Thảo luận:Nhà Tần

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trung lập[sửa mã nguồn]

  • Việc thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN dưới thời Tần Thuỷ Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc
    • Từ thống nhất chỉ là một quan điểm, có nhiều quan điểm khác như: Nếu Hitler không đánh Liên xô mà chỉ thống nhất Tây Âu thì ngày nay Nhà nước EU đã xem Hitler là cha già của nhân dân EU (bởi vì ai cũng biết dùng tiếng Đức, thống nhất được thị trường, tiêu chuẩn đem lại hòa bình lâu dài cho nhân dân EU).Từ thống nhất này mâu thuẫn với đoạn văn bên dưới "sáu nước độc lập"
    • Đề nghị sửa lại như sau "Việc xâm chiếm,tiêu diệt các nước, bành trướng mở rộng bờ cõi của nước Tần năm 221 TCN dưới thời Tần Thuỷ Hoàng đã mở đầu cho sự hình thành nước Trung quốc trên cơ sở lãnh thổ mới của nhà Tần và đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc
  • Nước Tần phần lớn nằm ở châu thổ sông Vị, nơi người Khuyển Nhung (Chuanrong) đã huỷ diệt nền văn minh Chu và buộc Chu Bình Vương phải dời đô vào năm 771 TrCN.
    • hủy diệt = chinh phục = xâm chiếm đề nghị dùng từ xâm lấn hoặc xâm chiếm. Ngoài ra thay từ nền văn minh nhà Chu thành nước Chu vì người Khuyển Nhung họ đánh nhà Chu chứ không đánh văn minh nhà Chu và vua nhà Chu dời đô do bị thua chứ không vì bị mất nền văn minh.
  • Tần là một trong 17 nước nhỏ tạo thành nền văn minh Chu, và bị các nước khác coi là ở phía dưới, bán khai, bởi vì nó thu hút nhiều người Tây Tạng và Thổ Nhĩ Kỳ
    • Tương tự Tần là một trong 17 tiểu quốc của nhà Chu
    • Không cần nhắc lại quan điểm coi thường của các nước khác, ở phía dưới, bán khai vì có người Tây Tạng và Thổ ? Vậy Trung quốc và Hoa Kỳ hiện nay là ở phía dưới và bán khai?
  • Tần còn giữ được tinh thần thượng võ và tính mạnh mẽ của những người chăn thả du mục
    • Không có chứng cớ vững chắc là dân du mục thì thượng võ và mạnh mẽ, hay ngày nay dân du mục bị bạc nhược hơn trước?
  • Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất... hứa miễn đi lính cho họ
    • Đã pháp gia là theo luật còn hứa và hẹn, cho ăn bánh vẽ sao gọi là pháp gia?
  • Với việc những người dân thường đổ xô vào quân đội Tần, nhà vua Tần đã có thể giảm bớt quyền lực của giới quý tộc và quý phái.
  • Trong một chiến dịch mang tính cách mạng, vua Tần chia các lãnh địa bên trong của mình thành các quận huyện được quản lý bởi các quan chức được chỉ định hơn là bởi tầng lớp quý tộc – trong khi việc phân chia quyền lực của giới quý tộc ở các nước khác dưới thời nhà Chu chỉ được tiến hành một cách tuần tự.
    • chiến dịch = cải cách, tuần tự = cha truyền con nối
  • Tiêu đề Những kẻ chinh phục nhà Tần: tiêu đề này gây nhầm lẫn là có người đánh chiếm nước Tần.
    • Những kẻ chinh phục nhà Tần = Những người Tần xâm lược và bành trướng
  • Khi Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng bị bỏ lại mà không có sự bảo vệ nào ở triều đình
  • Năm 314 TrCN – 24 năm sau cái chết của Thương Ưởng - Tần thắng một trận trước những kẻ du cư phía bắc.
    • Kẻ du cư là kẻ vô gia cư đáng khinh, không đáng lưu danh trong một trận đán lớn?
  • Yên chống lại những kẻ bị gọi là mọi rợ ở phía đông sông Liêu,
  • Năm 311 TrCN, Tần mở rộng về phía nam chống lại những kẻ du mục hơn
  • Chiến tranh và chinh phục đã làm giảm bớt số lượng các tiểu quốc xuống còn 11.
