Thảo luận:Thời gian

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Định nghĩa thời gian[sửa mã nguồn]

Định nghĩa thời gian theo bản chất của nó vẫn là điều chưa đạt được. Có người đã hỏi rằng nếu thời gian "trôi qua" thì đâu là vận tốc của nó ? Các khái niệm năm, tháng, ngày, giờ gắn với không gian hơn là thời gian. Thật vậy, tháng ngày phản ánh vị trí của trái đất trong quỹ đạo của nó quanh mặt trời, còn giờ phút (giờ địa lý, không nhất thiết trùng với giờ hành chính) phản ánh vị trí của đường kinh tuyến địa phương so mặt trời. (Theo phim tài liệu khoa học "Spaceship Earth").

Trong loạt phim tài liệu khoa học "Tour du monde, tour du ciel", một triết gia người Pháp đặt vấn đề: "Trên cái đồng hồ đeo tay cái gì chỉ thời gian ? Kim dài kim ngắn ? Không ! Mặt đồng hồ trầy xướt nhiều vết do sinh hoạt và làm việc, con số 9 mạ chất lân tinh mờ rồi, dây đeo tay sắp đứt v.v., những cái này cùng với những vết đồi mồi trên da tôi mới là chỉ dấu của thời gian".

Định nghĩa trong bài bây giờ (24/10/2008) hình như là định nghĩa về thời hạn chứ không phải về thời gian. Thời hạn có thể là:
  1. Khoảng thời gian diễn ra sự kiện
  2. Hạn định thời gian định trước cho kế hoạch.

Newone 05:24, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Giả thuyết sự co giãn thời gian là có thật.Việc chúng ta thử nghiệm trông một không gian là chưa chính xác.Các bạn đã bết về vũ trụ rồi thì chú ý các đặc điểm sau: 1.Vũ trụ tồn tại tạo ra không gian đa chiều. 2.Vũ trụ tạo ra hiện tượng từ trường mạnh. 3.Trong vũ trụ có các hạt cơ bản. trong không gian của chúng ta, chúng ta chỉ nhìn thấy một không gian duy nhất (có thể do cấu tạo cơ thể) trong vũ trụ không có việc xác định đâu là hướng,đâu là tâm.Chúng ta tiến hành chạy 2 đồng hồ trên hai con tầu vũ trụ,chiếc đồng hồ ở con tàu với vận tốc lớn hơn sẽ chạy chậm hơn. Một bằng chứng nữa của thời gian là không gian âm(cõi âm) chỉ có một số ít người có thể nhìn thấy con người ở chiều không gian này. Với khả năng của chúng ta hiện nay không thể tạo ra hay quan sát sự co giẫn thời gian.

Chiều thứ tư[sửa mã nguồn]

Nhiều người xem thời gian là chiều thứ tư của không gian bốn chiều. Cách tiếp cận này dựa trên khái niệm không-thời gian do Einstein đưa ra trong thuyết tương đối rộng. Từ điểm này có thể phát sinh ra nhiều vấn đề nữa:

  • tại sao là chiều thứ tư ? Trong các hệ trục tọa độ Descartes, các chiều vốn bình đẳng với nhau. Nếu xem không gian có bốn chiều, ta có thể xem thời gian là chiều thứ 1, 2, 3 theo quy ước và đưa một trong các chiều còn lại vào vị trí thứ tư đó.
  • khái niệm chiều thứ tư rất trừu tượng, toán học đã mở rộng ra thành khái niệm không gian n chiều với n có thể lớn hơn 4, thậm chí vô số chiều.

Rất mong những bổ sung để làm rõ hơn các vấn đề trên.Seforadev 13:22, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Seforadev nên viết một bài về n-dimensional space.
Câu "Nhiều người xem thời gian là chiều thứ tư của không gian bốn chiều", như Seforadev nói, có thể dẫn đến sự hiểu lầm. Nên đổi thành "Thời gian là chiều thứ tư của không-thời gian" để chính xác hơn.
Mekong Bluesman 14:54, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Quote "Seforadev nên viết một bài về n-dimensional space." Trả lời: Việc này ngoài khả năng của Seforadev;).Seforadev 15:29, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

