Thảo luận:Nguyễn Thiện Nhân/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Dẫn chứng và ý kiến[sửa mã nguồn]

Đoạn "ông có khả năng diễn đạt với đám đông" dùng dẫn chứng là "xem chương trình truyền hình trên TV3". Một người xem ông trên TV có thể cho rằng ông có skill đó hay không có. Tương tự, khi viết về một bộ phim, bạn không thể viết: "Phim ABC là một phim hay (hãy xem phim đi)" vì một người khác có thể không đồng ý. Thay lại, ta phải viết: Nhà phê bình XYZ cho rằng phim ABC là một phim hay. Nguyễn Hữu Dng 21:31, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vậy em xóa nó đi vậy:| Kick:MetoΜαγντφτερ 21:43, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"nói vo” và rất ít khi phải cầm theo văn bản. Ông có thể đứng nói 40-60 phút liền một mạch mà không hề bị lặp ý hay vấp váp"
Nếu chỉ như trên mà coi là có khả năng diễn thuyết tốt thì e rằng hơi dễ tính quá! Tôi nghĩ đó phải là người có khả năng thuyết phục, thậm chí dẫn dắt đám đông. Có lẽ bởi các bộ trưởng khác kém nên ông Nguyễn Thiện Nhân trở nên nổi bật chăng?--Sparrow 22:46, ngày 29 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ôi chỗ cứng nhắc của Wiki cái gì cũng cần dẫn chứng. Lỡ mấy ông nhà báo không viết thì mình kiếm đâu ra. em vẫn giữ quan điểm là ông NTN phát biểu trước đám đông good (tuy không great) so với các chính khách khác của Việt Nam (cái này chắc cũng có nhiều người đồng ý với em nếu họ đã từng xem *chất vấn tháng 3 năm 2007 của ông) nhưng thôi không có dẫn chứng thì đành vậy... Ôi wiki (chế lại của Mekong Bluesman:)) Kick:MetoΜαγντφτερ 21:48, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu bạn nghĩ không ai sẽ phản đối thì cứ việc đưa vào, nhưng đừng đưa dẫn chứng nếu không có. Tiện đây tôi cũng muốn cảm ơn bạn đã viết một bài về một chính khách Việt Nam mà tôi nghĩ là bài đầu tiên tại đây được viết một cách bách khoa, có ghi rõ các quan điểm chính trị, các chính sách nhân vật này đề xướng (xem lời than của tôi tại Thảo luận:Nguyễn Minh Triết#Chất lượng bài). Nguyễn Hữu Dng 21:51, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn anh, và thôi không có cũng không sao, vì em ghét cái gì mà {{cần dẫn chứng}} lắm (nên em mới viết lại bài này nè).Quan điểm: Wiki là dành cho bất kỳ ai đọc và nó phải thuyết phục được mọi người, nếu chỉ một người nghi ngờ (ở đây là anh) thì em cũng sẽ không hài lòng.... À cho em hỏi theo anh bài này đi ứng cử lên bài viết chọn lọc thì có đủ chuẩn không ?:P Kick:MetoΜαγντφτερ 22:00, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy có triển vọng, nhưng nếu ra ứng cử bây giờ tôi sẽ bỏ phiếu chống: hiện nay phần nguồn dẫn chứng dùng một số blog hay diễn đàn, không thể kiểm chứng được, và viết không bách khoa (dùng smiley, "đủ chưa?", v.v.), và đoạn dẫn chứng lẫn lộn với chú thích. Một số lỗi chính tả: sau dấu mở ngoặc "(" và trước dấu đóng ngoặc ")" lại có khoảng trống dư thừa. Chắc địa chỉ nhà ông không cần thiết. Đoạn đầu giới thiệu ông nên được viết lại để chỉ giới thiệu ông cho những người chưa bao giờ nghe đến tên ông. Nguyễn Hữu Dng 22:09, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

P/S: Em viết bài này theo sườn ý của en:Shinzo Abe (cách trình bày bài thôi). Kick:MetoΜαγντφτερ 22:01, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC) Vậy là nội dung ít có vấn đề gì. mừng quá:[trả lời]

  • hiện nay phần nguồn dẫn chứng dùng một số blog hay diễn đàn FIXED (xóa nguồn Mạng Giáo Dục nhưng giữ lại Blog Tuan Khanh vì hình như đây là chỗ duy nhất phản đối ông ? --> Không nguồn thay thế -> Sử dụng hợp lý)
  • sau dấu mở ngoặc "(" và trước dấu đóng ngoặc ")" lại có khoảng trống dư thừa FIXED
  • Chắc địa chỉ nhà ông không cần thiết Có gì ghi hết thì chắc cũng không có vấn đề gì ?
  • Đoạn đầu giới thiệu ông nên được viết lại để chỉ giới thiệu ông cho những người chưa bao giờ nghe đến tên ông. Cai này là em tóm gọn lắm rồi; anh xem en:Shinzo Abe nè, em nương theo cách viết của bài này mà viết đấy. Những người lần đầu tiên biết ông (?) (chắc là Search Google [1]

hay là [2] ) thì cái infobox đã giải nghĩa cho họ who is he? what is he? rồi.