    • Quá thiên vị Tần, vô cảm với hậu quả chết người, diệt chủng của bành trướng và xâm lược.
  • Tần nhập liên minh với bốn nước khác chống lại Tề, nước mà liên minh của Tần sợ nhất.
    • Từ sợ không rõ.
  • Tề vốn là một nước có truyền thống mở rộng và bá chủ,...từ truyền thống này không rõ. Mở rộng cái gì ? Bằng cách nào ? chết bao nhiêu người cho một cái mở rộng?
  • Sai lầm cho họ, các đồng minh của Tần coi Tần như một nước bán khai và vị thế yếu hơn và ít nguy hiểm hơn Tề = Không đề phòng Tần ?
  • Năm 256, Tề chiếm Lỗ, và Tần mở rộng tới lãnh thổ vốn thuộc nhà Chu - một vùng xung quanh Lạc Dương gồm khoảng ba mươi nghìn người và ba sáu làng. Một hoàng tử nhà Chu phản công, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu cho mình. Quân đội Tần đánh bại ông ta, và nhà Chu chấm dứt.
    • Thiên vị Tần, ba sáu = ba mươi sáu, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu = Một hoàng tử nhà Chu khởi nghĩa khôi phục đế vị nhà Chu.
  • Năm 246 TrCN, Doanh Chính, con trai 13 tuổi của vua Tần kế ngai vàng.
    • kế ngai vàng = lên ngôi vua.
  • Sau 16 năm cai trị, Doanh Chính lao vào cuộc chinh phục các nước còn lại vốn thuộc Chu trước kia. Các đội quân hàng trăm nghìn người tấn công từ hai phía. Tần đánh bại hết nước này đến nước khác:
    • Anh hùng thật, giá mà ông vua này lao vào cuộc chinh phục các cô gái đẹp các nước thì hay hơn và hợp đạo lý hơn.
    • Hitler lao vào cuộc chinh phục Ba Lan, Tiệp khắc, Pháp, Liên xô?
  • Thỉnh thoảng,... để hạn chế những chống đối quân sự có thể xảy ra, quân đội Tần giết hại toàn bộ đàn ông ở nước đối thủ ở độ tuổi đi lính
    • diệt chủng để thống nhất? chuyện diệt chủng 40 vạn quân Triệu (gây ra tang tóc cả một nửa nước người ta) là chuyện vặt "thỉnh thoảng". Lý do " để hạn chế" cũng chưa chính đáng hoặc chỉ là quan điểm của một phía, thế giết 6 triệu dân Do Thái là để hạn chế cái gì? Đây là lời ngụy biện bao che của một số sử gia Tần cần đưa thêm quan điểm nhân đạo hiện nay vào bài.
  • Ông ta đến một ngọn núi thiêng, Đại Sơn, nơi có thể nói, ông nhận được Thiên Mệnh để cai trị toàn bộ thế giới.
    • Quan điểm này xưa quá, không có chứng cớ nào cho thấy ngọn núi này thiêng, bằng chứng chế độ này sụp đổ rất nhanh sau đó.Đây là luận điểm tuyên truyền của sử gia nhà Tần về tính thần quyền thiêng liêng của chế độ. Từ "cai trị toàn bộ thế giới" chưa chuẩn, đó chỉ là thế giới quan của người đương thời.
  • Ông tấn công vào vùng đất của các bộ lạc Văn Lang, nay là bắc Việt Nam - một vùng mà Trung Quốc chỉ chiếm được tạm thời
    • Bây bạ, xúc phạm.
    • Tướng Tần Uất Đồ thư bị đem theo 50 vạn quân(!?) chiếm đồng bằng sông Hồng, dân Việt ta thua chạy lên núi, tập hợp lại đánh bại và giết chết Uât Đồ thư. Quân Tần thua chạy về = Một vùng mà Trung quốc chỉ chiếm tạm thời. Trung quốc này ý nói là Trung quốc nào?
  • Tần Thuỷ Hoàng Đế đã trở thành hoàng đế đầu tiênlà vị cha vĩ đại của Trung Quốc.
