi dang ở tại khu lưu niệm Phan Châu Trinh, số 9 Phan Thúc Duyện, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM. Tôi xin phép được cung cấp một số thông tin có liên quan đến đề tài tranh luận này. Ông Phan Châu Trinh có 3 người con là Phan Châu Dật, Phan Thị Châu Liên và Phan Thị Châu Lan. Người con trai Phan Châu Dật mất sớm vào năm 1921 khi chưa lập gia đình. Bà Phan Thị Châu Liên kết hôn với ông Lê Ấm có 7 người con là Lê Thị Khoách, Lê Thị Kinh (Phan Thị Minh), Lê Thị Lộc, Lê Khâm (Phan Tứ), Lê Thị Sương, Lê Thị Chi và Lê Thị Trang. Người con gái thứ hai là bà Phan Thị Châu Lan kết hôn với ông Nguyễn Đồng Hợi và có 6 người con là Nguyễn Thị Châu Sa (Nguyễn Thị Bình), Nguyễn Đông Hà (cha tôi), Nguyễn Đông Hải, Nguyễn Thị Châu Loan, Nguyễn Đông Hồ và Nguyễn Đông Hào. Tôi xin xác nhận bà Nguyễn Thị Bình tức Nguyễn Thị Châu Sa chính là cháu ngoại của ông Phan Châu Trinh. Theo lời cha tôi kể lại ông nội tôi là tham tá công chánh (Agent technique), chịu trách nhiệm đi đo đạc để vẽ bản đồ vì vậy ông đã đi khắp các tỉnh miền tây và sau cùng là ở Campuchia. Người con gái đầu sinh ra tại Sa Đéc nên đặt tên là Sa với chữ lót là Châu để tưởng nhớ ông Phan Châu Trinh. Đến cha tôi là Nguyễn Đông Hà, sinh ra tại Hà Tiên. Còn các cô chú còn lại đều sinh ra tại Campuchia nên có lẽ ông nội không tìm ra địa danh phù hợp để đặt tên !! Hiện nay tại khu lưu niệm Phan Châu Trinh chúng tôi còn có rất nhiều thông tin và tư liệu về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của ông Phan Châu Trinh. Các anh chị có nhu cầu tìm hiễu thêm có thể liên lạc hoặc đến tham quan khu lưu niệm. Xin trân trọng kính chào Donghoa99 12:31, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bà Bình lấy tên Bình khi đi Paris và Hà Nội và MTGP dùng phụ nữ để đánh vào tâm lý người Pháp "nịnh đầm" và dễ điểu khiển bên trong là Hà nỘi làm cả thôi! Bà được tô vẻ son phấn vì biết dân chúng cảm tình với hậu duệ cụ Phan chu Trinh. Pháp thì nể cụ Phan chu Trinh. Bà chưa từng tự khai lý lịch mình chính thức là con ai. Tác giả Lý quý Chung chết rồi nên cần Bà Bình, chị em ông Đônghoa lên tiếng. Bà Bình có không trung thực như ông Nông Đức Mạnh làm ngơ thì vài chục năm sau người ta vẫn còn làm ADN con cái bà Bình để chứng minh được cho nên không nên nói dối gia thế! (Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

203.162.3.153 05:34, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng muốn đọc đoạn này, xin bạn nói rõ trang nào, hoặc chương nào không? Lưu Ly 05:57, ngày 20 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cố tìm thì không có tài liệu chính thức nào từ Bộ ngoại giao, bộ Giáo Dục, Hội Liên Hiệp phụ nữ của CSVN xác nhận Bà Bình là cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh cũng không có tiểu sử chi tiết có tên cha tên mẹ là một điều lạ thường! Chỉ có báo chí nói bà là cháu ngoại Phan Chu Trinh mà thôi! Xin Đông Hoa cho biết vì sao ? Tôi đang nhờ người bạn Campuchia truy tìm ở trường Sisowath nơi Bà Bình học để xin xem giấy khai sinh của Bà xem sao! Khi đọc sách báo chuyện Bà Bình nói báo chí viết sai về việc bà là cháu ngọai ông Phan Chu Trinh, tôi không quan tâm chỉ ghi nhận trong trí! Nhưng tất cả cũng chỉ là tài liệu muốn chính xác phải do Bà Bình xác nhận và có cơ quan chính thức chịu trách nhiệm xác nhận. Khi đó nếu không tin sẽ thử ADN. Nếu Nguyễn tất Trung là con ông Nguyễn Tất Thành thì đơn giản là dùng ADN xác nhận. ADN kéo dài nhiều thế hệ nên...không vội gì việc lịch sử này! Chỉ có điều nói sai khi có chứng cớ thì tiêu tan sự nghiệp! Chuyện Anh hùng Lê Văn Tám làm tiêu tan uy tín trí thức XHCN và CSVN chứ chẳng đùa đâu! Noí dối tìm ra sư thật rất mệt, như chuyện ông Nguyễn Tất Thành có vợ là Tăng Tuyêt Minh mà cứ chối hoài cho đến khi Trung Quốc chính thức nhả ra thông tin này !(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)