  • dùng smiley, "đủ chưa?", v.v. Đã dời đi hết dời cái <-- --> đi luôn (mã nguồn sạch).
  • đoạn dẫn chứng lẫn lộn với chú thích Xong luôn

Vậy đã đủ thuyết phục được một phiếu của DHN chưa ? Kick:MetoΜαγντφτερ 22:35, ngày 28 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thêm ý kiến:
  • Ông NTN là người miền nam mà sao lại gia nhập QĐNDVN vào năm 1970 được vậy?
  • Chính tả: không hiểu tại sao chữ "ông" lại cứ viết hoa khi nó không ở đầu câu.
  • Một số chữ được viết nghiêng, có phải nó là nguyên văn lời nói của ai đó không? Tại sao không dùng ngoặc kép và nói rõ là ai nói?
  • Đưa địa chỉ tư gia của ông có giúp ích được người đọc không? Tôi nghĩ thông tin đó là dư thừa và có thể vi phạm quyền riêng tư của ông này.
Nếu Magnifier cảm thấy hài lòng với nội dung, thì xin cứ việc đề cử để xin ý kiến của nhiều người nữa. Nguyễn Hữu Dng 04:37, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Trả lời:
  • Không rõ vì sao trong lý lịch trực tuyến không ghi rõ nhưng cái lý lịch xem tại UBNDTPHCM (giờ chắc vẫn còn ở đó đấy) có ghi thêm là ông tập kết ra Bắc cùng với cha ông từ lúc nhỏ, ông phục vụ là phục vụ trong QDNDVN chứ không phải MTDTGPMNVN (không biết lý lịch này mình đem vào trong bài như là một nguồn dẫn chứng được không nhỉ? Cái này chứng 1 2 năm trước lúc ông còn là PCTUBND em có xem mấy lần ở ngay phòng tiếp dân của UBND vì em có việc phải lên UBNDTP làm việc). Anh chú ý thêm chi tiết này " học được cử đi học tại Cộng hòa Dân chủ Đức ; cái suất kiểu này hoàn toàn chỉ dành cho các Thanh niên đang ở miền Bắc (em bảo đảm, không có ai nghi ngờ cái này đâu) và tất nhiên.. lý lịch tốt và ở tại Miền Bắc chứ hoàn toàn là không có chỗ khác (vào thời kỳ Chiến tranh Việt Nam
  • Chính tả: không hiểu tại sao chữ "ông" lại cứ viết hoa khi nó không ở đầu câu. -> cảm ơn anh đã sửa
  • Một số chữ được viết nghiêng, có phải nó là nguyên văn lời nói của ai đó không? Tại sao không dùng ngoặc kép và nói rõ là ai nói? -> cái này là em nói ý chứ không trích dẫn câu (hay là dùng bôi đen phù hợp hơn)
  • 'địa chỉ tư gia đã ghi vào lý lịch dán khắp nơi mà còn riêng tư hả anh. Thực sự chỉ là cho biết thêm thôi, ông đăng ký là sống ở đó nhưng chưa chắc là ở đó chắc cũng chẳng có gì nghiêm trọng ?
  • Nhắn thêm cho anh Hiệp: Thành PHố Hồ Chí Minh chứ thành phố nào anh xem cái lk này: [3] Lý lịch này là của Sở Nội Vụ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH cung cấp thì nó nhắc đến thành phố chẳng lẽ là Hà Nội, hay Đà Nẵng?. Hay ở bài này http://www.channel2.org/nbr/vietnam/transcript2.html họ cũng mô tả

DR. NGUYEN THIEN NHAN, VICE CHAIRMAN, PEOPLE’S COMMITTEE OF HO CHI MINH CITY. Anh còn gì nghi ngờ nữa không ạ?. Bổ sung từ [4]: 1997 – 1999: Manager of HCM Department of Science and Technology, Member of HCM city Committee of the Party, member of the 10th National Assembly (1997-2002), member of Assembly Committee of Science and Technology, member of NCST (1997-2002). Kick:MetoΜαγντφτερ 10:02, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ thông tin ông theo cha tập kết ra bắc là quan trọng, cho nên phải tìm nguồn xác nhận thông tin này. Nguyễn Hữu Dng 18:48, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong lý lịch (do chính quyền cung cấp) ông cũng đã ghi là ông gia nhập QDNDVN. Chắc mình áp dụng màn suy diễn quá, chứ quả thực là không thể lên UBNDTP là xin về được (nó treo lên bản thông báo chẳng lẽ mình khiên bản về).

Kick:MetoΜαγντφτερ 01:40, ngày 31 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thử phân tích (aka đoán mò)- Không có giá trị dẫn chứng. Ba điểm có thể nói ông NTN học tại miền Bắc thời kỳ CTVN:
  1. Ông học xong trung học và tham gia quân đội năm 17 tuổi:
    • Nếu ông ở miền Nam thì chỉ có duy nhất cách là học vượt lớp (12 năm vượt 1 năm). Mà nếu có vụ này thì chắc đã ghi vào lý lịch bôi đen lẫn gạch dưới rồi.
    • Phù hợp hơn là ông học tại miền bắc (10 năm). Nhưng bị problem gì đó nên thành 11 năm (không rõ).
  1. Ông được đi học tại Đông Âu. Suất này chỉ có cho Thanh niên học tại Miền Bắc (trước 1975)
  2. Xem trả lời của ông:
  • .DR. NGUYEN THIEN NHAN, VICE CHAIRMAN, PEOPLE’S COMMITTEE OF HO CHI MINH CITY: I talked to him, father, I want to go there. He asked me, what do you plan to do in this country? They were our enemy. What do you want to learn from those countries? I spent two days to explain to my father-in-law. I believe we should develop new relations, but if we don’t understand America, American people, then how can we develop new relations? So, I have to be there.