    • Còn có nhiều quan điểm khác với quan điểm này. Nghe nói do tức giận vì có thời làm con tin nước Triệu, bị dân Triệu bức hiếp lúc còn nhỏ, chế giễu là con hoang mà Doanh Chính giết khá là bộn dân Triệu, chôn sống quá nhiều quân dân Triệu đến mức mấy chục năm sau mà dân Triệu còn không hồi phục lại như cũ, sau khi xâm lược và chiếm đóng sáu nước còn bắt dân Triệu làm tù binh, nô lệ, đày đi nơi lam sơn chướng khí, xa quê hương đất tổ hàng vạn dặm, đến tận xứ man di ở Quảng Đông, ngày nay gọi là người Tiều ? Cha già vĩ đại này của ai?
  • Trong lịch sử Trung Quốc, nhà Tần là vương triều lớn nhất và tàn bạo nhất, nhưng các nhà sử học phương Tây thường kính trọng nhà Tần.
    • Bên vực quá xá mấu, nó ác nhưng bọn ngoại quốc kính trọng lắm, còn ai kính trọng nữa, còn dư luận nào khen thì cũng đưa vào đây luôn! Đề nghị tách phần kể tội Tần Thủy hoàng ra. Các quan điểm khen ngợi và tán dương cần xếp riêng mục khác, đoạn khác và không là một lý do để biện minh cho cái ác.
  • Tuy nhiên, những thành quả của họ lại rất nhiều. Thành quả = hệ quả = hậu quả = quả báo. Tùy quan điểm, không nên khẳng định một chiều
  • vương triều rơi vào tay một cậu bé mười ba tuổi,Từ rơi = lọt không hợp.
  • Vì còn nhỏ, hoàng đế cần ở xung quanh các đại thần Pháp gia thông thái
    • Còn nhỏ không phải là lý do để cần có quan giỏi thông thái, ngược lại mới đúng ' Vì các quan lại thông thái nên cần có vị vua nhỏ xíu"
  • Doanh Chính (Ch’eng), ở tuổi hai bảy đã bắt đầu một chiến dịch mạnh mẽ nhằm thống nhất và tập trung hoá các quốc gia phía bắc.
    • Vô cảm.
  • và tới năm 221 TCN Doanh Chính (Ch’eng) đã chinh phục toàn bộ các nước phía bắc
  • Ông lấy danh hiệu Tần Thuỷ Hoàng Đế, hay "Vị vua cao thượng đầu tiên của nhà Tần".
    • từ cao thượng hơi mới.
  • Tần Thuỷ Hoàng Đế đã tạo ra kiểu cách một triều đình được coi là kiểu mẫu cho mọi triều đại tiếp sau của Trung Quốc
    • kiển mẫu = chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
  • Đầu tiên, triều đình được tập trung quanh hoàng đế và các bộ trưởng.
    • không phải bộ trưởng, có lẽ là chức Thượng thư
  • nhà Tần thay thế toàn bộ hệ thống phong kiến cũ theo đó lãnh thổ được kiểm soát bởi các quý tộc ít hay nhiều độc lập bằng một hệ thống quan lại mạnh theo thứ bậc.
    • quý tộc không độc lập mà phụ thuộc nhiều hay ít. Hệ thống quan lại mạnh theo thứ bậc = Hệ thống quan lại tập quyền.
  • Nhằm bẻ gẫy quyền lực của tầng lớp quý tộc, ông tịch thu đất đai của họ và phân chia chúng cho nông dân.
    • Không rõ quý tộc nhà Tần hay quý tộc 6 nước bị tịch thu ruộng đất?
  • Nhằm củng cố sự tập trung hoá triều đình, Tần Thuỷ Hoàng Đế bắt tay vào các chiến dịch đầy tham vọng nhằm tiêu chuẩn hoá tiền tệ và trọng lượng và đo lường.
    • Tiêu chuẩn hóa tiền tệ hay chỉ cho dùng độc quyền một loại tiền nhà Tần mà từ củng cố sự tập trung hóa Triều đình không rõ có nghĩa là gì? Có liên quan gì đến tiêu chuẩn trọng lượng và đo lường?
  • Hoàng đế Tần cũng đưa những học thuyết Pháp gia khắc nghiệt nhất vào thực thi.
    • Cụ thể hơn là "các điều luật khắc nghiệt".
  • Các pháp gia cũng tin rằng việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn.
    • Không có từ "tập trung hóa tư tưởng".
    • sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn = Pháp gia ủng hộ chế độ tàn bạo Tần Thủy hoàng bất kể mâu thuẫn dân tộc, giai cấp.
