Thảo luận:Nhạc vàng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhạc tiền chiến[sửa mã nguồn]

Hiểu đơn giản : - Nhạc đỏ là nhạc thời kỳ kháng chiến mang âm hưởng cỗ vũ, nâng cao tinh thần chiến đấu, ý chí đấu tranh, thường gắn liền với tình yêu đất nước, tình yêu đồng bào.. Thường là những bản nhạc hào hùng.

               - Nhạc vàng là những bài hát nhẹ nhàng, thiên về tình cảm cá nhân và thường rất buồn.

Ồ, Vietbio ghi câu đầu Nhạc vàng (hay còn có các tên gọi khác như nhạc sến, nhạc mùi, nhạc tiền chiến)... tôi nghĩ là sai rồi đó.

Nhạc tiền chiến định nghĩa sát là các tác phẩm được viết trước năm 1945 (từ 1935, 1936 với Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Phạm Duy...), trước khi tiếng súng nổ đầu tiên xảy ra. Nhưng vì sau 1945 cho đến 1954 các nhạc sĩ như Tô Vũ (Hoàng Phú), Đoàn Chuẩn & Từ Linh, Phạm Duy... vẫn viết những bài trữ tình với tinh thần tiền chiến nên chúng vẫn được liệt kê dưới dạng này. Như vậy là có mâu thuẫn về ngữ nghĩa trong bài đó nhé.

Nhưng bài này hay, tôi sẽ theo dõi và góp ý.

Về nhạc sến: Bạn hãy gõ Google có mấy bài sau này viết cũng được. Mà đặc biệt có thuyết cho chữ Sến xuất phát là nữ diễn viên Đức Maria Schell (em của Maximillan Schell), từ chữ Schell,... cũng thú vị.

Hôm nay đi lạc lối chút,... Về lại chỗ Phật học ngay ;-) --Baodo 16:13, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]


Tôi không biết rõ về lịch sử âm nhạc Việt Nam nhưng tôi nhớ là khi tôi còn sống tại Việt Nam, nhạc tiền chiến là loại nhạc của thập niên 1940, cuộc chiến trong cụm từ "nhạc tiền chiến" là cuộc chiến chống Pháp. Loại nhạc này có thể sinh ra loại nhạc phổ biến tại miền Nam sau này (tôi không biết vì tôi rời trước 1963) nhưng tôi không chắc hai loại này là một như bài này nói. Mekong Bluesman 16:21, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]


Xin lỗi vì giờ mới đọc được lời thảo luận của 2 anh. Quả thật bây giờ ng ta sử dụng lẫn lộn các thuật ngữ với nhau. Mặc dù rất nhiều ng thích nghe nhạc vàng nhưng ko phân biệt được các loại nhạc này, tôi là 1 trong số đó :D. Tôi viết bài này là mong để học hỏi thêm. Xin các anh tuỳ nghi xử trí (tôi và bài viết) :-P Vietbio 12:43, ngày 15 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

"Chiến" của nhạc là nội chiến 1954. Nhạc Vàng cũng có 1 số bài sáng tác trong thời kỳ "tiền chiến", xếp vào thể loại nào cũng đc. Ngoài ra thì nhạc đỏ cũng có nhạc tiền chiến (1 số bài của Lưu Hữu Phước, Phan Huỳnh Điểu...) "nhạc tiền chiến, "nhạc vàng, "nhạc đỏ.... các thuật ngữ này ko đồng đẳng, "Tiền chiến" là dựa theo thời gian mà nói, còn "Vàng", "đỏ" là theo hình thức mà phân.

Có nhiều người bảo "nhạc sau 1954 mang âm hưởng tiền chiến (như Đôi mắt ng Sơn Tây của PĐChương, Tôi đi giữa hoàng hôn của Văn Phụng...) cũng có thể gọi là nhạc tiền chiến", nói vậy là sai, vì chữ tiền chiến đã tự định nghĩa nó rồi. Quycuocthat 12:24, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đầu thập niên 1990 thấy ti vi phát bài Đêm đông Ngọc Bảo hát cũng nghĩ nó là nhạc vàng, hay mấy cái bài Em đi trên cỏ non, Hình bóng quên nhà, cũng tưởng đó là nhạc vàng, nhưng về sau mới biết là không phải. Nhà nước không thích nhạc bolero kiểu Yêu dân tộc VN (Ngọc Sơn) dù là cổ súy yêu nước nhưng cái giọng đó chất đó thì họ cho là không văn minh nhớt nhát lên không cho lên tivi.Thuvan1980 (thảo luận) 15:26, ngày 6 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]


Đỏ và vàng[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ có phải là "người dân gọi 'nhạc vàng' để phân biệt với 'nhạc đỏ'" không. Tôi nhớ đầu thập niên '80 tôi ở Hà Nội đã nghe gọi là "nhạc vàng" rồi, nhưng hồi đó chưa ai gọi là "nhạc đỏ" cả. Mãi về sau (có lẽ khoảng giữa đến cuối thập niên '90) mới có phong trào thu âm lại những bài nhạc "kháng chiến" và tôi mới nghe người ta gọi đó là "nhạc đỏ" Bav 22:18, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)bav[trả lời]

Tôi thực sự cũng chưa thấy tài liệu thuyết phục nào nói về tên gọi nhạc đỏnhạc vàng. Bài Nhạc tiền chiến tôi đang viết dở thì tạm thời hết hứng thú. Hy vọng Bav có thể vào bổ xung và viết những bài khác về tân nhạc--Docteur Rieux 22:28, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vàng và Đỏ[sửa mã nguồn]

"Vàng" trong "nhạc vàng" ko như "đỏ" trong "nhạc đỏ", vàng là màu sắc của sự thê lương buồn bã (vÀNG của lá rụng, vàng của phản bội, vàng của mùa thu), ám chỉ sự não nề trong giai điệu & lời nhạc, cũng là phong cách trữ tình của tác giả. Còn "Đỏ" trong "nhạc đỏ" đơn thuần là màu của chủ nghĩa cộng sản. "Nhạc đỏ" là "nhạc cộng sản", "nhạc vàng" chỉ là "nhạc buồn não buồn nê".