-->They were our enemy. What do you want to learn from those countries?. Nếu ông học tại miền Nam thì chắc câu này không cha ông không nói đâu hoặc nói What do you want to learn more from those countries?'

--> Nếu ông học tại miền Nam thì chắc ông không nói là if we don’t understand America chứ nhỉ, mà thành if we need understand America more ? Kick:MetoΜαγντφτερ 15:22, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhận xét[sửa mã nguồn]

Bài này cần phải viết lại vì có những phần được tạo ra mà không có nội dung đáng kể. Có cần phân biệt giữa "Tham gia tích cực vào chính trị" với "Thành viên chính phủ" trong trường hợp này không? Và tại sao là "tham gia tích cực"? Phần "Phó thủ tướng chính phủ" có cần không? Phần "Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo" có cần cắt nhỏ ra các phần nhỏ như vậy không? Phần "Cá nhân" có mục đích gì và có thể bỏ đi được không? Câu bắt đầu của phần này (Các thông tin về cá nhân của ông hầu như là rất hiếm. Chỉ biết một vài điều nổi bật:) là hoàn toàn mâu thuẫn vì tất cả bài này nói về cá nhân của nhân vật này.

Và quan trọng hơn là phần "Chú thích" dài hơn bài!

Mekong Bluesman 07:05, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Em viết theo một sườn ý (về cách viết thôi) của en:Shinzo Abe

* 1 Early life
* 2 Member of House of Representatives
* 3 Prime Minister
o 3.1 Domestic Policy
+ 3.1.1 Economy
+ 3.1.2 Education
+ 3.1.3 Imperial household
o 3.2 Foreign policy
+ 3.2.1 North Korea
+ 3.2.2 China, South Korea, and Taiwan
+ 3.2.3 India
o 3.3 Defense
o 3.4 Cabinets
o 3.5 Unpopularity and sudden resignation
* 4 Personal life
o 4.1 View on history
o 4.2 Response to mass media
* 5 References
* 6 External links

Đây mục lục của bài en:Shinzo Abe anh chú ý 4 Personal life2 Member of House of Representatives 3 Prime Minister:

  • Em sử dụng từ tham gia tích cực vào chính trị để phân biệt cho giai đoạn đã vào Đảng (chính thức tham gia) của ông trước đó nhưng vẫn chưa có chức vụ gì cao.
  • Phần "Phó thủ tướng chính phủ" có cần không? Phần "Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo" có cần cắt nhỏ ra các phần nhỏ như vậy không? Em bắt chước phần:2 Member of House of Representatives 3 Prime Minister của bài en:Shinzo Abe, ở bài này họ phân biệt role của ông Abe ở chức vụ này (Member of House of Representatives) cũng như chức vụ khác (Prime Minister), vậy thì không hay hả anh ? Em phân biệt role "BT" cũng giống cái này:
o 3.1 Domestic Policy
+ 3.1.1 Economy
+ 3.1.2 Education
+ 3.1.3 Imperial household

Em bắt chước

o XX Bộ Trưởng
+Cải cách A
+Cải cách B
+Cải cách C
o YY Phó thủ tướng:
+Hoạt động A
+Hoạt động B
  • phần "Cá nhân" có mục đích gì và có thể bỏ đi được không? Câu bắt đầu của phần này (Các thông tin về cá nhân của ông hầu như là rất hiếm. Chỉ biết một vài điều nổi bật:)
  • Cái này em nói về Personal Life <--- chứ không phải là Lý lịch trích ngang (lý lịch mô tả do Báo chí cung cấp chán chê ở trên rồi).Các thông tin về cá nhân của ông hầu như là rất hiếm. Chỉ biết một vài điều nổi bật: -> cái này thì có thể nói kiểu do quá ít thông tin về ông A nên ko miêu tả kỹ được. Nếu mà em có thông tin (giống nhứ trong en:Bill Clinton em sẽ viết như thế này

lại bắt chước

* 4 Personal life
o 4.1 View on history
o 4.2 Response to mass media

thành

o Cá nhân
+Cha mẹ
+Gia đình
+Bản thân
+Vợ
+Con cái
o Công việc
+Trước khi về TW
+Sau khi về TW

...

Nhưng quả thực là Các thông tin về cá nhân của ông hầu như là rất hiếm (ngoài cái New Vison of Vietnam mà Nightly Business Report Community Television Foundation of South Florida, Inc cung cấp về cái chi tiết ông phải đấu tranh với gia đình để đi nước ngoài học [5]