  • Tuy nhiên, nhà Tần ngoài việc chú trọng đến hành chính của vùng lãnh thổ phía bắc còn lo nhiều việc khác. Họ tiến về phía Nam và lần lượt chinh phục các vùng phía nam Trung Quốc tới tận Sông Hồng ở miền bắc Việt Nam.
    • Xin chân thành cảm ơn, để dân tui lo việc của tui.
  • Kẻ thù lớn nhất của họ, tuy nhiên, là từ phương bắc. Được gọi là Hung Nô, những người Hung Nô du mục đó thường xâm nhập vào vùng lãnh thổ phía bắc trong thời nhà Chu.
    • Thì ra người ta xâm nhập thì gọi là kẻ thù lớn nhất ? Vậy " Kẻ thù lớn hất của Triệu, Ngụy là Tần" vì Tần thường đe dọa và xâm nhập vào biên giới. Dân Triệu, Ngụy, Tề đã thống nhất với kẻ thủ lớn nhất
  • Để đẩy lùi những sự xâm lấn, các nước phía bắc dưới thời nhà Chu đã xây những bức tường và công sự dọc theo biên giới phía bắc của họ
  • Nhà Tần đã bắt đầu một chiến dịch lớn để nối các bức tường và công sự đó vào với nhau.
    • chiến dịch = kế hoạch, chương trình.
  • Rất nhiều trong số những kẻ bị chinh phục tuân lệnh Tần Thủy Hoàng vì sợ ông chứ không phải vì coi ông là người cai trị chính đáng của họ hay là người có thiên mệnh, và một số người ở những vùng khác vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại sự cai trị của ông.
    • Ai dám tiếp tục chiến đấu ? sau này nổi dậy thì đúng hơn.
  • Ông cũng cho tư tưởng của dân chúng là thứ đáng sợ, và năm 213 TCN binh lính của ông bắt đầu tịch thu các sách vở mà ông cho là nguy hiểm: mọi cuốn sách không thuộc chủ đề tư tưởng thực dụng như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuốc và bói.
    • Ông cũng cho = ông ta cho rằng = ông ta lấy cớ là, kiếm cớ là, nại cớ là. Mà tư tư tưởng thực dụng nên thay bằng đốt các sách ngoại trừ các sách về nông nghiệp...
  • Các thế hệ tiếp theo của Khổng Giáo coi Tần Thuỷ Hoàng là ma quỷ, và họ buộc tội ông đã chôn sống 460 học giả - vì một sự hiểu lầm. Thay vào đó, ông chỉ đơn giản hành quyết họ. Ông không thích nghe những lời phàn nàn của họ.
    • hiểu lầm, đơn giản hành quyết, không thích nghe = vô cảm.
  • Khắp Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng nắm quyền lực khỏi tay quý tộc địa phương - giống như việc đã xảy ra ở Tần trong thế kỷ trước - đặt dấu chấm hết cho phong kiến nắm quyền lực khỏi tay = tước đoạt quyền lực.
  • Và từ các tỉnh tới thủ đô, Hàm Dương, di chuyển 120,000 gia đình quý tộc.= di chuyển 120,000 gia đình quý tộc từ các tỉnh tới thủ đo Hàm Dương (quý tộc Tần hay cả quý tộc cũ 6 nước?)
  • Tần Thủy Hoàng là người làm việc nhiều, đặt ra định mức hàng ngày các công việc hành chính cho mình và không nghỉ ngơi khi chưa hoàn thành, và ông thường hỏi ý kiến các bộ trưởng. Ông tiêu chuẩn hoá chữ viết Trung Quốc, trọng lượng và đo lường, và luật pháp.
    • Chi tiết làm việc nhiều là chi tiết phụ, không điển hình cho bài nhà Tần chỉ nên đưa vào bài về cá nhân Tần Thủy Hoàng. Làm nhiều đến mức mà chế độ này không cần có vua cũng không sao? (đoạn sau của bài)
  • Ông xây những căn nhà công cộng to lớn ở thủ đô và những nơi lộng lẫy cho mình. Ông mở rộng các kênh để tưới tiêu và vận chuyển, và để kết nối đế chế của mình ông xây dựng một hệ thống đường xá to lớn.
