Thảo luận:Sông Cửu Long

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: Kiều Minh (22 tháng 3 năm 2007). “Mêkông: Một trong 10 dòng sông có nguy cơ cạn kiệt”. VietNamNet.

Trong phần tham khảo, tôi thấy ta nên dùng nguyên văn tên của những quyển sách được dùng tham khảo và bỏ tên tiếng Việt trong ngoặc đơn. Như vậy người đọc dễ tìm sách để tham khảo hơn, không cần phải dịch từ tiếng Việt ra ngôn ngữ nguyên văn (trừ khi quyển sách có bản dịch tiếng Việt). DHN 10:23, 26 tháng 3 2005 (UTC)

Cửu Long hiện giờ chỉ còn 8 cửa[sửa mã nguồn]

Xin hỏi tại sao đọan sông Hậu đổ ra biển giờ chỉ còn cửa Trần Đề và Định An. Vậy cửa Bát sắt cụ thể bị làm sao?? Vietbio 09:50, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi, người có tên là Mekong, cũng muốn hỏi như vậy. "Cửa" của một sông không phải là cửa sổ hay cửa của xe mà ai muốn đóng hay mở tùy theo ý họ muốn. Xin đưa ra nguồn nói tại sao 9 cửa mà chỉ còn 8. Mekong Bluesman 09:54, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Nếu User:203.113.178.40 không đưa lời giải thích nào trong vòng 24h thì phiên bản cũ sẽ được phục hồi. Vietbio 10:01, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Ấy ấy, bác Mekong với anh Vietbio đừng vội bực mình, có vẻ như cửa Bát xắc (Bassac) do bồi đắp nhiều mà thu nhỏ lại, nên bị nhập vào 1 trong 2 cửa kia. Xin vui lòng đọc tạm bài này: Đến thăm cù lao Dung, có câu: Khi chiều dần xuống du khách có thể tận hưởng cảm giác bồng bềnh trên con rạch Tráng, vốn ngày xưa chính là cửa Ba Thắc - một trong chín cửa của sông Cửu Long... --Avia (thảo luận) 10:10, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Có lần tôi có đọc một bài viết nói là đúng ra thì sông Cửu Long chỉ có 8 cửa sông tự nhiên thôi. Ngày xưa người ta cho rằng con số 9 là con số may mắn nên mới đào thêm một cửa sông nữa (cửa Ba Thắc-Bassac) cho nó thành 9 cửa. Bây giờ thì nhiều tài liệu nói rằng cửa sông này đã bị lấp rồi. Xem: hay [1]. Phan Ba 11:33, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Cửu Long Thanh Nhân này, sau khi đọc tin trên, không còn hát nhạc blues dọc theo giòng Mê Kông nữa mà nhẩy xuống sông để tự vận luôn!!! Sau khi chết được reborn lại thành Bát Long Thanh Nhân. Mekong Bluesman 11:38, ngày 26 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cửa Ba Lai giờ bị chặn rồi, vậy còn tính là 8 cửa không Avia. Sao ko thấy trong bài nhắc đến vậy!? BlueStar 10:03, 11 tháng 10 2006 (UTC)

Tên gọi[sửa mã nguồn]

Liệu bài này có nên đổi tên thành Sông Cửu Long hay Sông Mê Kông không vì có các địa danh khác cùng tên như bể dầu Cửu Long, Cửu Long ở Hồng Kông. Nguyễn Thanh Quang 12:56, ngày 27 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý là nên thêm chữ "sông". Còn sự lựa chọn giữa "Cửu Long" và "Mê Kông" thì mọi người biết là tôi thích cái nào rồi. Mekong Bluesman 15:06, ngày 27 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ không cần thêm từ "sông", lý do là đảo Cửu Long, bể dầu Cửu Long ít quen thuộc trong tiếng Việt, chỉ cần thêm câu định hướng ở đầu bài này là được. Avia (thảo luận) 08:59, ngày 28 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cần xem lại tên gọi địa danh Tiểu Sơn (Xiaowan) vì chữ wan trong pinyin không thể là Sơn được, có thể là Loan, hoàn, uyển, vạn... --Nguyễn Việt Long 18:26, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Đế chế Khmer Ăngko là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cuối cùng trong khu vực. Sau khi quốc gia này bị tiêu diệt sông Mê Kông đã là đường biên giới của các quốc gia đối đầu nhau như Xiêm và Việt Nam, với Lào và Campuchia nằm trong tầm ảnh hưởng của họ.

  1. Cuối cùng hay xa nhất?
  2. Sông Mê Kông trở thành biên giới của Việt Nam và Xiêm thời nào ? ở đoạn nào?

Cuộc thám hiểm sớm hơn do Michel Peissel dẫn đầu thì cho rằng đầu nguồn của nó nằm ở trung tâm của hẻm núi Rupsa-La

  1. Nên cho biết năm thám hiểm, nếu được, để người khác có thể bổ sung thêm khi có thêm thông tin về con sông này.
  2. Trung tâm hẻm núi: ở giữa thung lũng Rupsa -La?

Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau

  1. Dòng chảy uốn lượn ngoằn ngoèo ngược chiều nhau?

Vuonglenghi 09:48, ngày 13 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Cuối cùng thì đúng hơn. Nhưng dịch chữ "Indianized" thành "chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ" thì hơi kỳ, có lẽ nên đổi thành "Ấn Độ hóa". Thật vậy, sau đế chế Khmer thì các nước Lan Xang, Xiêm cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ còn lại trong khu vực.
Dưới thời Minh Mạng, các phủ Trấn Tĩnh, Lạc Biên, Trấn Man, Trấn Định, Trấn Biên ở Hạ Lào ngày nay đều thuộc Đại Nam, đưa biên giới Đại Nam đến bờ sông Mê Không mà trong sử gọi là sông Khung. Thật ra ảnh hưởng của An Nam đã lan đến đây từ thời nhà Lê, nhưng đến thời Minh Mạng thì mới chính thức là lãnh thổ Đại Nam.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 04:32, ngày 11 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]


Bài này viết "Hội bảo vệ thú vật thế giới (WWF)". Có ai biết tên của World Wide Fund for Nature (hay World Wildlife Fund) trong tiếng Việt là gì không? Tôi không thấy chữ fund (quỹ) trong cụm từ "Hội bảo vệ thú vật thế giới". Mekong Bluesman 21:18, ngày 26 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi gọi điện thoại hỏi văn phòng của WWF tại Hà Nội, được trả lời rằng WWF có tên chính thức tiếng Việt là Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên.--Bình Giang 03:37, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Bình Giang. Tôi đã sửa trong bài. Mekong Bluesman 18:51, ngày 27 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

Sao tôi thấy trong bài này không có bất kỳ nguồn tài liệu tham khảo, dẫn chứng nào mà ko ai treo bảng vậy?Tranletuhan (thảo luận) 04:18, ngày 12 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]