Cái tên cũng như chính nhạc "Vàng" đã có trước nhạc "Đỏ", nên việc gọi "nhạc vàng" ko nhằm mục đích phân biệt với "nhạc đỏ", mà cho dù có nói ngược lại "gọi nhạc đỏ để phân biệt với nhạc vàng" thì vẫn còn vừa thiếu vừa thừa, thiếu là ngoài phân biệt với nhạc Vàng nó còn dùng để phân biệt với nhiều loại khác nữa, muốn kể phải kể cho hết, thừa là việc đặt tên để phân biệt là chuyện tự nhiên ai cũng biết nói ra làm ji` ?

Ngoài ra bảo nhạc này có từ năm 1960 là ko đúng, nhạc vàng việt nam có từ khi tân nhạc Việt nam mới xuất hiện. Quycuocthat 12:36, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài mở đầu bằng đoạn: "Nhạc vàng là dòng nhạc Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade ...) và ca từ vừa bình dân, dung dị lại vừa đậm chất thơ. Trước năm 1975, dòng nhạc này chủ yếu phổ biến trong miền Nam. Sau đó, mặc dù bị cấm trên các phương tiện truyền thông, nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc." như Quycuocthat đã thảo luận "bảo nhạc này có từ năm 1960 là ko đúng" và bảo rằng là dòng nhạc của Việt Nam càng lạ tai hơn. Ở miền Bắc - cũng là Việt Nam - có sáng tác nào lại bị xem là nhạc vàng?
Nhạc vàng là cách gọi nhạc của "Nguỵ" do (Việt Cộng cả hai miền Bắc -Nam) đặt ra , và phân biệt thành hai loại "vàng nhạc" và "vàng lời", vàng nhạc thì cho hát, vàng lời thì không cho hát. Vàng nhạc cũng là nhạc vàng, do các ca sỹ trong "Vùng tạm chiếm" (không thuộc cách mạng bao gồm cả Hà nội trước 1954, và nhiều vùng khác!?) sáng tác, nhưng không dính gì đến chính trị và "đồi truỵ", "ủy mỵ", "ướt át", "yếu đuối".... ngược lại thì gọi là vàng lời tức nhạc phản động ..."đồi truỵ", "ủy mỵ", "ướt át", "yếu đuối"... có thể cách gọi này do màu cờ của hai bên VNCH và VNDCCH và cách hiểu ý nghĩa màu sắt như Quycuocthat kiến giải. Việc xếp hạng từng bài bị cấm và cho phép hát sau này do một Hội đồng văn hóa quyết định, người ta còn căn cứ nhân thân và nơi ở của tác giả mà quyết định, những ai đã tham gia vượt biên, định cư đã từng cộng tác với VNCH (nguỵ quân, nguỵ quyền) ... thì nhạc của họ sẽ không được hát, thế thôi. Việc xếp hạng cũng rất cảm tính (nghe nói vậy đó).
"với những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade ...) và ca từ vừa bình dân, dung dị lại vừa đậm chất thơ. : "nhạc vàng" có cả các bài quân hành hùng tráng, đủ cả các loại, rất phong phú ... nhận xét này phiến diện. Nghilevuong 09:21, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
"Trước năm 1975, dòng nhạc này chủ yếu phổ biến trong miền Nam" cái này là đương nhiên và thừa.
"Sau đó, mặc dù bị cấm trên các phương tiện truyền thông, nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc" : câu này đúng. Nhưng không chỉ trên phương tiện truyền thông mà cấm nghe, cấm hát mọi nơi(cát sét, đám cưới, hát nơi công cộng hoặc hát to cho cả xóm nghe là không được).
Nhạc sến chỉ là một dòng nhỏ nhạc vàng và nó có sức sống cực kỳ mãnh liệt sau 1975 ở vùng thôn quê, cả ở miền bắc. Nhạc về lính Việt Nam Cộng hòa dạng nhạc sến được những ngưòi xin ăn, đui què, bán kẹo kéo,hàng vặt, cà phê hát trên tàu xe, chợ búa công khai mà ít bị công an bắt.Chắc các bạn nghe nhiều nên lầm nhạc sến là nhạc vàng. Nó là "vàng nhạc" không bị xếp vào "vàng lời" mà cho có "vàng lời" thì là loại bình dân thích nghe nên không xếp vào nhạc nguy hiểm (!?).