Hay như các thông tin mà mình có thể tự rút ra được: việc ông mang kính ? (em có kèm theo dẫn chứng luôn) < --- mà cái này hình như hơi tò mò quá thì phải. Kick:MetoΜαγντφτερ 10:20, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • Phần "Phó thủ tướng chính phủ" chỉ có một câu nên bỏ được (ở phía trên đã nói là Phó thủ tướng)
  • Phần "Thành viên chính phủ" không cần phải cắt ra các phần nhỏ như vậy. Bỏ phần "Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo" và phần "Cải cách giáo dục", thay thế bằng câu như "Trong phạm vi bộ trưởng giáo dục ông đã có các cải cách sau đây:" và đi theo sau là 2 phần về các năm học.
  • Phần "Cá nhân" nếu tìm được thông tin có thể kiểm chứng thì mang vào, nếu không thì bỏ đi. Vì viết như "Các thông tin về cá nhân của ông hầu như là rất hiếm..." chỉ làm cho người đọc có câu hỏi, làm dài bài viết nhưng không đưa ra thông tin chính xác nào.
  • Phần "Nhận định ngoài nước dành cho ông" nên chỉ có tên là "Nhận xét" hay "Nhận định" -- không cần một phần riêng cho nước ngoài, ông này không phải là chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao hay nhà ngoại giao để cần phần riên cho nhận xét từ nước ngoài.
  • Phần "Danh hiệu" chính là các thông tin cho phần về cá nhân.
  • Phần "Tai tiếng" không cần phải cắt nhỏ ra thành phần "Lỡ lời". Tất cả phần "Tai tiếng" (sau khi bỏ "Lỡ lời") nên mang vào trong phần "Thành viên chính phủ" vì sau khi cho danh sách các thành tích thì có danh sách các tai tiếng, scandal...
  • Các tính từ ca ngợi hay chê bai như "tham gia tích cực/tiêu cực", "nổi tiếng/không nổi tiếng" không nên có trong một bài bách khoa -- sự định giá tích cực/tiêu cực hay nổi tiếng/không nổi tiếng là của người đọc không là việc của người viết.
Mekong Bluesman 13:06, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  • *Phần "Thành viên chính phủ" không cần phải cắt ra các phần nhỏ như vậy. nếu sau này ông làm chức gì khác nữa gì sao hả anh?
  • *Phần "Nhận định ngoài nước dành cho ông" ông là một chính khách hiếm hoi của Việt Nam (sau bộ trưởng Bộ ngoại giao) chụi phỏng vấn trực tiếp, trả lời trực tiếp (=tiếng Anh) với báo chí nước ngoài, có bằng tiến sĩ của nước ngoài (Hoa KỳĐức) và có bằng tiến sĩ danh dự của một trường đại họcnước ngoài (dù là đầu tư ở Việt Nam), được một tổ chức nước ngoài (dù nhỏ) vinh danh mình nên chắc phần này cũng không quá để mà dành hẳn cho ông một sector riêng đâu anh nhỉ, vì ông giao thiệp rất rộng với nước ngoài mà.
  • biết đến khác với nổi tiếng nha anh.Nếu ai mà viết như thế này: Ông rất nổi tiếng vì là Bộ trưởng có khả năng diễn thuyết trước đám đông tốt[7], nói tiếng Anh giỏi [8] và nhất là người khởi động cho công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam[9] nhằm mang đến nền giáo dục Việt Nam khác[9]. Thì em treo cái bản {{NOPV}} cho nó liền.
  • tích cực ở đây là em viết theo ý nghĩa giống như từ active và trái nghĩa là inactive chứ không phải là ý nghĩa tích cực zealous positive và tiêu cực negative. Anh để ý, trước năm 1997 thì các chức vụ của ông nhỏ nhỏ không (dù đã tham gia DCSVN)sau 1997 được bầu vào People's Committee of Ho Chi Minh City (chức này thì to bằng States Governor của U.S hay provice Premier của Canada đấy anh). Chứ em không dùng tích cực với ý nghĩa là ông tham gia tốt đạt được nhiều thành tư6u về chính trị.... mà là ông tham gia nhiều vào chính trị em hoàn toàn KHÔNG nhận xét tí gì về ông hết.
  • Tất cả phần "Tai tiếng" (sau khi bỏ "Lỡ lời") nên mang vào trong phần "Thành viên chính phủ" vì sau khi cho danh sách các thành tích thì có danh sách các tai tiếng, scandal... em sẽ làm theo.
  • *Phần "Cá nhân" nếu tìm được thông tin có thể kiểm chứng thì mang vào, nếu không thì bỏ đi. Vì viết như "Các thông tin về cá nhân của ông hầu như là rất hiếm..." chỉ làm cho người đọc có câu hỏi, làm dài bài viết nhưng không đưa ra thông tin chính xác nào. em phản đối cái này, không có nhiều thì mình cũng phải có một ít. Cứ không phải ít quá thì mình không làm. (đây chỉ là ý kiến riêng của em thôi)

Kick:MetoΜαγντφτερ 13:39, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • Phần "Thành viên chính phủ" không cần phải cắt ra các phần nhỏ như vậy và nếu sau này ông này có thêm chức vụ khác thì chúng ta sẽ thay đổi khi đó, chúng ta không thể làm việc dựa vào "nếu" được.
  • Phần "Nhận định ngoài nước dành cho ông" thì Magnifier viết "ông là một chính khách hiếm hoi của Việt Nam [...] chụi phỏng vấn trực tiếp [...] có bằng tiến sĩ của nước ngoài [...] và có bằng tiến sĩ danh dự [...] nước ngoài, được một tổ chức nước ngoài vinh danh [...] ông giao thiệp rất rộng với nước ngoài". Đó chỉ là lối nhìn và giải thích của Magnifier. Chịu phỏng vấn trực tiếp bởi các báo nước ngoài và giao thiệp rộng với nước ngoài có liên quan nào đến việc được nhận xét? Và giao thiệp rộng là như sao để được gọi là rộng? Tại Việt Nam có bao nhiêu người có các bằng nước ngoài và giao thiệp với nước ngoài mà tại sao ông này lại đặc biệt? Nếu có sự đặc biệt thì bài này chưa nói được sự đó ra. Với một dân số trên 80 triệu người và số người có bằng đại học tại nước ngoài cao như tại Việt Nam, cái sự mà Magnifier gọi là "hiếm" vẫn chưa thể hiện ra trong bài và đó là lý do làm người đọc như tôi (không biết gì về nhân vật này) có các câu hỏi.
  • "...tích cực ở đây là em viết theo ý nghĩa giống như từ active", từ "tham gia" đã có cái nghĩa active rồi.
  • "...chức này thì to bằng States Governor của U.S hay provice Premier của Canada đấy anh", chức nào? và tài liệu nào đã đưa ra các tương đương đó?
  • Phần Cá nhân: các chi tiết như sự đeo kính và sự phản đối của gia đình khi ông đi học tại Hoa Kỳ có gì để được gọi là "nổi bật" như bài viết?
  • Một lần nữa, phần Phó thủ tướng chỉ có một câu (và câu này nói là phần này không có gì để viết) nên không cần thiết. Tại phía trên của bài đã nói là ông này là Phó thủ tướng rồi.
Mekong Bluesman 09:41, ngày 31 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hic chắc em phải đi học khóa quý ông và thuyết phục người khác quá. Quả thật cứ hiểu sai ý em hết...

