Thảo luận:Bản dạng giới

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tên bài phải là nhận thức giới tính chứ. "Nhận thực" là cái gì? 14.162.199.208 (thảo luận) 15:14, ngày 23 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tên thuật ngữ là Bản dạng giới, là thuật ngữ khoa học dùng chính thống ở Việt Nam, trong các tài liệu khoa học lẫn truyền thông, trước đến nay chưa thấy ai dùng từ "Nhận thực giới tính" cả. Mình đưa từ "Bản dạng giới" làm chính là có lý do của nó. Chân trời Công lý (thảo luận) 14:26, ngày 8 tháng 3 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Cho mình được hỏi những ai rành, có thể giải thích thêm về ý nghĩa của từ "bản dạng giới", trên góc độ ngôn ngữ không? Và từ này do ai đặt ra đầu tiên? Vì dường như trước khi khái niệm "bản dạng giới" được đưa ra thì dường như trong tiếng Việt ít nghe ai nói "bản dạng". Có phải "bản" ở đây là trong từ "bản sắc" như trong "bản sắc dân tộc"? Nguyên Lê (thảo luận) 16:32, ngày 15 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý quan điểm của Nguyên Lê. Những thuật ngữ, định nghĩa mới trong tiếng Việt cần căn cứ vào một nguồn có uy tín, ít nhất là một cơ quan chuyên môn về lĩnh vực đó, hoặc cơ quan ngôn ngữ học. Chúng ta không thể tự dịch được. Đối với chữ "Bản dạng giới" hiện tại, người khởi xướng nên dẫn thêm nguồn nào định nghĩa hoặc phiên dịch đầu tiên về chữ đó. Tôi tra trên google thì thấy phần lớn xuất phát từ những trang hoặc các tổ chức tự thành lập, nơi này chép của nơi khác.-- Trình Thế Vânthảo luận 05:26, ngày 26 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cách dịch khái niệm này được Trung tâm ICS và Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) sử dụng trong các tài liệu chính thức của họ (tham khảo tại [1]). Đây là hai tổ chức đi đầu và có ảnh hưởng nhất ở Việt Nam hiện tại về vấn đề vận động quyền cho người LGBT, một phần nào đó có thể tham khảo họ được. Tôi chỉ thắc mắc cách dịch "bản dạng giới" (từ gốc: gender identity), nghe hơi lạ tai, không rõ bắt nguồn từ đâu và vì lí do gì lại được họ sử dụng. Còn cách họ dịch các thuật ngữ khác (xu hướng tính dục, người chuyển giới, liên giới tính, giới tính sinh học...) đều hợp lí và khá tương ứng với tiếng Anh nên hiểu được. Nguyên Lê (thảo luận) 15:24, ngày 21 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Đề nghị xem lại cách dịch[sửa mã nguồn]

Chữ "identity" là một thuật ngữ bắt nguồn từ tâm lý học. Trong văn hóa Á Đông truyền thống, không có từ tương ứng với "identity". Do đó, khi người Nhật tiếp xúc với văn hóa phương Tây cuối thế kỷ XIX, họ đã mượn hai chữ gốc Hán là "bản" và "sắc" để dịch từ "identity". Từ đó, thuật ngữ "bản sắc" được phổ biến trong các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Đặt ra một từ ngữ mới là "bản dạng" để dịch lại một thuật ngữ đã phổ biến trong khoa học (trong nước và cả khu vực) thì có nên không?

Xuất phát từ "identity" / "bản sắc", một loạt các thuật ngữ "con" đã ra đời như bản sắc cá nhân, bản sắc nhóm, bản sắc tập thể, bản sắc cộng đồng, bản sắc văn hóa, bản sắc tộc người, bản sắc dân tộc, bản sắc quốc gia... thì "bản sắc giới" cũng là một trong các thuật ngữ "con" ấy.

Tại sao, giữa một loạt thuật ngữ thống nhất với nhau như vậy, lại phải tách "giới" ra để làm nên một thuật ngữ riêng là "bản dạng giới"? thảo luận quên ký tên này là của 2402:800:63a4:a6c8:7c58:404:fc89:845f (thảo luận • đóng góp) vào lúc 14:49, ngày 8 tháng 8 năm 2021‎ (UTC).[trả lời]

Không biết bác này lấy đâu ra thông tin là người Nhật dùng 2 chữ "bản sắc" 本色 để dịch khái niệm identity? Thực ra việc dùng 2 chữ "bản sắc" này để dịch từ "identity" là một sản phẩm của chính người Việt đấy, vì bên Nhật thì họ dùng "同一性", "tính đồng nhất" (dịch một cách khá máy móc theo từ nguyên), hoặc giờ họ còn chẳng thèm dịch, phiên âm thẳng thành "アイデンティティ" (ai-đen-ti-ti) luôn.
"Bản sắc" vốn là một từ gốc Hán có từ lâu đời, với nghĩa gốc là "Sắc thái nguyên gốc tự nhiên", hay "màu sắc vốn có", tức là không giống nghĩa của từ "identity" lắm. Sau này không biết thế hệ trí thức nào ở Việt Nam đã diễn giải lại từ này để dịch cho "identity".
Còn ở Trung Quốc thì họ dùng "身份認同", "nhận đồng thân phận" cơ, nôm na là "nhận thức hoặc đồng nhất với thân phận nào đó", họ dịch khá "lôm côm", nhưng lại là một cách mô tả khá gần với nghĩa của "identity".
Chỉ có ở Việt Nam, từ "bản sắc" 本色 mới được diễn giải lại theo nghĩa mới giống với "identity", ở các quốc gia Hán quyển khác thì từ này vẫn giữ nguyên nghĩa gốc, tuy nhiên cái nghĩa gốc của nó vẫn phảng phất trong tiếng Việt đến ngày nay, nên đây vẫn không phải là từ tốt nhất để dịch, có lẽ vậy nên iSEE họ mới phải tạo ra cách dịch mới là "bản dạng", ít ra là để nó đúng với lĩnh vực về giới tính trong xã hội. Tôi còn biết có nhiều nơi người ta cũng không hài lòng với cách dịch "bản sắc" nên họ đã tạo ra/diễn giải ra thêm nhiều cách dịch nữa cơ, như "căn tính", "căn cước", "danh tính", v.v.
Mọi người có thể đọc tham khảo bài viết này: https://leminhkhai.wordpress.com/2010/06/22/linguistic-incommensurability-and-vietnamese-national-identity/
–  Meigyoku Thmn (💬🧩) 10:34, ngày 13 tháng 7 năm 2022 (UTC)[trả lời]