Thảo luận:Tê giác Java

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Indonesia
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Indonesia, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Indonesia. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Malaysia
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Malaysia, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Malaysia. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Bản mẫu:Dự án Động vật có vú

Dự án Thái Lan
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thái Lan, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thái Lan. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Thuật ngữ[sửa mã nguồn]

Bác nào đó có thể giúp tôi xem home range trong: Males's home ranges are larger at 12–20 km² (5–8 miles²) compared to the females's which are around 3–14 km² (1–5 mi²) là gì không. Adia (thảo luận) 15:52, ngày 3 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

“Lãnh địa của tê giác đực rộng 12–20 km² so với lãnh địa của tê giác cái khoảng 3–14 km²”. Phải vậy không?--Paris (thảo luận) 12:23, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Lúc đầu tôi cũng nghĩ vậy nhưng sau khi tra lại thấy có hai mục từ khác nhau: en:Home rangeen:Territory (animal). Tôi đã dịch Territory là lãnh địa còn Home range là phạm vi chỗ ở. Adia (thảo luận) 13:00, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Từ mosaicked skin trong has similar mosaicked skin which resembles armorThe skin has a natural mosaic pattern which lends the rhino an armored appearance., tôi không hiểu là gì nên đã dịch là cấu trúc che phủ tự nhiên. Bạn 118.68.25.172 đã tiếp xúc với loài này và mọi người có thể miêu tả và nói xem nên dịch thế nào cho đúng? Adia (thảo luận) 11:15, ngày 6 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tên gọi[sửa mã nguồn]

Đã dịch và sửa văn phong xong, các bác kiểm tra còn gì không ổn nữa không. Adia (thảo luận) 15:58, ngày 4 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nên chăng tên chính của bài là Tê giác một sừng. Trong tiếng Việt, tại Việt Nam nó được gọi là tê giác 1 sừng. Tên tê giác java chỉ sử dụng chủ yếu trong 1 số nước, và cái tên tê giác java cũng không nguồn từ tên khoa học của nó. Tôi thường thấy các bài viết về các loài sinh vật trên wp thường lấy tên của loài bằng tên tiếng việt và tại Việt nam của nó, trong trường hợp tại Việt nam không có, nó sẽ được gọi tên từ phiên nghĩa của danh pháp khoa học hoặc thoe tên bản địa của nó nếu như đó là 1 loài đặc hữu vùng, đặc hữu quốc gia.

Ở en.wiki, cái tên tê giác một sừng nó redirect về Tê giác Ấn Độ chứ không phải tê giác Java. Bởi Việt Nam không có loài tê giác Ấn Độ nên mới quen gọi Tê giác Java là tê giác một sừng (để phân biệt với tê giác hai sừng). Do đó tôi nghĩ nên để tên bài là tê giác Java, và ghi chú rõ tê giác một sừng ở Việt Nam chính là tê giác Java, redirect tê giác một sừng đến đây (như bài đã làm) là đủ. Huống hồ cái tên này cũng khá phổ biến, so với tên gọi cũ tê giác một sừng cũng không kém bao nhiêu. Trừ khi cái tên này quá phổ biến so với tê giác Java thì mới nên đổi. Adia (thảo luận) 12:30, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Loài tê giác 1 sừng theo cách nghĩ của các nhà khoa học bên tiếng anh và loài tê giác 1 sừng theo định nghĩa của Việt Nam có là 1 không? Chẳng hạn như người miền Bắc Việt nam dành cái tên Mận để chỉ 1 loài thực vật khác với cây Mận (thực ra là roi, bòng bòng) của người miền Nam Việt nam.

