Thảo luận:Tháng một

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Ngày
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Ngày, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Ngày. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Tháng giêng là khái niệm tháng của âm lịch, hai khái niệm này không hoàn toàn trùng nhau. Thông thường trong tiếng Việt khi nói đến tháng một là nói theo lịch Gregory. Thân, Nguyễn Thanh Quang 11:11, 29 tháng 3 2005 (UTC)

Tháng một[sửa mã nguồn]

Tháng một đâu chỉ là tháng 1 theo dương lịch. Nó còn có thể là tháng 11 âm lịch. Ví dụ người ta nói "một, chạp, giêng, hai". Rõ ràng một ở đây là tháng 11 âm lịch.

User:Vương Ngân Hà

Cái này tôi không rõ phải kiểm tra lại, nếu có thì ta thêm mục từ. Tuy nhiên tôi đã nói "thông thường", nếu quả thực một ở đây là tháng 11 âm lịch thì khái niệm này có lẽ ngày nay cũng ít dùng và chỉ được hiểu trong một hoàn cảnh cụ thể. Thân, Nguyễn Thanh Quang 11:20, 29 tháng 3 2005 (UTC)
Tháng 11 âm lịch là tháng Tý (là tháng luôn luôn chứa Đông chí, chu kỳ vận động của trời đất lấy Đông chí làm khởi điểm và cũng làm điểm kết thúc.) Từng có lúc một năm bắt đầu bằng tháng Tý - tức tháng một.--Á Lý Sa 11:28, 29 tháng 3 2005 (UTC)

Tôi nghĩ tháng một khi nói trong âm lịch thì đại đa số ở Việt Nam hiểu đó là tháng 11 (ÂL), chứ không phải tháng 1 (ÂL) được gọi là tháng giêng. Điều này hiện nay vẫn được sử dụng và nó có căn cứ như User:Arisa đã có ý kiến. Vì vậy theo tôi mục từ tháng một lên tạo thành như một trang định nghĩa, trong đó chia ra theo dương lịch và âm lịch.

User: Vương Ngân Hà

Một số nguồn tham khảo:--Á Lý Sa 12:45, 29 tháng 3 2005 (UTC)

