Thảo luận:Tả Ao

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thật tình không thể hiểu sao ngày nay mọi người thích viết hoa thế. Lý do gì mà mấy chữ Cuộc đời và Khảo cứu lại viết hoa?--123.27.180.144 (thảo luận) 18:51, ngày 15 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tảo Ao không phải là Nguyễn Lang 阮 郎[sửa mã nguồn]

Cái nguồn dẫn sự tích 7 vị thần từng được Thành viên:Phuonghoanghamthu đưa vào trong bài viết (tức là bản Thần tích 3 thôn, 6 xã thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên (AE.a3/1)) không hề nói đến việc Tả Ao được phối thờ với Lữ Gia, Lang Công, Cao Biền và 3 vị phu nhân. Người thứ 7, được phối thờ là một vị họ Nguyễn, với tên là Nguyễn Lang 阮 郎, chứ không phải là Tả Ao hay Vũ Đức Huyên. Vậy thật sự Tả Ao có được thờ tại Nam Trì hay không???--Ngokhong (thảo luận) 13:38, ngày 20 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tảo Ao thờ tại đền Nam Trì[sửa mã nguồn]

Do thành viên Ngokhong thắc mắc rằng thật sự Tả Ao có được thờ tại Nam Trì hay không??? Vừa qua tôi phải về đền Nam Trì, vào trong hậu cung để chụp ảnh ban thờ Tả Ao để bổ xung vào bài Tả Ao. Trong hậu cung có bốn ban thờ, ở giữa là Tướng Nguyễn Danh Lang (Lang Công) và Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công); bên tả (bên phải) là Tả Ao, bên hữu (bên trái) là Cao Biền (Cao Vương). Bốn ban thờ này bày theo thế "sinh ngụ phụ chầu" tức là Lang Công sinh ở Nam Trì, Bảo Công ngụ ở Nam Trì; Cao Vương phụ, Tả Ao chầu (phụ, giúp). Để biết rõ quan hệ của Tể tướng Lữ Gia (Bảo Công), Cao Biền (Cao Vương) với Nam Trì ra sao, xin đọc thêm bài Lữ Gia, Lang Công, Cao Biền. Đền Nam Trì thờ bốn vị thần này tọa lạc trên gò Soi mà Tả Ao chọn gọi là đất có thế "Thủy nhiễu chu viên" (nước chảy quanh vườn) là một kiểu đất tốt theo địa lý, phong thủy. Tôi cũng muốn nói rằng tôi là một trong những người chủ trì tu tạo lại ngôi đền này. --Phuonghoanghamthu (thảo luận) 14:16, ngày 5 tháng 10 năm 2009 (UTC).[trả lời]