"Nhạc vàng là cách gọi của các nhà văn hóa "Việt Cộng" gọi dòng nhạc do các nhạc sỹ sáng tác ở Việt Nam Cộng hòa trước và sau năm 1975 bao gồm cả nhạc hải ngoại?" Không rõ gọi Việt Cộng (bao gồm cả 2 miền Nam Bắc) có đúng không, vì dân Vĩnh Linh, Quảng Bình có đài (radio) phải làm cam kết không nghe đài địch và phải có giấy phép mới được có đài, dùng đài. Vì vậy hồi đó mấy ổng có chế và sử dụng từ "nhạc vàng" từ vĩ tuyến 17 trở ra trước năm 1975 hay không tôi chẳng rõ?Nhạc do các nhạc sỹ "vùng tạm chiếm trước 1954" cũng bị xếp vào nhạc vàng và bị cấm hát trước cả năm 1975 ở miền bắc nhưng không rõ lúc đó đã có dùng từ nhạc vàng hay chưa. Nghilevuong 09:21, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vì sao gọi là nhạc vàng thì tôi chưa thấy tài liệu nào ghi chính xác và được công nhận phổ biến. Nhạc vàng bắt đầu xuất hiện năm nào rất khó xác định bởi ranh giới giữa các dòng nhạc khá mơ hồ, nhưng tôi cho rằng sau 1954 và ở miền Nam. Quycuocthat nói "nhạc vàng việt nam có từ khi tân nhạc Việt nam mới xuất hiện", vậy có thể chỉ ra bài nào của thời kỳ đâu Tân nhạc được gọi là nhạc vàng không? Và xin đưa ra các tài liệu nói về điều đó.--Sparrow 09:39, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thảo luận của quycuocthat là nói về nghĩa của từ "Nhạc vàng" theo nghĩa rộng, và ông ấy giải thích tiếp vì sao "vàng" liên quan tới "buồn". Hơi bị lãng mạn chút xíu. Tóm lại là ông nói đông, ông lại nói Tây. Song bây giờ ít người dùng với nghĩa rộng như quycuocthat, theo tôi nên dùng nghĩa hẹp cho tiện. Trong bài "tiếng dương cầm" của Văn Phụng có nhắc tới "nhạc vàng". Trong vài bài thơ tiền chiến nữa. Từ nhạc vàng có từ trước khi tân nhạc ra đời. Nghĩa là nhạc buồn. Về sau (thập niên 1950), với những nhạc sĩ miền Nam, nghĩa nó hẹp lại, chỉ 1 dòng nhạc buồn thường dùng điệu boléro, rumba mà ta đang dùng từ đó với nghĩa đó trong bài bây giờ. Xiaoao (thảo luận) 18:46, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhạc vàng có từ thời tiền chiến để chỉ các bài mà sau hay gọi là tiền chiến. Theo ông Lộc Vàng người đi tù 8 năm vì nghe nhạc vàng, thì nhạc vàng thời đó hay nghe chính là nhạc tiền chiến sau này hay gọi. Hiện nhà ông ấy ở Tứ Liên Tây Hồ đường nước Phần Lan, tôi có gặp ông này vài lần. Hiện ông ấy có mở quán cafe, nhưng thực ra chẳng bán cái gì, chỉ có một số ít bạn hữu thỉnh thoảng lui tới. Nhà ông ấy cũng không nghèo (chuyện xưa ông ấy cũng không còn hận cái gì, vì xưa lâu rồi). Ông ấy thích nghe nhạc tiền chiến chứ không phải nhạc vàng miền Nam. Thời đánh Mỹ thì ông ấy có nghe trộm đài Sài Gòn có biết một số bài lãng mạn. Ông ấy cũng không định nghĩa về cái nhạc đó. Còn truyền thông nhà nước hồi đó thì ra rả kêu nhạc vàng là nhạc phổ biến vùng tạm chiếm trước 54 (Hà Nội trước 54 nghe cái này nhiều) và nhạc trong vùng chế độ SG kiểm soát. Nghĩa như thế thì nó rất rộng. Mẹ tôi hát Giọt mưa thu mà còn bị kiểm thảo. Khắt khe đến thế. Còn ở miền Nam trước 1975 thì từ nhạc vàng cũng không phải là phổ biến. Từ nhạc sến chệch từ Mary Sến cũng ra đời trong đó nhưng cũng không phổ biến. Các hãng băng đĩa chỉ gọi chung chung là nhạc thời trang, bao gồm cả sang cả sến để tránh cái sự kỳ thị hay lăng xê. Nhưng các vũ trường, quầy bar thì nó có phân biệt do đối tượng người nghe là khác nhau. Sau 75 thì quan điểm nhà nước vẫn như cũ. Đến thời Đổi mới thì cho phép trở lại sáng tác và hát nhạc vàng, nhưng cực kỳ hạn chế trong cấp phép. Các nhạc sĩ vẫn được khuyến khích sáng tác nhạc quê hương. Truyền thông thì vẫn nói xấu như trước. Nhạc hải ngoại bị cấm, nhưng lại tràn lan. Nhà tôi lúc nào cũng sở hữu đủ loại Làng Văn, Người Đẹp Bình dương, Đêm Sài Gòn, Thúy Nga, Hollywood Night ... nhưng hồi đó các trung tâm hải ngoại họ không công khai chống cộng. Các chương trình thường không nhắc gì đến chính trị, hoặc nếu có thì cũng bóng gió là chính. Ngay Phạm Duy một người chống cộng nhưng lên Thúy Nga thì ông ấy cũng nói tránh, nói rất ôn hòa. Dẫn chương trình thường nói mấy câu bông đùa vui vẻ, chứ rất ít bàn đến nhạc lý, hay là nói chuyện đến chính trị. (mấy sân khấu lớn thường không có mặc áo lính trên sân khấu như sau này). Đôi khi nhạc chủ đề tác giả có nói qua c trị nhưng không nặng nề. Các chương trình nhạc hội hay băng đĩa không bao giờ nhắc đến cái từ nhạc vàng. Họ cũng chẳng có 1 định nghĩa nào về các loại nhạc mà hay đưa vào các nhạc hội lẫn các album của họ. Tức từ nhạc vàng không được họ chính thức thừa nhận và định nghĩa. Nhưng đó cũng là thời kỳ mà từ nhạc vàng được người dân trong nước nói đến nhiều nhất. Và là loại nhạc được nghe nhiều nhất. Nó thường được xem là nhạc của mấy ca sĩ như Chế Linh Tuấn Vũ, Hương Lan hát. còn cái dòng của Khánh Ly, Tuấn Ngọc thì trong nước nghe ít và họ cũng không định nghĩa về nó. Các từ sến sang hầu như không ai biết đến. Đó cũng là thời kỳ phổ biến nhạc Disco, mà gọi là Xập Xình mà hải ngoại hay nhái lại của Tây. Và dân thì gộp chung là nhạc Trẻ. Nhạc cách mạng thì ít được nghe và hầu hết trên phát thanh truyền hình. Đầu thập niên 90 cũng nhà nước cho hát lại nhạc tiền chiến, lên cả VTV, nhưng dân thì người ta thấy hao hao giống nhạc vàng, nên cũng hay gọi gộp chung vào nhưng sau đó thì từ tiền chiến trở nên phổ biến. Mãi sau này tôi mới biết từ tiền chiến là có từ trước 1975 ở miền nam, chính xác là từ 1970. Giữa thập niên 90 thì mới có phong trào cover các bài nhạc cách mạng ra CD, video, và bán theo hình thức thương mại, từ đó nhạc này được nghe nhiều hơn, và từ nhạc Đỏ ra đời. Giữa thập niên 90 thì nổi lên của nhóm Mỹ Linh Thanh Lam, rồi sau là Lam Đan Trường Bằng Kiều... thì dân gọi là nhạc Trẻ, còn truyền thông thì hay dùng từ nhạc nhẹ. Cũng giai đoạn này nhạc vàng hải ngoại ảnh hưởng ít đi. Cũng giai đoạn này thì có từ nhạc Xanh. Còn cái từ nhạc sến phổ biến mãi sau này, khoảng đầu hay giữa thập niên 2000, thời đó từ này hay có ý miệt thị. Lúc đó mới có các bài báo nói là nó có từ trước 1975. có thể là 1 sự phân biệt với 1 dòng nhạc khác cũng đang được nghe khá nhiều của T Ngọc K Ly L Thu. Về sau thì ca sĩ Mai Quốc Huy dám sử dụng từ nhạc sến để nói về nhạc mình hát mà không ngại gì cả, như là 1 sự thách thức. Dần thì từ sến nó cũng thành quen. Còn chữ nhạc bolero thì có tài liệu cho biết bắt đầu từ cuộc thi đài Vĩnh Long cách đây vài năm. Bolero thì về nhạc lý, thì điệu này có cả trong các dòng nhạc khác, Đỏ, Xanh, Trẻ, đều có cả , như bài Miền Trung nhớ Bác thì bolero; và nhạc vàng sến thì không chỉ có cái điệu đó. nhưng sử dụng cái từ này để chỉ không khí , chứ ko quá khắt khe về nhạc lý thì cũng chấp nhận được. Khi nói về điệu, thì thường là áp cho nhạc nhẹ, mà thường chơi với 1 dàn nhạc nhẹ (guitar, bass..), trong nhạc cổ điển thì thường không phân chia kiểu vậy. Do bản chất phân điệu là áp cho nhảy ở mấy vũ trường. Dưới góc độ khoa học thì nhạc vàng (kể cả "nhạc sang") hay phần lớn tiền chiến thì vẫn là nhạc nhẹ, một phần nhạc đỏ cũng vậy. Còn ảnh hưởng chất dân gian thì có khác nhau đậm nhạt, từ đó ca sĩ có thể lựa chon lối hát và phối khí hòa âm cho đạt hiệu quả cao nhấtThuvan1980 (thảo luận) 11:31, ngày 5 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Phần ý kiến và về sự khách quan[sửa mã nguồn]