Thảo luận trên BBC của tác giả Vô Danh:
Theo nhận định đáng chú ý của Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng: Tết trước hết là của người Việt. Ai cũng biết Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam là những vùng ngoại biên của văn minh Trung Hoa và chịu ảnh hưởng đậm đà theo những khía cạnh khác nhau với những nồng độ khác nhau và những góc khúc xạ khác nhau của văn minh Trung Hoa. Một cái Tết chung cho cả bốn nước trên dễ cho người ta cảm nhận rằng Tết đó vốn có cội nguồn Trung Hoa. Trong các tộc người của cộng đồng quốc gia Việt Nam, tộc Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa sớm nhất, mạnh nhất và cũng văn hiến nhất. Có sự giao thoa văn hoá Việt-Hoa - cả cưỡng bức và tự nguyện - qua hơn ngàn năm Bắc thuộc, bắt đầu từ hàng thế kỷ trước công nguyên. Rõ rệt nhất là từ thời hán Vũ Đế (111 trước công nguyên).
Lý giải Tết trước hết là Tết của người Việt, GS Trần Quốc Vượng xuất phát từ sự giải thích lịch cổ truyền Kiến Dần. Kiến Dần có nghĩa là lấy tháng Giêng, tháng Dần, làm chính sóc, đầu năm mới. Lịch này cũng bắt đầu ở Trung Hoa từ thời Hán Vũ Đế (140 trước công nguyên). Người ta bảo đấy là sự trở lại lịch nhà Hạ. Chính vì quan điểm này, người ta cho rằng Tết có cội nguồn Trung Hoa. Nhưng theo GS Trần Quốc Vượng, nhà Hạ bên Trung Hoa vẫn còn là huyền thoại và hiện vẫn chưa có sự nhất trí trong việc xác định văn hoá Hạ và nhà nước Hạ.
Giới khảo cổ chỉ biết tương đối chính xác về đời Thương - Ân, văn hoá Thương - Ân, và nhà nước Thương - Ân cùng những "mảnh vụn" lịch can chi Thương - Ân. Mà nhà Ân thì kiến Sửu, tức lấy tháng Mười Hai theo lịch bây giờ làm chính sóc. Còn nhà Chu thì kiến Tý, lấy tháng Mười Một làm đầu năm. Lịch ta còn gọi tháng Mười Một là tháng Một phải chăng là một vang bóng muộn màng trong truyền khẩu về cái lịch đời Chu này giữa văn hoá Thương - Chu và văn hoá Bách Việt hay Việt cổ? Từng có quan hệ giao lưu tìm thấy trong nhiều di tích văn hoá Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng, đầu thời đại Đồng cách đây 4.300 năm, với những đá, liễm đá có phong cách Ân, lịch Mường cổ truyền so với lịch Việt kiến Dần là "ngày lui tháng tới" cũng là lịch kiến Sửu của Thương - Ân. Song cội nguồn của văn hoá Thương - Ân cũng còn là vấn đề thảo luận.
Có người cho văn hoá Thương - Ân có gốc từ phương Nam Tày - Thái cổ. Có người cho nó ảnh hưởng từ văn hoá Babylone, v.v... Nhà Tần thống nhất Trung Hoa, dùng lịch kiến Hợi, lấy tháng Mười làm tháng đầu năm. Nhà Hán lên (năm 206 trước công nguyên) ban đầu vẫn theo lịch Tần cho đến đời Hán Vũ Đế (140 trước công nguyên) mới theo lịch kiến Dần và bảo là để khôi phục lịch nhà Hạ, "Hành Hạ Chi Thời", theo Nho Giáo. Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học Xã hội của Đại học Tổng hợp, Hà Nội năm 1988, GS Trần Quốc Vượng cho rằng đấy không phải là lịch nhà Hạ mà là sự tham khảo "Kinh Sở Tuế Thời Kính" của miền Kinh Sở ở Hoa Nam trong bối cảnh của văn minh lúa nước. Âm dương lịch là sự phối kết lịch can - chi Hoa Bắc và lịch 12 con vật của miền Việt cổ (Bách Việt). Do đó, ông mệnh danh là Lịch Việt - Hoa. Tết như được xác định vào thời điểm hiện tại là nương theo lịch này và, do vậy, có thể gọi là Tết Việt - Hoa.
Các vua nhà Hán như Hán Vũ Đế, người quyết định thi hành lịch này, quê gốc ở đất Bái, nước Sở thuộc Giang Nam là vùng văn hoá lúa nước chứ không phải là văn hoá kê mạch Hoa Bắc. Sang thời Hán cho đến nay, trung tâm sản xuất nông nghiệp, vựa thóc chính của Trung Hoa, là Hoa Nam trồng lúa nước chứ không phải là Hoa Bắc trồng lúa mạch. Cho đến những thập kỷ gần đây, Hoa Nam vẫn phải cung cấp lương thực cho Hoa Bắc. Bởi vậy, từ đời Hán, lịch - mà chức năng chính là để xác định thời vụ sản xuất nông nghiệp - phải nương theo khí hậu thời tiết miền Hoa Nam của Bách Việt hay Việt cổ. Tóm lại, cái Tết như hiện nay bắt đầu khoảng trước công nguyên hơn 100 năm từ đời Hán và có cội nguồn đan xen văn hoá Việt Hoa.
Văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ bình nguyên hoàng thổ Hoàng Hà, cùng với sự bành trướng của người Hoa xuống Hoa Nam, đã tích tụ và hội nhập nhiều nhân tố văn hoá phương Nam, miền Việt cổ. Lâu dần, với thư tịch và văn tự Trung Hoa, mọi nhân tố văn hoá Việt cổ ấy được xem là của người Hoa và được Hoa hoá. Về sau, người ta gán mọi thành tựu sáng tạo văn hoá cho người Hoa. Sự thực, văn minh Trung Hoa là kết quả tích tụ và kết tinh nhiều nhân tố văn hoá của nhiều tộc người - Hoa và phi Hoa - ở vùng Đông Á và Đông Nam Á.
Cần gọi đúng tháng âm lịch và dương lịch, từ báo Hà Nội Mới, 1/2/2005. Trích đoạn:
...Nhưng do thói quen và sự tiện ích đối với nhà nông nên từ xưa tới nay, đa số các gia đình người Việt khi làm việc hệ trọng, từ hội hè, đình đám đến việc xây nhà, cưới hỏi nhất nhất đều theo âm lịch. Do cách tính lịch và sự gắn bó mật thiết với phong tục, năm âm lịch cũng có 12 tháng nhưng hai tháng cuối năm dân thường gọi là tháng Một, tháng Chạp và tháng đầu năm, gọi là tháng Giêng. Thật khó lý giải cặn kẽ tên gọi của 3 tháng này nhưng người ta biết chắc tháng Chạp (theo thứ tự là tháng 12) là tháng con cháu đi chạp mả, thăm sửa mộ phần, làm cỗ cúng tập thể tổ tiên nên trở thành tên gọi. Cách gọi Một, Chạp, Giêng, Hai trở nên quá quen thuộc và trở thành câu nói cửa miệng của nhân dân: “Ra Giêng ngày rộng tháng dài”, “Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc”; Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có tập thơ “Tháng Giêng Hai”... GS Trần Quốc Vượng quả quyết: “Tôi chưa từng thấy ai là người Việt chân chính - cổ truyền lại gọi sau tháng Mười là tháng Mười Một...”