...nhưng điều trên không có nghĩa một ngày nào đó Seforadev sẽ viết. Correct? Mekong Bluesman 16:22, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Ồ không! Chỉ hi vọng một người khác sớm viết bài đó để xem thôi. Tôi chỉ biết hỏi chứ không biết đáp trong lĩnh vực này đâu;-)Seforadev 16:29, ngày 19 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tạm viết thêm thông tin tại không-thời gian. Seforadev nên tìm thêm các sách viết về thuyết tương đối hẹp để đọc. Đây là lý thuyết tương đối gọn gàng, súc tích, có nhiều sách viết rất dễ hiểu cho người không chuyên. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:44, ngày 21 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Operational time[sửa mã nguồn]

Nên dịch như thế nào ạ? "thời gian hoạt động", "thời gian thao tác"...? Kienngot (thảo luận) 14:30, ngày 3 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không gian 4 chiều[sửa mã nguồn]

Không gian ở đây nói đến không gian trong tự nhiên không mơ hồ và đầy tính chất trừu tượng như trong toán học. Mỗi chiều của không gian có một mục đích nhất định và tất cà các chiều đó đều nhằm để biều diễn tính chất về hình dạng, sự thay đổi hình dạng và vị trí của vật thể trong tự nhiên. Không thời gian là chiều thứ tư của không gian, không giống như ba chiều còn lại, chiều thứ tư này nhằm để miêu ta sự di chuyển hay nói chung là sự biến đổi của vật thể dần theo thời gian. Chúng ta có thể hình dung ra chều đó và tốn rất nhiều các hình vẽ ở không gian ba chiều để gộp lại thành bốn chiều (có thể giải quyết vấn đề này nhờ máy tính, không thề biểu diền bằng kí hiệu ờ trên tờ giấy vì quá rối). Thời gian là một thể thống nhất vì vật chất đều cùng một thời điểm với ta, kể cả trong hố đen, còn cái gọi là qua khứ chỉ là ánh sáng hay hình ảnh của vật đó thôi. Hảy tưởng tượng một người đứng ở trái đất dùng tia lade chiếu đến một người khác cách người đó một khoảng bằng 1 phút ánh sáng (1,798754748e10 km). Giả sử người đó bật đèn trong vòng 20 giây thì tắt, khi người đối diện nhìn thấy người đó bật đẹn thì thật chất người đó đả tắt đèn từ lâu rồi. Như vậy theo quan điểm khối lượng làm bẻ cong thời gian thì nhờ nó chúng ta lại có thể đi ngược hay kéo dàithời gian rồi lấy vật thể trong quá khứ đem đến hiện tại, chẳng khác gì một hạt các bổng nhân lên nhiều lần rồi thành cả vũ trụ.

không gian ba chiều: cực đại ^

                                |
                                |
                                |
                               / ----->
                             /       Cực đại
                           /      
                  Cực đại<        

Không gian bốn chiều

  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |  |       Chiều thời gian
 / \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \/ \ ------------------>
  Các không gian ba chiều 
                      
 Thời gian bị kéo dản có tác dụng của khối lượng (theo quan niệm)
  |  |  |  |  |  |  |  |                    |  |  |  |  |  |----------------------------->
                         |                |
                           |            |  /
                             |  |  |  |   /                              
                                         /  Thêm thời gian
 Độ dài của hai đoạn trên khác nhau chứng thời gian bị biến đổi.
 Khi hai vật có khối lượng khác nhau thì hình thành lỗ hổng thời gian:
 

vật một: | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | | |--------------> vật hai: | | | | | | lỗ hổng thời gian | | | | | | | | | | |-------------->

                         |                   |
                           |               |
                             |  |  |  |  |

Khi hai vật trở về lại với nhau thì vật hai "già" hơn vật một. Chúng ta có thể thấy rằng quan niệm bẻ cong thời gian vẩn con mơ hồ.

Hiện nay người ta đã phát hiện một số người trong vụ chìm tàu titanic còn sống và chỉ mới dưới năm chục tuổi trong đó có thuyền trưởng là 60 tuổi, hiện tượng này đã nói đến lỗ hổng thời gian. PNG (thảo luận) 03:36, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Một năm là khoảng thời gian trung bình của một chu kỳ Trái Đất quay quanh Mặt Trời, gồm có 12 tháng, 52 tuần, 365 ngày và 6 giờ??? Chau cua tu xuong (thảo luận) 05:22, ngày 24 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]