Nên bỏ bớt những ý kiến về cách dùng từ, như của Cao Xuân Hạo, Ngọc Sơn, thật chẳng liên quan. Và mọi người đừng nên để bài có chiều hướng thiếu khách quan, coi nhạc vàng là thứ tầm thường, không giá trị. Có thể nó không nhiều bài mang giá trị nghệ thuật - ý tôi là vẫn có những bài mang giá trị nghệ thuật cao - nhưng giá trị xã hội của nhạc vàng nói chung lại đáng công nhận đấy Xiaoao (thảo luận) 18:46, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái tệ nhất của những ca sĩ hát nhạc vàng, là những người trẻ người non dạ như bây giờ, vừa hát vừa diễn xuất, thật là "ối zời ơi". Ngày xưa Chế Linh, Duy Khánh, Nhật Trường... hát đàng hoàng, giọng ca cá tính, phong cách bụi bặm, thật ưa nhìn ưa nghe, không có cái kiểu ca sĩ nữ "thức trọn đêm nay ứ ư ..." xong rồi tẽn tò e thẹn, một lát ca sĩ Nam ra "...ự ự để nhớ thương em"... Người dễ tính lắm nghe cũng thấy ngượng. Bài "Nhớ người yêu" xét ra không có gì hay, tôi chỉ ra ví dụ về 1 bài đã không hay mà người ta còn cố làm cho nó hợm đi.
Nhạc vàng còn tồn tại đến ngày nay và được công nhận là nhờ công của những nhạc sĩ tài hoa: Trần Thiện Thanh, Lam Phương, Trúc Phương, Hoàng Thi Thơ, Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng..., nhạc của họ có cái buồn rất nhân văn, sâu sắc. Riêng Trần Thiện Thanh có thể còn là người khai sinh cho dòng nhạc vàng mang sắc thái tươi tắn. Tới thời Trần Thiện Thanh, với "Hoa biển", "Gặp nhau làm ngơ", "Đám cưới đầu xuân", "Lâu đài tình ái"... nhạc vàng đã thoát khỏi cái nghĩa hẹp là nhạc buồn, và từ thuở đó - nếu được -, theo tôi nên chia ra 3 loại: "nhạc vàng" giành cho những bài hát hay, "nhạc bình dân" cho những bài hát chơi và "nhạc sến" cho những bài hát "nghe là ngượng". Xiaoao (thảo luận) 19:09, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phần ý-kiến tôi nghĩ nên bỏ đi. Tiêu-chuẩn của Wiki không cần gom-góp ý-kiến, nhất là về khiếu mỹ-thuật của âm-nhạc. Ví như không ai cần có lời bình là cổ-nhạc hay dân-ca nó lỗi-thời v.v. Nếu không ai bàn thêm tôi sẽ xóa. Duyệt-phố (thảo luận) 02:26, ngày 30 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Nhạc vàng là một khái niệm gây tranh cãi, nhưng cái mà chúng ta hay gọi là nhạc vàng bây giờ, là các bài hát bình dân, dễ hiểu, phù hợp với quảng đại quần chúng, ôm ấp tình cảm cá nhân, và âm hưởng dân ca thích hợp với tầng lớp bình dân. Ngày xưa nhà nước cấm nhạc vàng vì cho là nó ủy mị, làm cho con người ta thiếu sức sống, và ôm ấp tình cảm cá nhân không thích hợp với xã hội chủ nghĩa tức chủ nghĩa cộng đồng theo nghĩa văn hóa. Thời chế độ SG thì người ta cho phép, mặc dù có thể họ không ưng, với nghĩa bảo tồn giá trị dân tộc, cái mà họ hay tố nhưng người CS muốn tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN "không đếm xỉa đến" (bỏ qua những giá trị "phong kiến hủ lậu") và là cơ chế thị trường, thì người nghe thích gì thì họ sáng tác cái đó, để đáp ứng công chúng theo đúng cơ chế thị trường.

