Thảo luận:Nguyễn Trung Trực

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Dựa vào bài viết cũ, tôi đã loại bỏ những gì mơ hồ, bổ sung thêm nhiều tư liệu và sắp xếp lại. Vài hôm nữa, tôi sẽ đi Rạch Giá để chụp thêm một số ảnh có liên quan đến người anh hùng Nguyễn Trung Trực này Thuydaonguyen (thảo luận) 06:14, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ko thấy bài cần phải wikify gì cả, Thuydaonguyen viết ổn rùi mà Magnifier?!Viethavvh (thảo luận) 06:58, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Một số chỗ bỏ dấu sai quy cách (ví dụ: abc(iiii) -> abc (iiii)) tên riêng không viết hoa (philippines), cách từ chợRạch Giá -> chợ Rạch Giá, trong văn phong wiki không nên có các từ mang tính khẳng định mạnh: thật vậy, thật xứng đáng với ... Nhưng dù thế nào ,cảm ơn cô Thuydaonguyen lần thứ 3, bài viết hay tuyệt (nhưng nhớ khắc phục dùm em các lỗi nêu trên). :P Magnifier () 07:03, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chiếc ghe tam bản của ông Nguyễn Trung Trực[sửa mã nguồn]

Mấy năm trước, tôi có đi với các anh em trong Hội Nhà Văn ra thăm Phú Quốc 5 ngày liền. Ở phòng Thông tin huyện đảo, khi ấy đang trưng bày một chiếc ghe tam bản vừa khai quật được ở phía Bắc đảo, nơi căn cứ kháng Pháp của ông Trực (Ghe đóng bằng cây sao, dài khoảng 6m, ngang khoảng 0,8 m). Nghe người hướng dẫn kể: rất có thể đây là một trong những chiếc ghe của ông trực. Nhìn chiếc ghe quá đổi nhỏ nhoi, tôi mường tượng nó phải chóng chọi trước bao sóng gió của biển khơi, trước bao tàu chiến và vũ khí hiện đại của đối phương, mà lòng tôi hết sức cảm phục và bùi ngùi

Rất tiếc, lúc đó tôi không có máy ảnh

Tôi mong các bạn đọc, nếu có dịp nên chụp tấm ảnh chiếc ghe này để dán thêm vào bài

Tôi cảm ơn tất cả các bạn đã chỉ ra những lỗi của mình. Tôi đã sửa chữa Thân quí

Vì thành viên Thuydaonguyen không còn là mới nên tôi xin phép được khó tính, đòi hỏi cao hơn một chút. Bài viết vẫn chưa thực sự Wiki ở một vài điểm:

  • Giọng văn kể, chưa bách khoa
  • Chính tả: một số câu không có dấu chấm ở cuối, trước khi mở ngoặc đơn cần một dấu cách
  • Liên kết ngoài nên thay bằng chú thích
  • Một vài từ như "khơme" nên viết theo tên bài đã có của Wiki và tạo liên kết trong

Mong Thuydaonguyen khắc phục để các bài viết sau được hoàn thiện hơn.--V (thảo luận) 09:03, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  • Ý thứ 3 chưa hiểu lắm, xin chỉ cách làm

Thân Thuydaonguyen (thảo luận) 10:27, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi xin lỗi vì đã không nói rõ! Mục "Thọ tử", liên kết ngoài vannghesongcuulong.org--V (thảo luận) 10:54, ngày 24 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kiếm bạt[sửa mã nguồn]

Có bạn nào đã chỉnh kiếm bạt thành kiếm bạc (chắc để đối với chữ hồng), là không đúng nguyên tác. Bạt ở đây có nghĩa san bằng.

Ảnh thờ ông Nguyễn[sửa mã nguồn]

Ảnh Nguyễn Trung Trực tại đền thờ chính, Rạch Giá, Việt Nam.

Nhiều năm nay, tôi luôn tỏ ý nghi ngờ ảnh Nguyễn Trung Trực được thờ ở rất nhiều nơi không mô tả đúng gương mặt thật của ông. Vì sao? vì ông chết trẻ quá (khoảng 30-31 tuổi), mà mặt người trong ảnh thì trông giống như mặt của một ông lão đã ngoài 40.

Nay ông Trương Minh Đạt, một nhà nghiên cứu về xứ Hà Tiên vừa cho biết, thì ra đó chỉ là diện mạo do một họa sĩ nào đó đã tưởng tượng ra, vẽ theo yêu cầu của một tờ báo tại Sài Gòn trước 1975. (Ông Đạt đã quên tên tờ báo, nên trong tập sách Nghiên cứu về Hà Tiên được xuất bản gần đây, ông đã yêu cầu bạn đọc nào còn lưu giữ được, hãy giúp ông).

Năm 2008, trước khi dán ảnh này lên Wiki, tôi đã đem nghi vấn này hỏi một thành viên trong Ban quản tự, đang phụ trách mảng bảo tàng nơi đình thờ chính tại Rạch Giá, thì ông cho biết ảnh ông Nguyễn do một du học sinh sưu tầm được trước 1975.

Tôi nghiêng về ý kiến của ông Đạt, vì ông có nhiều bằng chứng hơn. Cho nên tôi "tạm thời" gỡ bỏ ảnh mà chỉ giữ lại tượng NTT, vì tượng đài phần lớn chỉ mang tính chất biểu trưng. Từ câu chuyện lẫn lộn này, tôi lưu ý các bạn một vấn đề, do người xưa rất ngại chuyện chụp ảnh, và còn vì phương tiện là chiếc máy ảnh thời bấy giờ rất hiếm, cho nên chuyện "râu ông cắm cằm bà nọ" cũng là chuyện không quá hiếm trong lịch sử của dân tộc Việt.

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 19:29, ngày 1 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Theo tôi không có vấn đề, vì nhân dân đã yêu mến và tôn thờ thì hình ảnh thế nào chẳng đúng. Như những vua ngày xưa hay thờ qua hình tượng, cũng có giống đâu, mà nhân dân vẫn thờ đó thôi.

Xin lỗi vì chỉ mới thấy, nếu anh/chị vẫn còn hoạt động thì xin hãy xem bài này, có đoạn sau "Nhiều tư liệu đều ghi nhận ông hy sinh năm mới 30 tuổi (1838-1868). Tuy nhiên tất cả di ảnh, tượng thờ ông ở Nam Bộ đều thể hiện một người đàn ông quắc thước, có râu dài, khoảng độ 50-60 tuổi. Lý giải việc này, trong dân gian cho rằng: cụ Nguyễn là một tướng lĩnh tài ba, trẻ tuổi, để tạo uy tín khi vận động các tầng lớp, nhất là các sĩ phu, cụ Nguyễn phải cải trang thành người lớn tuổi. Mặt khác, việc cải trang nói trên cũng nhằm qua mắt bọn tay sai, chỉ điểm. Trước đó, để dập tắt phong trào khởi nghĩa ở Nam Bộ, thực dân Pháp đã cho người vẽ chân dung các lãnh tụ khởi nghĩa: Trương Ðịnh, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực... dán thông báo truy nã, treo giải thưởng rất cao. Chính nhờ việc cải trang này mà cụ Nguyễn qua được mắt giặc, bí mật hoạt động ở nhiều nơi, khiến giặc ăn không ngon ngủ không yên."
SamNg311 (thảo luận) 16:49, ngày 8 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]