Thảo luận:Tác chiến chiều sâu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Chiến tranh thế giới thứ hai, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Quân sự
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Quân sự, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Quân sự. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

--Двина-C75MT 04:50, ngày 2 tháng 6 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Ứng cử viên bài viết chọn lọc[sửa mã nguồn]

Bài hiện nay đã được Tazadeperla (thảo luận · đóng góp) viết xong về cơ bản, các sử đổi hàon thiện cuối cùng đang tiến hành. Tôi đề nghị đưa bài này vào danh sách ứng cử viên bài chọn lọc của Dự án Chiến tranh thế giới thứ hai. Đề nghị các thành viên của dự án cho ý kiên. --Двина-C75MT 03:21, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Nhìn chung ổn, rất chi tiết, nhưng có lẽ cháu phải định dạng lại một tý, bác ràng chờ vài ngày nữa, đang mắc kẹt bạn truyện tranh ^^ --عبقور*=talk-butions 03:41, ngày 6 tháng 6 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Vấn đề "chính trị hoá quân sự"[sửa mã nguồn]

Anh Minh Tâm ạ, 2 câu anh thêm vào về chế độ chính trị viên không ăn nhập gì vào nội dung "chính trị hoá quân sự" ở đây cả. Vấn đề ở đây như thế này: sách vở kinh điển của chủ nghĩa Marx không đề cập tới vai trò của quân đội, việc Trosky kêu gọi thành lập Hồng quân vẫn được coi là nhu cầu bắt buộc của thời thế. Sau nội chiến là lúc mà lãnh đạo Xô Viết xem Hồng quân có vai trò chính thức thế nào, bảo vệ ai, tổ chức như thế nào... Đây mới là nội dung "chính trị hoá quân sự", chứ không phải là chế độ chính uỷ viên.thảo luận quên ký tên này là của Tazadeperla (thảo luận • đóng góp).

Xét cho cùng, bất cứ một tổ chức quân sự nào cũng đều bao hàm trong nó mục tiêu chính trị khi sử dụng tổ chức quân sự. Chính trị ở đây không chỉ là vấn đề giai cấp mà còn là vấn đề quốc gia, dân tộc. Chế độ chính ủy và chính trị viên nhằm giải quyết vấn đề chính trị giai cấp của quân đội Xô Viết khi đó. Nó bị I. V. Stalin bãi bỏ vào năm 1943. Theo Stalin, chính trị trong quân đọi trước hết là chính trị quốc gia, dân tộc. Cùng năm đó, Quốc tế cộng sản (Quốc tế III) tự tuyên bố chấm dứt hoạt động. --Двина-C75MT 01:23, ngày 19 tháng 7 năm 2010 (UTC)--[trả lời]

Anh lại giải nghĩa về chế độ chính uỷ một cách không cần thiết. Tôi chỉ muốn nói nội dung chính trị hoá quân sự ở đây chính là xác định vai trò, nhiệm vụ và tổ chức của Hồng quân trong lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Chế độ chính uỷ chẳng giải quyết được vấn đề gì ở trên. Nhân tiện, tôi cũng nói thêm rằng chế độ chính uỷ xuất phát không phải từ mục đích giải quyết vấn đề chính trị giai cấp, mà là từ mục tiêu kiểm soát quân đội, khi hồi mới thành lập Đảng Bolshevik không có chỉ huy giỏi phải lấy sĩ quan cũ của Quân đội Nga hoàng, nên phải kẹp mỗi anh chỉ huy bằng một anh chính uỷ. Chế độ kiểm soát này được chính danh hoá bằng công tác chính trị như anh nói. Tazadeperla (thảo luận) 02:10, ngày 19 tháng 7 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Biểu tượng[sửa mã nguồn]

Thế là từ nay, mỗi chủ đề sẽ có một biểu tượng, và bài viết nào thuộc chủ đề ấy sẽ có thêm một cái biểu tượng bên góc hả? Tran Xuan Hoa (thảo luận) 13:54, ngày 25 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]