    • nhà = cung điện, và, ông xây dựng một hệ thống đường sá to lớn thông suốt trên toàn quốc.
  • Những quý tộc bị cay đắng và những trí thức chống đối ghét' ông. Ông bị ghét vì là một kẻ chinh phục và đánh thuế nặng nề.
    • Từ ghét này chưa thỏa đáng. ghét = căm thù ?
  • Ông bị ghét bởi pháp luật hà khắc và bị dân thường căm ghét vì bắt họ lao động nặng nhọc để xây dựng những dự án của ông
    • Ngoại trừ cái lăng các dự án khác phục vụ nhu cầu chung không phải dự án "của ông"
  • Sợ bị ám sát, Tần Thuỷ Hoàng có những chuyến đi bí mật khắp bên trong cung điện rộng lớn của mình và ngủ ở những cung điện khác nhau mỗi đêm. Đó không phải là một cuộc sống thanh bình mà Đạo giáo mong muốn, và những người theo Khổng giáo coi ông như một kẻ chiếm đoạt vô đạo đức.
    • Quan điểm Đạo giáo này không liên quan đến bài lắn nên cắt bỏ. Chỉ có người theo Khổng giáo mới cho Tần thủy hoàng là vô đạo đức ? Đề nghị sửa lại là "Hầu như tất cả những người có lương tri nhất là những người theo Khổng giáo đềi coi Tần thủy hoàng là kẻ chiếm đoạt độc ác vô đạo đức ".
  • Nhưng ông là một người mộ đạo, và ông lo lắng về vấn đề đạo đức tình dục cho dân chúng, tin rằng cách cư xử làm thượng đế nổi giận sẽ ảnh hưởng ngược lại tới tình trạng sức khoẻ của vương triều của ông
    • Mộ đạo gì? Có phần lạm dụng tôn giáo.
  • Tần Thuỷ Hoàng Đế chết năm 210 TCN ở tuổi bốn chín; điều ngạc nhiên về đế chế mà ông đã xây dựng lên là nó sụp đổ chỉ bốn năm sau khi ông chết. Trong khi triều đình Pháp gia của Tần Thuỷ Hoàng có hiệu quả một cách tàn nhẫn trong việc kiểm soát quốc gia và hệ thống quan liêu thì chính sự tàn nhẫn đã chứng minh sự sụp đổ của nó
    • điều ngạc nhiện = điều may mắn là.
    • chính sự tàn nhẫn đã chứng minh sự sụp đổ của nó = chính sự tàn ác của nó là nguyên nhân sự sụp đổ của nó.
  • Vị hoàng đế, người đã hy vọng lập nên một vương triều kéo dài hơn mười nghìn năm, đã làm cho nhiều người xa lánh, đặc biệt là những nhà quý tộc đất đai.
    • Xa lánh = ruồng bỏ (xa lánh cách nào).
    • quý tộc đất đai = quý tộc địa chủ.
  • Nông dân coi đó là một cơ hội để biểu lộ sự bất bình của họ với chính quyền hoàng đế, dẫn tới kết quả đa phần dân chúng phải chịu đựng lao động trong nhiều dự án xây dựng của Tần Thuỷ Hoàng
    • để biểu lộ bất bình = để khởi binh trừ loạn = để khởi nghĩa = để nổi dậy.
    • để dẫn đến việc bị đi đày khổ sai trong các công trường.
  • Một trong số thủ lĩnh nổi dậy vốn là đình trưởng (một chức quan nhỏ trong coi việc cảnh sát ở địa phương) của Tần tên là Lưu Bang tập hợp ngày càng nhiều quân đội dưới quyền.
    • tập hợp quân đội = chiêu dụ, chiêu mô binh lính.
  • Ông liên kết với những nhóm nổi loạn mạnh hơn khác, trong đó mạnh nhất là lực lượng của một quý tộc nước Sở tên là Hạng Vũ, người chỉ huy chính, tổ chức các chiến dịch quân sự chống lại sự cai trị nhà Tần.
    • nhóm nổi loạn = nhóm nổi dậy,
    • nổi loạn khác = Lưu Bang làm loạn ?