Không trùng đâu. Tên khoa học của tê giác Ấn Độ là Rhinoceros unicornis, ngay cái tên cũng ý nói là nó có một sừng (unicorn), search One-horned Rhinoceros bên en.wiki cũng redirect đến tê giác Ấn Độ. Adia (thảo luận) 13:34, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

HÌnh ảnh[sửa mã nguồn]

Có hình mới loài này thì quá tốt, nhưng không biết nên bỏ vào đâu. Mọi người xem nên đưa lên infobox hay mở một mục hình ảnh riêng nhỉ. Adia (thảo luận) 12:09, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

HÌnh này do các thầy của khoa Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng (VFU) chụp năm 1999. Hiện tại em đang làm ở Khu du lịch rừng Madagui, cũng gần khu vực này, nếu bác nào muốn sở hữu những hình ảnh quý giá về loài này, xin hãy dành khoảng 1 tháng ở rừng, em dẫn đi chụp. À bác A-Di-A xem lại jup em ý kiến về cái tên chính của bài.--118.68.25.172 (thảo luận) 12:20, ngày 5 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Hình này vẫn thiếu nguồn, ta nên dùng hình khác trong infobox. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 23:02, ngày 6 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Chán nhỉ, mới có đc cái hình mới thì lại thiếu nguồn. Hy vọng Silviculture đã tải hình lên sớm bổ sung thông tin về hình này. Hiện tại đành quay về phiên bản cũ. Adia (thảo luận) 00:14, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiêu bản:Động vật cấp E-Sách đỏ Việt Nam[sửa mã nguồn]

Tiêu bản:Động vật cấp E-Sách đỏ Việt Nam có cách nào sắp xếp cho dễ nhìn hơn không?--Paris (thảo luận) 21:33, ngày 6 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Liệu có nên bỏ hết link liên kết đến tên khoa học không. Adia (thảo luận) 00:19, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ tiêu bản này chỉ để giúp người đọc nhanh chóng tìm đến bài viết liên quan. Vì vậy bỏ tên khoa học cũng không nghiêm trọng gì.--Paris (thảo luận) 00:32, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tuy vậy tôi nghĩ để tên khoa học cũng cần thiết để ai đó tham khảo viết bài mới. Có lẽ nên xóa link thì hơn chăng?Adia (thảo luận) 00:51, ngày 7 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nên thảo luận ở mục thảo luận của tiêu bản đó.--Silviculture (thảo luận) 15:55, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các đơn vị không SI[sửa mã nguồn]

Tại sao lại bỏ đơn vị không SI, có những người đọc chỉ quen với hệ Anh-Mỹ thì sao? Meotrangden (thảo luận) 03:48, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hix, chín người mười ý. Nếu vậy thì để hệ SI cũng được. Adia (thảo luận) 03:53, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

Một quần thể có ít nhất 40-50 con sống tại Vườn quốc gia Ujung Kulon trên đảo Java của Indonesia, và quần thể còn lại, theo ước lượng năm 2007, chỉ còn không nhiều hơn 8 con, sống tại Vườn quốc gia Cát Tiên của Việt nam (tài liệu nào khẳng định số liệu này?)

Câu này tôi dịch nguyên từ wiki tiếng Anh. Nếu xem xét nội dung hiện tại trong bài thì viết thế không sai nhưng thiếu chú thích. Nếu vậy chỉ cần bỏ đi "theo ước tính năm 2007" là đủ. Hoặc nếu không có thể sử dụng thêm nguồn từ WWF năm 2007: "no more than eight in Cat Tien National Park." Adia (thảo luận) 18:48, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sừng của loài tê giác là loại sừng biểu bì, tức là nó phát triển từ 1 tế bào biểu bì, sừng không gắn với họp sọ như các loại sừng trâu, sừng bò hay hàm như ngà voi.--Silviculture (thảo luận) 16:01, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu có nguồn chú thích thì thông tin trên bạn có thể đưa vào bài này hoặc bài tê giác. Adia (thảo luận) 18:48, ngày 9 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đây là kiến thức sinh học về sừng của lớp thú, cái này em được học trong chương trình đào tạo của trường em. Phải chú thích như thế nào? Nếu không thì cứ để ở phần thảo luận này cũng được ai quan tâm thì biết thêm, có thể bình phẩm và xóa.

Nếu không có nguồn tài liệu sẵn có (giáo trình, sách tham khảo...) thì có thể lên Google Books và search Rhino+horn hay Rhinoceros+horn. Nhưng tôi thấy thông tin cũng không thích hợp đưa vào bài này lắm, có lẽ đưa vào bài tê giác (nếu đây là tính chất chung của cả họ tê giác) thì hợp. Adia (thảo luận) 12:51, ngày 10 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]