  • "ông là một chính khách hiếm hoi của Việt Nam [...] chụi phỏng vấn trực tiếp [...] có bằng tiến sĩ của nước ngoài [...] và có bằng tiến sĩ danh dự [...] nước ngoài, được một tổ chức nước ngoài vinh danh [...] trường hợp của ông trong Ba triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam chắc không quá một trăm!. Anh không để ý trong bài Vision of New Viet Nam vì sao nước ngoài nó chỉ đề cập tới Vice Chairman mà không nói lấy một từ đến Chairman of HCMC People's Committee à? New Vision of Vietnam không chỉ nói gì về kinh tế mà còn cố gắng giải thích cho bạn đọc biết (sơ sơ về New Vision của Việt Nam). Còn về trả lời phỏng vấn thì nói thiệt anh, ngay cả phóng viên của các tờ báo lớn trong nước mà tìm một Vice Chairan hay Chairman là cả một vấn đề.
  • Ngoài báo chí nước ngoài NTN còn trả lời ai nữa:
    • Đại sứ (có cái bài pv của đại sứ Mỹ tại HN ở dưới dưới cùng đấy)
    • Các cơ sở giáo dục của nước ngoài (như doạn mới gần đây ông vào TPHCM tiếp đại diện của University North California, đến thăm University of Technology và University of Natural Sience của TPHCM).
    • Nói chung là (hiện tại) cái gì có liên quan đến education mà quan trọng ông tiếp hết.
  • "...chức này thì to bằng States Governor của U.S hay Provice Premier của Canada đấy anh", chức nào? và tài liệu nào đã đưa ra các tương đương đó? => thế U.S Governor, Provice Premier không phải là người đứng đầu một tỉnh, ở các nhước theo Chủ nghĩa Xã Hội thì về nguyên tắc Chairman of People's Committee (chủ tịch ủy ban nhân dân (tỉnh/thành phố)) là người đứng đầu tỉnh (mặc dù quyền lực không to bằng U.S Governor (thống đốc), Provice Premier (tỉnh trưởng) vì tất cả mọi việc đều phải tham khảo ý kiến của Bí thư, về quân sự thì Tỉnh Đội Trưởng và Thành Đội Trưởng cái này thì trên mạng không có nhưng trong Hiến Pháp CHXHCN VN ghi rất rõ)
  • Phần "Thành viên chính phủ" không cần phải cắt ra các phần nhỏ như vậy và nếu sau này ông này có thêm chức vụ khác thì chúng ta sẽ thay đổi khi đó, chúng ta không thể làm việc dựa vào "nếu" được. -> cảm ơn anh. Em mới ở trong wiki này 2 năm:).
  • Một lần nữa, phần Phó thủ tướng chỉ có một câu (và câu này nói là phần này không có gì để viết) nên không cần thiết. Tại phía trên của bài đã nói là ông này là Phó thủ tướng rồi. -> em remove nó đi liền

Kick:MetoΜαγντφτερ 16:36, ngày 31 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Quả thật cứ hiểu sai ý em hết..." đây chính là lý do tại sao Wikipedia đề nghị thảo luận trước khi viết bài.
  • Về sự "hiếm" của nhân vật này thì như tôi viết bên trên là tôi hoàn toàn không biết ông này là ai và sau khi đọc thì tôi có câu hỏi là tại sao nhân vật này có phần "Nhận định của nước ngoài". Cái sự đặc biệt để có phần đó không (hay chưa) được đưa ra trong bài làm người đọc có câu hỏi. Magnifier không nên chỉ trả lời tôi tại đây mà hãy xem các câu hỏi của tôi và trả lời chúng trong bài để giúp các người đọc khác, đặc biệt là các người đọc không biết về nhân vật này.
  • Khi Magnifier viết "...chức này thì to bằng States Governor của U.S hay Provice Premier của Canada đấy anh" thì câu hỏi của tôi là "chức nào?" vì Magnifier không nói cái chức đó ra trong câu. Câu hỏi thứ hai của tôi là tài liệu nào viết ra các tương đương trong các cấp hành chính của một quốc gia theo chính thể cộng sản và không có bang nào (Việt Nam) với một quốc gia liên bang theo chính thể dân chủ nghị viện (Canada) hay với một quốc gia liên bang theo chính thể tổng thống (Hoa Kỳ). Thay vì cho tôi biết tài liệu đó, Magnifier lại viết là theo Magnifier thì tỉnh trưởng tại Việt Nam là tương đương với Governor của Hoa Kỳ hay Premier của Canada ("mặc dù quyền lực không to bằng"), do đó câu hỏi về tài liệu vẫn còn.
Còn những gì tôi hiểu sai Magnifier không?
Mekong Bluesman 19:55, ngày 31 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hiến pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam/Chương IX nói:

Điều 121

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở địa phương; phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.