Có lẽ không có gì đáng nói là các ca sĩ, nhạc sĩ nhạc vàng lại rất giàu có (trước 75 các ca sĩ nhạc sĩ này như thế và cả bây giờ, như Ngọc Sơn,...), như ngược lại với nội dung các bài hát của họ. Cho thấy cái bàn tay thị trường thế nào. Ở đây tớ không phân tích nhạc thị trường hay nhạc nghệ thuật thực sự ở cái thể loại nhạc này. Nhưng nếu cứ nói theo kiểu tư bản, cái gì tồn tại được với thị trường là tốt, cái gì không thể tồn tại được trong cơ chế thị trường là cái đáng vứt đi thì có thể phản khoa học. Vì ai cũng biết thị trường đám đông khác với thị trường thiểu số, do sự chênh lệch về mức sống hoặc dân trí, thẩm mĩ.Tuantintuc17 (thảo luận) 15:56, ngày 27 tháng 4 năm 2014 (UTC

Xóa ý kiến của người khác[sửa mã nguồn]

Đề nghị IP có ý kiến thì viết thêm vào chứ không xóa ý kiến của người khác, phải tôn trọng ý kiến của người khác chứ.  A l p h a m a  Talk - Help 07:14, ngày 22 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

nhạc vàng, nhạc đỏ và nhạc xanh đều có giá trị ở mỗi thời điểm và hợp với từng lứa tuổi, không nên phê phán và cấm đoán dòng nào..

Nhạc Vàng[sửa mã nguồn]

Những bài hát như BỨC HỌA ĐỒNG QUÊ của Văn Phụng, Tôi Muốn của Lê Hựu Hà, Yêu Người Yêu Đời của Lê Hựu Hà có bị liệt vào loại nhạc vàng hay không? Theo tôi nghĩ thời chiến tranh lạnh thì các nước XHCN gọi âm nhạc của bên tư bản là nhạc vàng. Không phải nhạc của phe ta thì là nhạc phản động, đồi trụy cả. Bởi thế có những bài ở miền Nam trước 75 rất hay mà vẫn bị cấm lưu hành là vậy. Thí dụ như Tình Ca hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chẳng hạnLuu Phan 1955 (thảo luận) 00:46, ngày 18 tháng 5 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Sorry, thảo luận[sửa mã nguồn]

