Thảo luận:Phạm Duy Tốn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đông Kinh Nghĩa Thục[sửa mã nguồn]

Tôi bỏ toàn thể nội dung của phần Tham khảo tại đây vì nó nói về trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Những ai biết về đề tài này có thể dùng nó để viết bài.

Đông Kinh Nghĩa Thục mang danh một trường học nhưng thực chất là một tổ chức cách mạng hoạt động bán công khai, tập hợp các lực lượng yêu nước, trở thành một trung tâm vận động văn hóa mang tính chất dân tộc, dân chủ.
Thông qua nội dung giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa, nhà trường tố cáo chính sách ngu dân thâm độc của thực dân Pháp, qua đó thức tỉnh tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của học viên, nhằm mục đích cuối cùng là đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho đất nước.
Cùng với nội dung giáo dục lòng yêu nước, nhà trường còn truyền bá tư tưởng cách tân nhằm mở mang dân trí, dân sinh, tiến tới làm cho nước mạnh dân giàu xã hội văn minh,tiến bộ.

Mekong Bluesman 20:10, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ngần này thông tin có thể tạo bài sơ khai rồi--Docteur Rieux 20:12, ngày 30 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nhờ một số chi tiết trong bài[sửa mã nguồn]

Xin được nhờ mọi người bổ sung giúp một số chi tiết để hoàn chỉnh bài hơn:

  • Năm sinh và năm mất của bà Nguyễn Thị Hòa, vợ ông Phạm Duy Tốn. Năm họ kết hôn.
  • Tên, năm sinh, năm mất (nếu có) và một số chi tiết sơ lược về hai người con gái của ông Phạm Duy Tốn.
  • Ngày sinh chính xác của ông Phạm Duy Tốn và một số cột mốc trong cuộc đời ông (như những khi đổi nghề)...La communista (thảo luận) 07:07, ngày 7 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lùi sửa đổi của Felo[sửa mã nguồn]

Vì làm sai nghĩa câu so với câu ban đầu. Phạm Duy Tốn thực sự tin tưởng ở sự khai phá của người Pháp, chứ không nghĩ rằng mình đang làm tay sai, như cáo buộc của các đối thủ bút chiến. Đó là ý câu, chứ không phải vì ông tin tưởng vào sự khai phá của người Pháp, nên những người cáo buộc ông làm tay sai có lý.La communista (thảo luận) 16:17, ngày 29 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi không có ý cáo buộc có lý. Tôi muốn diễn đạt rằng mấy ông chỉ trích Phạm Duy Tốn lấy lý do như thế để cáo buộc ông ấy như thế. Tôi thấy câu của bạn thiên về những người kia có lý bằng cách diễn đạt "không hoàn toàn vô lý" nên mới sửa lại. Felo (thảo luận) 17:41, ngày 29 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

"Tuy những lời cáo buộc đó không phải là hoàn toàn vô lý, nhưng trong thời kỳ sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều học giả như Phạm Duy Tốn thật sự tin tưởng ở việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mẫu quốc Pháp để học hỏi và khai phá văn minh."

Bạn diễn đạt thế này khác gì bảo những người chỉ trích ông Tốn có lý. Đề nghị viết lại là:

"Tuy nhiên những lời cáo buộc đó dựa trên việc sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều học giả như Phạm Duy Tốn thật sự tin tưởng ở việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mẫu quốc Pháp để học hỏi và khai phá văn minh."

Felo (thảo luận) 17:43, ngày 29 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Lâu quá không thấy bạn thảo luận tôi sửa nhé. Bạn thấy chưa đồng tình thì thảo luận tiếp. Felo (thảo luận) 15:21, ngày 30 tháng 3 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đặng Thai Mai[sửa mã nguồn]

Trong bài có đoạn nhắc đến Đặng Thai Mai bị chỉ trích cùng với Phạm Duy Tốn, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh vì quan điểm thân Pháp. Khi Phạm Duy Tốn chết (1924), Đặng Thai Mai mới có 22 tuổi, còn đang học, có đủ nổi tiếng để mà bị gộp vào với nhóm kia? NHD (thảo luận) 07:26, ngày 3 tháng 5 năm 2013 (UTC)[trả lời]