Điều 122

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và thủ trưởng các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân trong thời hạn do luật định.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước ở địa phương. Người phụ trách cơ quan này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu.

Điều 123

Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Điều 124

Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân.

Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái của các cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân và các văn bản sai trái của Uỷ ban nhân dân cấp dưới; đình chỉ thi hành nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp dưới, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình bãi bỏ những nghị quyết đó.

Theo anh thì chủ tịch ủy ban nhân dân (Chairman of People's committee) khác (lớn) Gorvernor và Premier chỗ nào nhỉ? Theo em chỗ khác chỉ là cách elect một Chairman of People's committee với elect một Gorvernor và Premier thôi

Rồi nhận định nước ngoài -> nhận định về ông. Vậy là phải kiếm thêm nhận định của VN nữa (em thì không bao giờ ưa mấy cái nhận định của báo đài trong nước), hay ai đó kiếm giùm em nhỉ (vài ba cái thôi) Kick:MetoΜαγντφτερ 20:14, ngày 31 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • Cám ơn Magnifier đã đưa cái bài "Hiến pháp Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam/Chương IX" bên Wikisource lên đây. Nhưng hiến pháp của Việt Nam (hay của nước nào) là hiến pháp, bản được đưa ra bên trên (hay các phiên bản khác) nói về tổ chức hành chính tại Việt Nam để cho thích hợp với hiến pháp; nó không nói các tổ chức đó là tương đương với những tổ chức hành chính nào tại các quốc gia nào. Câu hỏi nguyên thủy của tôi là để hiểu Magnifier đã dựa vào các tài liệu nào để khẳng định các tương đương đó, tôi không hỏi về cách tổ chức một tỉnh Việt Nam theo hiến pháp của Việt Nam -- đây là hai việc khác nhau.
  • "Theo anh thì chủ tịch ủy ban nhân dân (Chairman of People's committee) khác (lớn) Gorvernor và Premier chỗ nào nhỉ?" Cái khác lớn nhất thì tôi đã viết bên trên - một là thuộc một quốc gia theo chế độ cộng sản và không có bang nào trong cấu trúc của quốc gia (trường hợp Việt Nam); cái kia là thuộc một quốc gia liên bang (nghĩa là quốc gia đó bao gồm nhiều bang tự trị) theo chính thể tổng thống (Hoa Kỳ) hay chính thể dân chủ nghị viện (Canada). Một tỉnh của Việt Nam, hay Pháp, hay Trung Quốc, hay Nga... là trực thuộc chính quyền trung ương của quốc gia. Một bang -- như Länder của Đức, state của Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, province của Canada -- trong một quốc gia liên bang có chính phủ riêng và không trực thuộc chính quyền liên bang trung ương; các bang này có cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp riêng của họ.
  • "Vậy là phải kiếm thêm nhận định của VN nữa..." đó là lý do tại sao tôi đề nghị là "Nhận định" hay "Nhận xét", các người viết thêm đều có thể cho vào dù là câu nhận xét từ nước X hay nước Y.
  • Phần Cá nhân có các chi tiết như sự đeo kính và sự phản đối của gia đình khi ông đi học tại Hoa Kỳ thì có gì "nổi bật" để viết vào trong bài?
Mekong Bluesman 22:08, ngày 31 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Mục đích của trang cá nhân là nêu lên tính cách của một chính khách, nhưng vì thông tin cá nhân về ông rất rất ít thì vài điều này cũng nói lên được nhiều điều:
Ở Việt Nam, tội bất trung và bất hiếu là hai tội nặng nhất! Hành động ông (một người cộng sản) đòi qua đất kẻ thù cũ (Hoa Kỳ) bất chấp ý kiến gia đình (tất cả đều đã chiến đấu chống Hoa Kỳ) hoàn toàn có thể bị quy vô tội bất hiếu (-> nếu em mà là nhà báo thì em sẽ viết thế này: NTN đã tỏ ra rất can đảm, khi ông đã đi ngược ý kiến của cha mình để... Hoa Kỳ học) và cả bất trung (đi ngược lại đường lối đoàn thể) <----- cái này thì tổng cộng là một ý kiến các nhân nên thôi.
như sự đeo kính --> vậy em phải viết là ông bị cận, nhưng chính quyền Việt Nam cứ tìm cách giấu diếm:) --> mà trông chi tiết này có vẻ tò mò tọch mạch thật, xin anh cho em vài ngày để suy nghĩ.

Kick:MetoΜαγντφτερ 11:40, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cần giúp đỡ[sửa mã nguồn]

Nhằm tăng chất lượng cho bài. Em muốn tìm một hình như thế này [6] để đưa vào bài (thay cho cái hình thẻ ở trên, cái hình đó mình sẽ mang xuống dưới như là hình do chính quyền Việt Nam cung cấp, vì để nó ở đó thì bài viết giống cái sơ yếu lý lịch quá) nhưng không tìm được free image và có phân giải phù hợp. Anh chị nào biết cái yêu cầu bản quyền của một tờ báo nào đó thì nhờ anh chị làm giùm.

Mặc dù hình này nó chạy lung tung, nhưng vì tình trạng bản quyền không xác định rõ nên thôi.