Khi tìm lại được tài liệu sẽ post lên chia sẻ thông tin với ban Lưu Ly. 203.162.3.153 05:17, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin hỏi lại cho rõ là, tôi cũng muốn đọc đoạn mà theo Hongsuong viết rằng: "Bằng chứng là trong quyển sách " Hồi ký không tên" của Lý Quý Chung có viết về việc gặp Bà Bình và hỏi rõ một số chi tiết vấn đề Bà Bình xác nhận là không phải cháu ngoại Phan Chu Trinh", xin bạn nói rõ trang nào, hoặc chương nào không? Lưu Ly 05:59, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi gạch bỏ các đoạn thóa mạ hay lạm dụng wiki làm diễn đàn chính trị.Tmct 09:43, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi bôi đen luôn, mặc dù trông có hơi nham nhở. Nếu tiếp tục tôi sẽ xóa thẳng tay. Có ý kiến gì xin cứ vào thảo luận với tôi.

Augusta 10:49, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Dẫn chứng từ sách Tây[sửa mã nguồn]

Ai muốn xem nhiều sách nữa thì google mà xem, chẳng cần phải vào thư viện hay đi mua sách mà chỉ cần Internet với máy tính có bàn phím để gõ mấy chữ không dấu thôi đấy! Bây giờ ông Lý Quý Chung có sống dậy mà bảo là bà Bình không phải cháu ngoại của Phan Chu Trinh thì cũng chẳng còn đáng tin nữa.