@Xin lỗi là tôi không hay vào Wiki thường xuyên, không nắm nhiều các luật lệ và các cách tham gia cho tiện lợi. Nhưng thấy bạn Kantcer phàn nàn với bạn Tuanminh01 là tôi có bút chiến với bạn ấy ? tôi không hiểu lắm, bởi tôi không bút chiến gì cả. Tôi chỉ thấy bạn ấy viết điệu moderator, mà điệu này là chưa thấy bao giờ, nên tôi cho là bạn ấy viết sai chính tả và có vấn đề về tiếng Anh, vì moderator là 1 điệu thì quá ngạc nhiên. (Đề nghị các bạn vào thảo luận). Thứ hai dân ca cải biên cũng không thể gọi là 1 điệu. Thứ 3 ngay nhiều người viết cũng không có nguồn gì cả. Ngay bài này cũng không có nguồn hay nguồn đáng tin cậy. Nếu cần thiết thì tôi bổ sung các nguồn. Vì tôi là dân làm sách nên có rất nhiều nguồn. Nói lại là tôi không bút chiến với ai cả, và hoàn toàn nói có sách mách có chứng. Cũng không có gì để gây mất hòa khí. Đề nghị cán bộ mở cửa cho anh chị em thỏa sức viết. Vì Wiki nổi tiếng là sai nhiều rồi, nếu không có những thành viên có kiếnt hức và tâm huyết thì tình trạng sai và kém của Wiki không thể khắc phục. Thân Thuvan1980 (thảo luận) 05:33, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Chào bạn Thuvan1980. Trước hết, mình xin nhận chữ moderator mình viết là sai. Do mình copy cả đoạn trong phiên bản lịch sử cũ vào mà không xem xét kỹ, lần sau mình sẽ chú ý rà soát lại. Bạn xóa là đúng, tuy nhiên, điều khiến mình bức xúc đó là bạn không xóa chỉ chữ đó mà bạn lùi về phiên bản trước khi mình sửa. Điều đó đồng nghĩa với việc toàn bộ phần mình sửa lỗi chính tả, viết hoa, sắp xếp lại đoạn văn... đều bị mất tất cả. Bạn hãy xem lại So sánh phiên bản mà bạn đã lùi lại với phiên bản của mình xem bạn đã xóa những gì? Phiên bản bạn lùi về có đúng chính tả không?
Nếu bạn để ý, mình rất tôn trọng bạn. Những đoạn bạn thêm vào, mình không xóa sạch mà chỉ xóa những đoạn có chi tiết gây tranh cãimang văn phong blog. Ví dụ như trong một phiên bản gần đây đã bị quản trị viên xóa, mình thấy bạn viết "Nhạc vàng hay được hiểu là nhạc sến để phân biệt với các nhạc khác, trước hết là nhạc sang", không biết sách nào dám phân biệt nhạc thành "sang" và "sến" như bạn đã viết? Nếu có mình rất muốn xem để tham khảo. Mong lần sau bạn sẽ thêm nguồn sách như bạn nói để chúng ta đỡ tranh cãi (Mình cũng sẽ như vậy).
Ngoài lề, theo bạn nói dân ca cải biên không thể gọi là 1 điệu, vậy gọi là gì? Kantcer (thảo luận) 09:58, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi không hiểu bạn dựa vào đâu nguồn nào để nói có cái điệu như vậy. Bài nào theo cái điệu đó ? Tôi cũng không hiểu lắm của cái gọi là dân ca cải biên là 1 điệu (tiết điệu, nhịp điệu, tiết tấu, giai điệu,... tùy cách dùng từ). Nói điệu là nói đến nhanh chậm, và có tính quy luật mà người ta phân ra làm các điệu khác nhau. Có vậy thôi. Vấn đề sang sến thì chính ông Ngạn Thúy nga paris cũng nsoi một số lần. Còn dở sách báo ra thì đầy người viết. Có chăng đi vào từng bài thì có thể tranh cãi. Ví dụ bài Thành phố buồn Slow rock thì có người sếp vào sến, có người xếp vào sang hay không sang không sến, nhưng thường sếp vào sến bởi người ta dựa vào nhiều yếu tố khác nữa. Chứ không chỉ 1 yếu tố giai điệu mà chụp ngay cho là sang hay sến. / Mấy bài như Hạ trắng, Mùa thu chết, Xin còn gọi tên nhau... gì đó thì hay xếp nhạc sang. / Như có nhiều bài trước là bolero, về sau người ta hát theo điệu khác, hay phong cách Pop, Jazz, hòa âm phối khí khác đi, hay kiểu hát khác đi, làm cho xếp sang sến khó hơn. Như ca sĩ Đức Tuấn mới đây hát. Hay như Lệ Quyên pha chất nhạc trẻ vào. Như vậy nói sang hay sến là nhiều tiêu chí. Nhưng từ gốc là bắt nguồn từ miền nam, người ta phân ra như thế, căn cứ vào cả sáng tác, phối khí, hát của thời đó. Còn từ nhạc vàng thì có từ lâu trước nữa. Hay từ tiền chiến t hì cũng trong nam mà ra. Nhạc này tôi ngày xưa nghe nhiều và cha mẹ già của tôi thỉnh thoảng có nghe. Ví dụ bài Anh dìu em về đường về nhà em mưa lất phất mưa bay, tôi chưa nhớ tên, nhưng nói chung nhạc này rất dễ nghe dễ cảm thụ, chỉ có điều có thích không thôi, ví du dân nghe nhạc cổ điển thì họ thích những bài có cấu trúc phức tạp hơn, hát kỹ thuật hơn, còn dân nghe nhạc trẻ thì thích những thứ sôi động hơn, Tây hơn, hiện đại hơn. Nhà nước thì họ phân nhạc theo tiêu chí cực kỳ khoa học là phong cách thính phòng - dân gian - nhạc nhẹ, mà căn cứ quan trọng nhất là hòa âm phối khí, sau đó những thứ khác. Từ đó lại đâm nhánh ra rất khoa học và dễ hiểu (còn Chèo mà lại hát thành Rock thì tôi không bàn). Còn nói là nhạc tiền chiến, vàng sang sến, đỏ, trữ tình, xanh chín nọ kia thì đó đều là theo kiểu dân gian hay cho đơn giản hóa đi thôi, chứ vào từng bài là có khi tranh cãi. Ví dụ bài Tình ca Phạm Duy người bảo tiền chiến người bảo không phải. Tôi không thiếu tư liệu và có thể trình bày mang tính hệ thống về các dòng nhạc ở VN Thuvan1980 (thảo luận) 11:00, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Dân ca cải biên là những bài hát dựa vào làn điệu dân ca Việt mà ký âm theo nốt nhạc phương Tây như những bài của Phạm Duy, Y Vân, Hoàng Thi Thơ... Quen thuộc nhất là bài Nụ Tầm Xuân. Đây là cách gọi của chính Phạm Duy và Hoàng Thi Thơ ghi trên tập nhạc và trên báo miền Nam giai đoạn trước. Sách báo hiện tại đúng là viết nhiều về sang/sến nhưng liệu có chính xác không khi họ sử dụng thông tin tham khảo từ những người thiếu am hiểu về âm nhạc miền Nam trước 1975 hoặc những chương trình "gameshow bolero" mà nhà sản xuất chỉ chú trọng thương mại chứ không có tý nào là học thuật? Bạn đã khẳng định nhạc tiền chiến, vàng sang sến, đỏ, trữ tình, xanh chín nọ kia thì đó đều là theo kiểu dân gian hay cho đơn giản hóa đi thôi. Vậy tại sao chúng ta không viết theo hướng học thuật thay vì chiều theo cách nghĩ sai lệch của đám đông? Đây là từ điển bách khoa chứ có phải đâu một tờ báo bình dân? Kantcer (thảo luận) 12:27, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phạm Duy trước đây nếu tôi nhớ không nhầm ông ta gọi nhạc của mình là Dân ca Mới. Còn tôi đang hỏi bạn là dân ca cải biên có phải là 1 điệu nhạc không mà bạn viết vậy ? Nhạc chế độ cũ thì có nhiều thể loại tùy theo tiêu chí để phân chia, nào là nhạc kích động, du ca, phản chiến.v.v. Còn mấy khái niệm như nhạc vàng, tình khúc 1954-75 là không có sách nào viết cả. Kể cả nhạc đỏ, cũng là 1 cách gọi dân gian. Nói về nhạc vàng thì tôi thấy có nhiều người nói đến, nhạc sến cũng vậy, nhưng không có một định nghĩa chung. Dẫu vậy có hai dòng mà nhiều người nghe nhất là dạng mấy bài Áo lụa Hà Đông, Nghìn trùng xa cách, Thu hát cho người, Hạ trắng, Thôi, Mùa thu không trở lại, Niệm khúc cuối, và dạng khác như Sương trắng miền quê ngoại, Mùa xuân lá khô, Ngoại ô buồn, Mưa rừng, Chuyện tình Lan và Điệp, Còn thương rau đắng mọc sau hè, Tình chàng ý thiếp, Đường xưa lối cũ, Em về với người... đối tượng nghe có khác. Và một số bài hay bị cho là lấp lửng giữa 2 khuynh hướng đó như Một ngày không có em (là lòng anh tan nát), Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi (Còn mong gì hình bóng xa xôi)... Tóm lại là phải định nghĩa được nó. như 1 dòng hay phong cách nhạc thì phải phân biệt các dòng khác, khuynh hướng, phong cách khác ở chỗ nào, chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau từ lời ca, tiết tấu, phối khí, lối hát... Còn từ nhạc vàng thì tôi khẳng định là có trước 1954 nhiều lắm. Nếu như không cải thiện thì cần biểu quyết nên giữ hay xóa bài này, còn nếu thấy cần thiết thì phát triển ở chỗ khác. Cá nhân tôi thấy định nghĩa chữ sến (Từ Điển) và để áp vào một số bài có lời lẽ kiểu như "Em ra đi về bên kia cõi đời. Xe tang lăn buồn trong lòng phố vắng khóc em âm thầm" thì rõ là cá nhân, là ủy mị, là sến còn gì nữa. Tất cả những gì tôi viết đều có thể lấy ví dụ. Thuvan1980 (thảo luận) 13:35, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Dân ca cải biên là một thể loại, không phải một giai điệu. Tôi hiểu cách phân loại của bạn, nhưng nếu áp đặt vào phổ thông thì mơ hồ lắm. Chữ sến mỗi người một quan niệm khác nhau. Và chẳng lẽ theo bạn thì nhạc trẻ hiện tại những bài cá nhân, ủy mị bạn sẽ gộp vào gọi chung là "nhạc sến" luôn hay sao? Kantcer (thảo luận) 14:16, ngày 4 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi không thiếu tài liệu để sửa cho bạn, nhưng tôi muốn bạn hứng với chủ đề này thì tự sửa, chứ can thiệp nhiều dễ bị mang tiếng nọ kia. Ngày xưa tôi rất hay nghe nhạc này vì nhà tôi hay nghe , đầu đến giữa thập niên 1990, không thiếu nhạc hải ngoại, nói chung hồi đó toàn nghe nhạc gọi là XẬP XÌNH. Sau này dần biết nghe nhiều thể loại hơn, sau này tiếp xúc nhiều sách vở để học hỏi thêm, kiến thức ai cũng phải tự hoàn thiện chớ không tự đến và không biết bao nhiêu là đủ. Riêng bài này nếu không cải thiện trong tương lại ,thì nên ghép vào bài Bolero Vn, hay bài nhạc trữ tình, nhạc hải ngoại chi đó, vì cần phải có sự phân biệt mà đặt bài. Còn không có lẽ nên Biểu Quyết về sự tồn tại của nó, chứ không nên để sai nhiều kéo dài.Thuvan1980 (thảo luận) 14:30, ngày 29 tháng 6 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Tôi hỏi bạn Tuấn Minh là tại sao tối viết có nguồn đàng hoàng mà vẫn bị lùi lại khôpng có lý do gì vậy ? Bạn phải trả lời cho tôi biết ?Thuvan1980 (thảo luận) 15:14, ngày 4 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Lúc nào vào cũng thấy bài này như blog[sửa mã nguồn]