Kick:MetoΜαγντφτερ 11:05, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Gọi về vs Bổ nhiệm thành phần[sửa mã nguồn]

Có một IP vào sửa Gọi về Trung Ương -> Bổ nhiệm thành phần Trung Ương theo các bác thì cái nào dễ nghe hơn? Ý kiến của em là gọi về (call for, summon) thì sẽ hay hơn. Kick:MetoΜαγντφτερ 11:43, ngày 30 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

"Gọi" hay "Bổ nhiệm" đều cần dẫn chứng cả. Tôi sẽ thêm vào cái tb "cần dẫn chứng" đã. Xin lỗi vì ko đăng nhập kịp... Lưu Ly.
Trời đất cụ thể là Lưu Ly nghi ngờ chỗ nào để thêm tiêu bản cần dẫn chứng hả trời:)). tiêu bản ở đây phải là <discuss>. source needed nghe nặng đấy.

-Ông Nguyễn Thiện Nhân (sinh năm 1953) được giới thiệu vào chức vụ Phó Thủ tướng phụ trách văn hoá – xã hội. Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng được đề nghị kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT một thời gian cho đến khi chọn được người thay thế. [7]

-Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thiện Nhân' được giới thiệu làm Bộ trưởng Giáo dục thay ông Nguyễn Minh Hiển. Ông Nhân là giáo sư kinh tế, tiến sĩ điều khiển học là đại biểu Quốc hội Khóa X. Ông sinh năm 1953, quê Trà Vinh. [8]

Chử Call (gọi) ở đây có nghĩa Call some one form somewhere to help. Nếu bài này mà trên wiki en thì câu đó có sẽ viết là

Prime Misnister Nguyen Tan Dung called Vice Chairman of HCMC People's Committee Nguyen Thien Nhan to replace former Minister Nguyen Minh Hien in the role of Ministry of Education and Trainning leader? (or Join the Cabinets to replace Minister Nguyen Minh Hien)

Hoặc dữ dằn nữa thì:

Prime Minister Nguyen Tan Dung summoned Vice Chairman of HCMC People's Committee Nguyen Thien Nhan to the Cabinets. He was needed to replace former Minister of Ministry of Education and Trainning Nguyen Minh Hien.

Đang dịch bài này sang tiếng anh nè, nhưng skill trong Vi-En của em là 0,5 (tHIS USER IS A NOOB IN eNGLISH WRITING SKILL)nên 3 ngày rồi chưa xong phần mở bài:)).

Kick:MetoΜαγντφτερ 13:43, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  • "Prime Misnister Nguyen Tan Dung called Vice Chairman of HCMC People's Committee Nguyen Thien Nhan to replace..." nên được viết là "Prime Minister A called on Vice Chairman B to replace...". Nhưng muốn làm rõ cái nghĩa là để thay thế một người khác thì nên viết cái lý do đó tại bắt đầu của câu như "In order to replace Mr. C, Primer Minister A called on Vice Chairman B".
  • "Prime Minister Nguyen Tan Dung summoned Vice Chairman of HCMC People's Committee Nguyen Thien Nhan to the Cabinets. He was needed to replace former Minister of Ministry of Education and Trainning Nguyen Minh Hien." Chữ "he" bắt đầu câu thứ hai có thế là thay thế cho Nguyen Tan Dung và cũng có thể là thay thế cho Nguyen Thien Nhan. Do đó nên viết như "Prime Minister A summoned Vice Chairman B to the Cabinet in order to replace Mr. C".
  • Tuy nhiên các cách dùng trên làm câu văn nặng nề và quá tự quan trọng. Một câu dễ hiểu và rõ hơn là "Prime Minister A appointed Vice Chairman B to the post of Minister X, replacing Mr. C".
Mekong Bluesman 16:14, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn anh. Em đang dịch mà một h được đúng 2 dòng:).

Kick:MetoΜαγντφτερ 17:39, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ồh. Lụt nên hơi chậm vào đây. Ý tôi là cụm gọi về Trung ương là một cách dùng từ của người Việt không phổ biến. Điều động, phân công, cất nhắc, triệu tập, bổ nhiệm... là cũng có thể dùng, nhưng vì thông tin về thời trẻ của ông là rất ít, chủ yếu chỉ được biết qua lý lịch của ông khi ông ứng cử trong các cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam nên cũng chưa thấy đề cập ông việc ông từ tp HCM ra HN theo kiểu nào cả. Vì thế, nếu dùng từ gọi thì tôi yêu cầu dẫn chứng, tài liệu nào dùng như vậy? Lưu Ly 14:57, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nếu anh Hiệp thấy không phù hợp từ ngữ thì có thể sửa. Wiki mà

Điều động khác gọi về?:)).Anh Hiệp phái dùng từ Hán Việt:

Điều động Yêu cầu X di chuyển từ A sang B hoặc đang làm A sang làm B.

Gọi về Yêu cầu X đến A giúp đỡ mình làm việc B

triệu tập khác Summon và Call khác gọi về?:|

Nói chung là cùng nghĩa nhưng khác từ thôi.

Gọi về cũng được dùng nhưng hiếm thôi. VD

Tôi báo cho Mã Thiên Thủy biết, trung ương sẽ cho chuyên cơ tới Thượng Hải... tôi thông báo cho ông ấy biết việc lãnh đạo TW gọi về, ông nói ngay “Tốt lắm...

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=43375&ChannelID=5

Trong mấy trường hợp thắc mắc về từ ngữ thì dùng <discuss> nha anh Hiệp đừng dùng cần dẫn chứng thấy nặng nề lắm.


Kick:MetoΜαγντφτερ 15:06, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vẫn nhẹ hơn từ gọi đấy chứ:D. Chính không rõ việc ông từ tp HCM ra HN thời gian nào? vì sao? nên tôi ko biết dùng từ nào cả. Tôi đề nghị xoá đi một chút thì có lý hơn. Lưu Ly 15:15, ngày 2 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Học hàm[sửa mã nguồn]

hó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh[1] (tháng 5 năm 2001), Giáo sư Kinh tế (tháng 11 năm 2002). [9] Kick:MetoΜαγντφτερ 12:06, ngày 1 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhận xét của VietLong[sửa mã nguồn]

Bài viết có tìm tòi, sinh động, có thể đề cử. Tuy nhiên theo tôi còn khiếm khuyết như:

  • Phần giới thiệu trước mục lục quá dài, chi tiết lặp lại trong các mục sau. Chỉ nên nêu vài chức và điểm chính thôi.
  • Bài lổn nhổn quá nhiều chú thích dẫn chứng, nhiều khi cùng một nguồn cứ lặp đi lặp lại số chú thích, nên bớt đi đọc cho liền mạch, người đọc nào muốn sẽ đọc 1 lượt. Tất nhiên tôi hiểu có lý do là nhiều người bắt bẻ, mỗi người mỗi ý, nhưng không thể vừa lòng hết và cái gì cũng tìm dẫn chứng được vì đây không phải luận án khoa học. Có chú thích thừa và lạc đề như chú thích 12: Ông Nguyễn Tấn Dũng được bầu lại làm Thủ tướng Chính phủ. Báo Thanh Hoá điện tử Truy cập ngày 28-10-2007??? trong đó không nói gì đến NTN.
  • Nguyễn Thiện Nhân, vào lúc nhận chức chính thức năm 2007, ông được 54 tuổi.Ngay từ lúc nhận chức chưa chính thức (chưa được Quốc hội thông qua) là không chính xác. Ông NTN đã chính thức nhận chức từ 2006 trong nhiệm kỳ cũ đang dở dang của chính phủ. QH chỉ thông qua chức vụ của ông cho nhiệm kỳ mới mà thôi. Câu Ngay từ lúc nhận chức chưa chính thức (chưa được Quốc hội thông qua). Ông đã ngay lập tức đề ra chính sách cải cách nền giáo dục Việt Nam... là câu cụt, nên sửa dấu chấm thành dấu phảy.
  • Một số câu viết hơi lòng thòng, ví dụ: Ông sinh tại Cà Mau, nhưng quê gốc là tại Trà Vinh (chính xác là ở Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). có thể rút lại là ... nhưng quê gốc là tại Trà Vinh (xã/làng? Phương Trà, huyện Châu Thành).

--Nguyễn Việt Long 18:44, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đã trả lời tại trang Thảo luận của anh Long Kick:MetoΜαγντφτερ 19:28, ngày 3 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Học tập[sửa mã nguồn]

Năm 1988, ông quay trở lại Cộng hoà Dân chủ Đức làm việc trong Đại sứ quán Việt Nam với vai trò Tuỳ viên Giáo dục; đồng thời theo học Kinh tế thị trường tại Trường Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Magdeburg Cộng hòa Liên bang Đức.

Năm 1990, cộng hòa Lien bang Đức với Đông đức mới xác nhập, còn Magdeburg là thành phố Đông Duc? --Saigon punkid 03:34, ngày 4 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

-> Đã trả lời tại trang thảo luận của anh Saigon punkid. Kick:MetoΜαγντφτερ 03:56, ngày 4 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Có thể nói rõ hơn[sửa mã nguồn]

Những chỗ này nghe rất khó hiểu:

  • Sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người làm việc với chính quyền, trong đó có cha ông (Giáo sư-Tiến sĩ-Bác sĩ)[6].
  • Thông tin về thời trẻ của ông là rất ít. Tôi nghĩ là không ít tý nào đâu, chẳng qua nó kô được phổ biến trên phương tiện truyền thông đại chúng, hay cụ thể hơn là Interrnet mà thôi, còn ở Sở Nội vụ, Bộ Nội vụ..chắc chắn là nhiều.
  • Thông tin ông học chuyên ngành Điều khiển Tên lửa và tốt nghiệp năm 1976 là từ đâu?

Lưu Ly 12:08, ngày 4 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đã sửa chữa và hồi đáp tại trang thảo luận của anh Hiệp Kick:MetoΜαγντφτερ 12:40, ngày 4 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mục thời trẻ chỉ có vài dòng, thay bằng mục tiểu sử[sửa mã nguồn]

Trước có mục tiểu sử, nay khôi phục lại sẽ bỏ được mục tuổi trẻ quá đơn giản.Dpwiki 10:45, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong bài dùng các từ:"quay", "quay trở lại"...là không chính xác. Nếu hoạt động mang tính cá nhân như đứng đầu công ty tư nhân, trường học tư nhân...thì sử dụng được từ này. Ở đây ông là người của tổ chức, cấp trên cho ông "quay" chứ ông không được phép "tự quay". Cải cách giáo dục là khái niệm lớn liên quan đến nhiều ngành, liên quan đến xã hội, một vài việc làm và khẩu hiệu của ông là những đột phá, đổi mới mằn trong chương trình cải cách giáo dục của quốc gia. Đươc biết hiện nay quốc hội cũng chưa chính thức thông qua bất cứ chương trình cải cách giáo dục nào.Dpwiki 12:02, ngày 8 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]