Đề nghị mấy người bỏ cái kiểu "tài liệu tử tế thì không dẫn, cứ ngồi suy đoán rồi khẳng định rồi chửi bới". Thật chẳng ra sao. Tmct 10:04, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hi hi, bác biết tìm tài liệu chứ mấy người không biết tìm thì ngồi suy đoán :)) conbo 10:21, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Suy đoán với thái độ cầu thị thì không ai kêu, nhưng khẳng định và chửi bới thì là chuyện khác. Tmct 13:13, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Bạn Tmct đưa thông tin này vào bài luôn đi. Còn chờ gì nữa, dẫn chứng quá cứng rùi (chưa đọc nhưng nhìn Cornell University Press là đủ tin cậy rùi :D) :-) Augusta 10:54, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Mấy nguồn trên không nhiều chi tiết bằng trong bài nên không gắn vào đâu được. Để đây cho người nào thắc mắc xem là đủ rồi. Tmct 13:13, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tranh thủ viết thêm bài về Phan Tứ thay vì tranh cãi.Bring Vietnam to the world 16:58, ngày 21 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một điểm viết sai nữa là ông Trần Bữu Kiếm làm trưởng đoàn trước, Bà Châu Sa sau đó mới thay ông Trần Bữu Kiếm cho đến khi ký kết hiệp định. Sao lại thêm đoạn bà Bình làm trưởng đoàn trước rồi giao lại ông Trần Bữu Kiếm sau đó về VN thành lập chính phủ khi bà chỉ là bộ trưởng ngoại giao và Ông Nguyễn Hữu Thọ đâu làm gì, rồi Bà Bình lại tất bật trở qua Paris đàm phán tiếp đến khi ký kết sao ? Việc này sai 100 dặm rồi!203.162.3.160 13:06, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Về "điểm viết sai", xin bạn cho biết tài liệu nào khẳng định thông tin của bạn để chúng ta đưa vào bài làm nguồn dẫn, và thuyết phục được cộng đồng là việc sửa thông tin là có cơ sở. Tmct 13:50, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Các bạn thảo luận quá căng thẳng bênh vực ý kiến Bà Bình là Cháu ngọai cụ Phan Chu Trinh mang tính áp đảo xin cho biết vì sao các cơ quan chính thức như Hội phụ nữ, Quốc hội, Bộ ngọai giao không có một nơi nào viết lý lịch chính thức nói Bà Bình là cháu cụ Phau chu Trinh vậy ? Thứ hai là đi hội nghị Paris có gì mà phải đổi tên ? Ông Trần Bữu Kiếm là tên thật có cần đổi tên đâu ? 203.162.3.160 13:26, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Tại sao" thì tôi không trả lời được, hy vọng có người hiểu biết về chuyện này để giải thích cho bạn. Tôi xin hỏi ngược lại (nhưng không chờ đợi câu trả lời): trừ tiểu sử của Hồ Chí Minh, bạn đã bao giờ thấy một cái lí lịch được công bố rộng rãi của một vị trong chính quyền nào mà lại có thông tin về cha mẹ không? nói gì đến ông bà nội ngoại?
Tuy nhiên, điểm quan trọng ở đây là bạn chưa hiểu về nguyên tắc làm việc của wiki: Nếu một thông tin được khẳng định bởi một tài liệu có uy tín thì thông tin đó được phép ghi vào đây, bất kể ngoài đường ngoài chợ dân tình đồn thổi gì. Và bất kể dân tình đồn thổi thắc mắc chuyện gì, mà thắc mắc đó chưa được ghi vào sách-báo, thì thắc mắc đó chưa có chỗ tại wikipedia. Cụ thể, mời bạn đọc quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Tmct 13:50, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cám ơn, nhưng báo chí thì khó tin lắm và không phải thông tin kiểm chứng được, cá nhân ai đó nhận bà con cũng không kiểm chứng được! Tôi e đây là lỗ hỏng của Wiki khiến dễ bị lợi dụng. Nếu giả dụ tôi là phe cánh ai đó rồi xác nhận tung tin đồn thổi chịu dấm ăn xôi nhận vơ ông bà nào đó là thân tộc thì được sao ? Còn danh dự người viết nữa chứ, dù là có thể ảo hoá mình trên mạng. Đoạn ông Trần Bữu Kiếm theo tôi biết là mới đưa vào sau chứ trước đây có lúc còn chỉ viết về mỗi bà Bình thôi! Cho nên lịch sử VN chưa thể viết trung thực ? Lý lịch Đảng rất chi tiết ba đời đó bạn ơi! 203.162.3.160 14:24, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xin chào các bạn! Trước tiên xin cảm ơn bạn TMCT về những tài liệu quý giá bạn cung cấp cho cuộc thảo luận này. Tại khu lưu niệm Phan Châu Trinh cũng có nhiều tài liệu xác nhận thông tin này nhưng đều do các tác giả và nhà xuất bản tại Việt Nam viết nên tôi nghĩ tài liệu do bạn TMCT cung cấp từ nguồn của Indiana University Press và Cornell University Press khách quan hơn và có nhiều sức thuyết phục hơn. Về ý kiến tranh luận khác của các bạn về thông tin của Bộ ngoại giao, bộ Giáo Dục, Hội Liên Hiệp phụ nữ, hay thông tin về chi tiết ông Trần Bửu Kiếm thì xin các bạn xem lại chủ đề chính trong trang này: bà Nguyễn Thị Bình có phải là cháu ngọai của Ông Phan Châu Trinh hay không ? Chúng ta cùng thảo luận và đưa ra những thông tin và dẫn chứng từ những nguồn tin có uy tín nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên. Vì vậy nếu các bạn có những nguồn thông tin có uy tín xác nhận ngược lại xin hãy post lên để mọi người tham khảo. Về vấn đề "cá nhân ai đó nhận bà con" thì không có gì khó trong vấn đề kiểm chứng cả. Các bạn có thể trực tiếp hoặc nhờ bà con bạn bè đến tham quan và gặp gỡ những người cháu, chít của ông Phan Châu Trinh ngay tại đền thờ Phan Châu Trinh tại Sài Gòn và Đà Nẵng thể tham khảo gia phả và trực tiếp nói chuyện với người thật việc thật. Địa chỉ và số điện thọai các bạn có thể yêu cầu tổng đài 116 hoặc 1080 cung cấp cho khách quan. Rất mong được đón tiếp các bạn tại khu lưu niệm Phan Châu Trinh tại Sài Gòn. Nguyễn Đông Hòa117.5.36.248 05:09, ngày 4 tháng 12 năm 2007 (UTC) 4/12/2007[trả lời]

Vinhtantran đã xóa thảo luận này của 123.23.63.163 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 03:02, ngày 12 tháng 5 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Dẫn chứng từ sách ta và tây[sửa mã nguồn]

Trên bất cứ chuyến bay nào của Vietnam Airlines hiện đều có Vietnam Airlines Inflight Magazine mang tên Heritage Fashion, song ngữ (Anh-Việt). Trong số Oct-Nov 2008, trang 30-31 (tiếng Việt) và 32-33 (tiếng Anh) là bài "Madame Binh", tác giả đã viết lại theo lời kể của bà (Bà bắt đầu câu chuyện bằng giọng kể cuốn hút). Trích nguyên văn một đoạn: "ông nội là nghĩa binh trong phong trào Cần Vương, ông ngoại là chí sĩ nổi tiếng Phan Chu Trinh..."

Tôi nghĩ, nguồn này sử dụng tốt bởi tạp chí này lưu hành rộng (nhiều quốc gia, theo chuyến bay). Cùng với những thông tin bên trên, nên đưa vào chú thích, làm rõ chi tiết bà là cháu ngoại của Phan Chu Trinh, để lỡ sau này Hongsuong

Hình đại diện[sửa mã nguồn]

Ai có hình của mình nhân vật thì làm hình đại diện hay hơn,người đọc dễ chú ý hơn --*khi người ta trẻ* (thảo luận) 01:55, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]