Thảo luận:Táo quân

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Không có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Nội dung bài rất giống trang này. Casablanca1911 15:44, ngày 13 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ngoài việc đúng như Casablanca1911 đã nêu, trang đó nếu dùng làm tài liệu tham khảo để viết về ông Táo thì cũng không ổn vì thổ công không thể là một trong ba vị Táo Quân được. Thổ công cai quản một diện tích đất nào đó, kể cả nơi không có nhà cửa, bếp núc. Các vị Táo Quân hay chỉ gọi đơn giản là Ông Táo (mặc dù trong số đó có bà) theo Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy AnhVăn minh An Nam của Nguyễn Văn Huyên đều là thần bếp còn thổ côngthần đất, những vị thần khác hẳn nhau theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 15:20, ngày 5 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Mời xem thêm tại thảo luận của bài Thổ Công và đọc các bài tương tự tại các wiki khác (tiếng Trung, tiếng Anh). Vương Ngân Hà (thảo luận) 16:58, ngày 5 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cho rằng bài này không đơn giản chỉ là cần chú thích đoạn 3 ông Táo gọi là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ, theo thảo luận bên bài Thổ Công, nếu ai đó dẫn cuốn sách của Trần Ngọc Thêm ra để chú thích thì sẽ thế nào? Đào Duy AnhNguyễn Văn Huyên là những học giả uy tín, những người đã đặt nền móng cho nghiên cứu văn hóa Việt Nam, do vậy đáng tin cậy hơn. Câu truyện Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ nếu các tài liệu đề cập có chứng cớ xác thực thì cùng lắm cũng chỉ là một biến thể thôi; khi đó cũng phải nói rõ Thổ Công ở đây khác với Thổ Công là thần đất cai quản một vùng đất nào đó, kể cả nơi không hề có bếp.tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 01:56, ngày 6 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Wiki chỉ trình bày các cách hiểu mà không đánh giá tài liệu của Đào Duy Anh/Nguyễn Văn Huyên với tài liệu của Trần Ngọc Thêm thì tài liệu nào đáng tin cậy hơn. Ngay tại Trung Quốc người ta cũng hiểu Táo Quân rất khác nhau và không thể khẳng định ai đáng tin cậy hơn ai. Nếu bạn có tài liệu của bất kỳ học giả nào (Đào Duy Anh/Nguyễn Văn Huyên/Trần Ngọc Thêm) thì nên đưa chú thích vào bài. Việc đánh giá phụ thuộc hoàn toàn vào hiểu biết của từng độc giả. Vương Ngân Hà (thảo luận) 02:53, ngày 6 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cái "biến thể" nó luôn tồn tại và dĩ nhiên mọi người có thể bổ sung vì đây là tín ngưỡng dân gian. Ai nói nhà ở chung cư là không cúng đất (:D), ai nói cứ 24h ngày 23 cúng ông Táo sẽ gây tắc đường?!, ai nói cúng không có cá chép thì ông đi bằng tàu bay á...Hi hi.Lưu Ly (thảo luận) 03:20, ngày 6 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu theo Trần Quốc Vượng thì sách của các vị dẫn ra ở trên đều đúng cả, Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Đạo Lão nhưng đã được Việt hóa và được "tam vị nhất thể". Tuy nhiên nếu không diễn giải đầy đủ ra thì rất dễ dẫn đến thắc mắc. Cảm ơn cuộc thảo luận, nhờ nó tôi đã đi tìm và tìm được giải đáp cho khúc mắc trong người. tieu_ngao_giang_ho1970 (thảo luận) 04:57, ngày 7 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cũng có thuyết cho rằng Táo quân hoàn toàn thuần Việt, bằng chứng là chỉ có táo Việt mới có 2 ông 1 bà và dùng chép lên chầu. 2 ông kẹp 1 bà là quẻ Ly tượng chi cho hành hỏa, táo cưỡi cá là quẻ thủy hỏa vị tế tức quẻ thứ 64 trong kinh dịch, là quẻ chỉ sự kết thúc 1 năm để bắt đầu 1 năm mới. Tôi thấy thuyết này cũng khá thú vị, nhưng không nhớ là đọc ở đâu. majjhimā paṭipadā Diskussion 03:33, ngày 20 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]