Tôi xác định cách dùng tháng một trong nghĩa tháng 11 như Vương Ngân Hà và Á Lý Sa nói. Tôi không thể đưa ra các thí dụ như Á Lý Sa làm nhưng tôi còn nhớ lúc tôi còn trẻ tôi rất thắc mắc về các từ một, chạp, giêng và nguồn gốc của chúng. Bây giờ thì tôi hiểu tại sao. Cám ơn Á Lý Sa. Mekong Bluesman 18:23, 29 tháng 3 2005 (UTC)

Tôi mới làm tháng giêngtháng chạp đổi hướng tạm. – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 23:46, 29 tháng 3 2005 (UTC)

Không nên chuyển hướng như thế, tháng giêngtháng chạp sẽ có bài riêng, và nằm trong hệ thống năm âm lịch. Tháng giêng âm lịch không phải là tháng một dương lịch. Nguyễn Thanh Quang 00:37, 30 tháng 3 2005 (UTC)

Câu này trong bài chưa chính xác, nên xem lại :"... Trong âm lịch, tháng đầu tiên gọi là tháng giêng...". Tháng đầu tiên trong âm lịch là tháng một (tương đương tháng 11 ở Dương lịch cơ mà). Trong tháng 11 Dương lịch có ngày Đông chí, là mốc khởi điểm và kết thúc như Vương Ngân Hà đã nói ở trên. Ngày này rất quan trọng khi cưới hỏi. Nếu tổ chức cưới hỏi sau ngày này là coi như đã được tổ chức vào năm tiếp theo, không phải chịu hạn của năm đó nữa. Ngoài ra, theo những người cao tuổi cũng như theo các tài liệu xem ngày tốt, xấu cho việc hội hè, xây nhà, đình đám..., họ đều coi năm âm lịch bắt đầu từ tháng một, tháng chạp, tháng giêng, tháng hai v.v...Casablanca1911 15:49, ngày 31 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tháng 1 hay tháng một[sửa mã nguồn]

Ngày tháng dương lịch trong tiếng Việt hiện thường viết bằng số. Tôi đề nghị đổi tên các bài về tháng dương lịch sang cách viết số (tháng 1), còn "tháng một" có thể dùng làm trang định hướng, có thể chỉ tháng 1 DL, tháng 11 ÂL, tháng giêng ÂL. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:33, ngày 10 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đồng ý. --222.252.120.221 (thảo luận) 04:48, ngày 10 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]