Biên tập bài này bách khoa biết bao nhiêu lần, xong vào lại thấy rối nùi như 1 bài blog đầy cảm nhận cá nhân. BQV không có biện pháp nào khắc chế Thuvan1980 hay sao? Kantcer (thảo luận) 06:35, ngày 12 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Biên tập bài viết[sửa mã nguồn]

Gửi Thuvan1980: những đoạn bạn thêm vào rất dài mà không nguồn. Bạn nên biên tập lại những đoạn muốn thêm vào, đồng thời cần dẫn nguồn, chú ý đây là bài viết bách khoa toàn thư chứ không phải sách nghiên cứu. conbo trả lời 14:32, ngày 22 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Xem lại vấn đề Bảo quản viên[sửa mã nguồn]

Tôi không đồng ý với cách làm việc của BQV Tuanminh01, bạn ấy hùa vào theo Buiquangtu,chỉ sau khi lùi lại của tôi 7 phút sau thì BQV hùa theo để khóa bài. Không riêng đề mục này mà nhiều đề mục khác BQV này khóa bài cũng rất vô lý, theo cảm hứng cá nhân hay hùa theo một cách chủ ý. Xin lỗi là tôi không có thời gian quan tâm các vấn đề nội bộ WIKI. Đúng là tôi viết có phần theo kiểu cảm hứng chứ không bách khoa, nhưng muốn giải thích những vấn đề mà nhiều bạn cứ thắc mắc mãi dẫn đến đề mục này nhiều lần có đề nghị đem ra biểu quyết Xóa Bài. Còn có bạn thắc mắc vấn đề nghiên cứu, thì wiki cho phép luận án tiến sĩ còn được sao chép.Thuvan1980 (thảo luận)

Wiki chỉ nên viết liệt kê mà thôi vì hầu hết trình độ có hạn, không am hiểu nghệ thuật. 100% bài hát nhạc vàng, 90% bài hát nhạc trữ tình và 80% bài hát nhạc đỏ đều không thể gọi là nhạc nghệ thuật. — thảo luận quên ký tên này là của 2402:800:61AE:EBC6:2D97:B9FA:6581:3F77 (thảo luận) 07:29, ngày 23 tháng 10 năm 2020

Sửa đổi[sửa mã nguồn]

Bài này hơi có vấn đề. Nhạc vàng là nhạc trữ tình thời xưa sau nhạc tiền chiến, không limit ở miền nào, nó phát triển ở MN đơn giản vì ở MB bị cấm nên nó "lậu" ở MB không có nghĩa là nó không có ở MB. Còn vụ "VN bắt chước TQ" thì cần yêu cầu nguồn vì xưa nay chưa có nguồn học thuật nào bảo khái niệm nhạc vàng là bắt chước từ TQ dù 2 khái niệm này là giống nhau. Thân

Thời gian[sửa mã nguồn]

Nhạc TIỀN CHIẾN là nhạc trước thời chiến tranh 1945-1975. Nếu bảo nhạc vàng là sau năm 1954 mới là nhạc vàng thì không thực tế và nhạc trữ tình giai đoạn 1945-1954 là nhạc vô danh hay nhạc gì? Như vậy nhạc vàng thời kỳ này là không có tên à?

Tôi xin đồng tình với ý kiến của bác ở trên cho rằng Bài Này Như Blog. Vì bài này đọc không giống như 1 trang Bách Khoa chuyên nghiệp mà giống như 1 tụ tạp rải rác của các Nghiên Cứu Cá Nhân Không Nguồn, đánh giá chủ quan, tự dưng bảo cả chục triệu người là "nhầm lẫn" với Bolero, còn "giống nhau" cũng chưa hẳn là bắt chước đâu. Bách Khoa chỉ đưa ra các dữ liệu khách quan. Còn suy diễn chủ quan theo ý kiến cá nhân thì như blog là đúng rồi.

Để lâu không có ai phản biện rồi tưởng thật. Xưa nay không có nguồn nào bảo nhạc vàng là cột mốc 1954. Năm 1951 nhạc này bị cấm nhạc sĩ Phạm Duy phải chạy vào nam để sáng tác là nhạc nào?

Mấy cái từ nhạc vàng xanh đỏ gì đó là do quần chúng đặt ra chứ chẳng có sách vở giáo sư tiến sĩ nào định nghĩa về nó cả, giới nhạc sĩ thì viết à ơi. Nói thẳng ra là viết lên wiki thì coi là có chứ có người bảo không có thì cũng chẳng sao. Tôi đố ai tìm được mấy MC hải ngoại như cô Kỳ duyên hay ông Ngạn mấy chục năm đi dẫn chương trình Thúy Nga lại có lần nào nói nhạc này là nhạc vàng. Cũng có lần ông Ngạn nói là có sự phân biệt nhạc Tuấn Vũ với nhạc Ý Lan, ở cái lời. có vậy thôi. Mấy băng Làng Văn, Người Đẹp Bình Dương xưa cũng chẳng bao giờ định nghĩa nó. Nhưng ai am hiểu chút nhạc lý thì viết không khó. Về PHẠM DUY, ông này bỏ kháng chiến về thành rồi vô Sài gòn, là có rất nhiều lý do, như rất nhiều văn nghệ sĩ khác thời đó, đi kháng chiến rồi bỏ. Lý do chính lại là CHÍNH TRỊ. Năm 1949 Pháp dựng BẢO ĐẠI, tuyên bố VIỆT NAM ĐỘC LẬP, nhưng Pháp ở lại chống CỘNG SẢN. TRUNG HOA lập NHÂN DÂN Cộng HÒA MAO, làn sóng Cộng S lan rộng ra, và Đảng CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG bỏ cái vỏ bọc VIỆT MINH, ra đúng chất Cộng công khai, văn nghệ cũng phải thay đổi, nhưng bảo cấm thì chưa phải là cấm. PHẠM DUY con nhà thượng lưu dĩ nhiên không dễ gì sống trong môi trường kiểu mới, .v.v và v.v nên ông ta dinh Tê. Sau này về nước đầu bạc gặp lại sếp xưa TỐ HỮU, mấy chục năm thù nhau kinh khủng, già rồi lại bắt tay nhau hàn huyên kể chuyện hồi TRẺ trước lúc thăng. Vậy thôi.Thuvan1980 (thảo luận) 11:01, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]