  • Tất cả các thành viên gia đình hoàng gia bị giết hại, gồm cả vị vua trẻ. Hàm Dương bị đốt cháy tới tận móng,
  • Những bản sách cổ hàng thế kỷ của Khổng Tử và những người khác chỉ được tái tạo lại nhờ trí nhớ và sự tưởng tượng
    • tưởng tượng thì chỉ có thêu dệt chứ tái tạo sao được, nên thay bằng từ "suy diễn".
  • Lưu Bang kém tài hơn nhưng ông cố gắng thu phục và cải tạo những kẻ bị ông chinh phục. Ông là một lãnh đạo lôi cuốn hơn, và ông có xung quanh các tướng lĩnh cùng quân sư giỏi. Sự tạo lập trật tự góp phần vào chiến thắng còn hơn sự ép buộc.
    • Không rõ kém tài gì ? Ai hơn ai khó nói lắm.
  • Vào năm thứ 51 thời Tần Chiêu Tương Vương (秦昭襄王), nước Tần tiêu diệt nhà Chu. Do vậy, dù sáu nước Chiến quốc khác vẫn đang tồn tại với tư cách các chế độ độc lập , các nhà chép sử vẫn thường sử dụng năm tiếp sau (năm thứ 52 của Chiêu Tương Vương nhà Tần) làm năm chính thức tiếp nối nhà Chu.
    • năm chính thức = năm lịch.
  • Tần Thuỷ Hoàng là vị vua Trung Quốc đầu tiên tuyên bố mình làm “Hoàng đế”, sau khi thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN. Vì thế năm đó thường được tính làm năm bắt đầu "nhà Tần".
    • Lúc đó chưa có khái niệm Trung quốc sao lại có thống nhất.
    • Thành cát tư hãn nếu đừng chia đất cho các con thì nhà Minh thay nhà Nguyên khen là người cha vĩ đại thống nhất thế giới (lúc đó biên giới nhà Minh sẽ tới tận Moscou, gồm cả Iran, bắc Ấn.
    • Thế còn công lao Hốt tất liệt thống nhất nước Kim, Liêu, Tây Hạ, Tây Tạng thì sao có được nhà Minh ca ngợi không.

203.210.215.44 08:18, ngày 3 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Về thân thế của Tần Tử Anh[sửa mã nguồn]

Tới nay Sử ký vẫn chưa được dịch trọn bộ ở Việt Nam mà vẫn chỉ có khoảng chưa tới nửa số trang được dịch. Trong các bản dịch, bản phổ biến nhất là bản của Phan Ngọc. Có một tình tiết về thân thế của vua Tần Tử Anh mà bản này ghi không thống nhất trong hai thiên khác nhau của Sử ký.

1. Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ ghi: Tử Anh là cháu của Hồ Hợi.

2. Lý Tư liệt truyện ghi Tử Anh là con người em của Thuỷ Hoàng.

Chưa rõ cách ghi nào đúng và đây là sai sót của bản dịch hay sai sót của nguyên bản. Theo tôi hiểu, cách ghi thứ hai có lý hơn.

Trong Lý Tư liệt truyện kể một tình tiết quan trọng: khi giết Triệu Cao, Tử Anh có bàn mưu với hai người con. Ta biết rằng theo giả thiết thứ nhất, nếu Tử Anh là cháu Hồ Hợi, tức là cháu nội Thuỷ Hoàng thì hai người con ông phải là chắt Thủy Hoàng. Hai người này có thể bàn việc giết Triệu Cao thì họ ít ra cũng phải 15, 16 tuổi lúc đó. Vậy mà 3 năm trước khi mất, ông tổ 4 đời của họ là Thuỷ Hoàng mới 49 tuổi, làm sao 3 năm sau những người chắt đã lớn nhanh như vậy? Hơn nữa, khi lên ngôi, Hồ Hợi đã giết hết các anh chị em, lẽ nào lại tha một người con của họ đã trưởng thành?

Do đó, giả thiết thứ hai đúng hơn. Tử Anh là con người em của Thuỷ Hoàng, tức là gọi cháu gọi Thuỷ Hoàng bằng bác, và hai người con ông mới đủ trưởng thành để dự việc và vì ông thuộc "bàng hệ" nhà Tần nên Hồ Hợi mới không tìm cách sát hại.

Có thành viên nào đọc được chữ Hán, nguyên bản Sử ký Tư Mã Thiên hãy tra cứu giùm vấn đề này với.--Trungda 09:41, ngày 3 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]