Thảo luận:Thiền tông

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Theo Làng Đậu thì thiền tông không "chỉ dành cho giai cấp trí thức và thượng lưu". Nhưng nó có phần thích hợp với giai cấp trí thức vì các phưong tiện tu học và các triết lý nội tại bên trong có nhiều điểm phù hợp với lối tư duy thực nghiệm.

Ngoài ra, tổ đời thứ 6, Huệ Năng (Hui-neng) là một người hoàn toàn thất học, xuất thân bần cùng phải đi làm nghề đốn củi. Cho đến khi được truyền tâm ấn vẩn chưa biết viết.

Không có bằng chứng nào cho thấy cụm từ để trong ngoặc kép trên là hoàn toàn đúng nên mạn phép tác giả chỉnh lại cho đúng hơn.

Vả lại Thiền tông Phật giáo ngày nay ở Mỹ chẳng hạn không chỉ dành cho các trí giả mà danh cho mọi tầng lớp người làm việc phải chịu nhiều "stress" (tức là lớp người đi "cày". Nó được dạy ở rất nhiều nơi như là một phương thức trị liệu các bệnh xã hội do áp lực căng thẳng thần kinh tạo nên và ngay cả dùng trong trị liệu các bệnh ghiền.

Làng Đậu

Bài này liên kết đến bài Zen của Wikipedia tiếng Anh, nhưng cũng có bài Thien Buddhism ở đấy nữa. Bài đó nói là Thiền Tông thực sự là một loại của Chán (Zen) Buddhism, gọi theo tiếng Việt là Thiền Na. Nên liên kết đến bài nào?

 – Nguyễn Minh (thảo luận, blog) 23:55, 22 tháng 7 2005 (UTC)

Bài này không nói về Thiền việt Nam mà nói về Thiền tông chung nên link tới bài en:Chan

Làng Đậu

Đề nghị các đạo hữu khác dừng sửa bài này để khỏi mất công. Bài còn nhiều khiếm khuyết, để tôi xong những bài Thiền trọng yếu sẽ quay lại chỉnh sửa. Thân mến --Baodo 15:16, ngày 08 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Danh mục 6 vị tổ thiền tông Trung Hoa[sửa mã nguồn]

  1. Bồ Đề Đạt Ma
  2. Huệ Khả (Hoei-Keu)
  3. Tăng Xán (Seng-tsan)
  4. Đạo Tín (Tao-sinn)
  5. Hoằng Nhẫn (Houng-Jenn)
  6. Huệ Năng (Hui neng)

Vì sao danh sách này không được đề cập tới ? Con trâu mãi ăn cỏ quên uống nước chăng?

Làng Đậu 12:25, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Muốn thử xem anh LĐ có nhận ra hay không thôi. Mà mắt tinh thật đấy ;-)--Baodo 12:42, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Có lẽ phải mượn câu của thiền sư Lâm Tế Nhật: "thề à"! Chọc anh chơi thôi !

Thiền đạo[sửa mã nguồn]

Thiền tông chỉ khuyên hành giả Toạ thiền (ja. zazen) để kiến tính. Bạn đã chắc chưa?


Sao tôi lại nghe ngưọc lại: (kiến tánh thì đúng mà toạ thiền thì... chưa hoàn toàn)

Thiền là tâm toạ chứ không phải thân tọa (đâu đó phản phất mùi của Lục tổ)

Khi thiền đến mức kịch liệt thì đi đứng nằm ngồi cũng đều thiền (hãy xem lại vài vị thiền sư Trung hoa trước khi ngộ)

Chữ tọa thiền có lẽ nên hiểu nghĩa là hành thiền chớ không phải ngồi thiền. Thiền Tông có nhiều pháp tu để đưa đến kiến tính trực chỉ nhân tâm, như trực chỉ chân tâm của các thiền sư ngày xưa. Đến thời Tống phương pháp này bị mai một thay vào đó là pháp tham công án càng ngày càng được phổ biến bởi tông lâm tế và tông vân môn.Tông Quy Ngưỡng chuyên dùng trực chỉ chân tâm để khai ngộ cho đệ tử bị thất truyền. Lúc này có thiền sư hoằng tri chính giác dạy thiền mặc chiếu(tọa thiền) và thiền sư đại huệ đông cảo dạy tham công án, về sau tọa thiền trở thành pháp tu chính của tông tào động và nó bị mai một dần ở trung quốc, nhưng đượcc truyền sang nhật bởi thiền sư đạo nguyên ( được gọi là shikantaze: chỉ quán đã tọa) còn thiền sư thủy nguyệt là sơ tổ tông tào động việt nam cũng ngộ đạo thông qua tọa thiền. tông lâm tế dạy tham công án khán thoại đầu sau này trở nên phổ biết trong thiền và được ứng dụng tu thiền rộng rãi. Từ đó nói lên thiền có 2 pháp tu chính: tham công án khán thoại và tọa thiền. Nam Mô Chư Thiền Tổ Đông Độ! Thiền Tổ Sư (thảo luận) 14:47, ngày 25 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Làng Đậu 12:37, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ ghi những gì nằm trên giấy mực không thể biện bác được thôi. Còn nếu diễn ý cấp 2, 3 thì cái đó e gây tranh cãi. Anh đọc thử bài Thiền và những mục từ tương ưng, sau đó sẽ có một khái niệm chung của những chữ Toạ thiền, Chỉ quản đả toạ, Thiền.
Về cách viết bài: Anh chắc cũng dư biết là ngay trong những bài kinh Đại thừa, trong những Ngữ lục cũng có những lời nói mâu thuẫn, thậm chí phản bác nhau (cuối các bài kinh Đại thừa, kinh nào cũng nói kinh này mới là cứu cánh, nên hành trì theo, Ngữ lục thì bài bác cách hiểu kinh, cách hành thiền của những người khác). Thế nên, đi sâu vào một lối diễn giảng là bị thiên vị, phần này thì các vị dạy Thiền có thể trực tiếp chỉ cho Thiền sinh hoặc giảng rộng. Phần giảng rộng Toạ thiền sẽ được phản ánh trong tiểu sử của các vị Thiền sư, tôi sẽ cho lên sau. --Baodo 12:51, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Bởi vậy mới có tới 84000 pháp môn chứ ... Ai dại đem ra cãi là lọt bẩy của Lục tổ. Hoà thượng Chân Như hôm nay bị phản công dữ hè. "há miệng mắc quai ngậm bồ hòn thì đắng nghét". :-)++

Cấu trúc bài[sửa mã nguồn]

Tôi nhận thấy anh Baodo đã thay đổi gần như hoàn toàn bài viết này. Tôi ko rõ điều này có làm bài viết được đúng đắn và chính xác hơn về mặt Phật học hay ko, nhưng tôi thiết nghĩ anh cũng nên tham khảo những điểm mạnh của version cũ: 1) hình ảnh; 2) ngôn ngữ viết gần gũi, dễ hiểu (dung tục), quan điểm nhiều phía (trung lập); 3) cấu trúc và phân đoạn rõ ràng. Mong anh đem ánh sáng của nhà Phật ko chỉ đến với học giả Phật giáo mà tới cả những ng hiếu đọc khác. Vietbio 13:37, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Chỉ có phần hình ảnh tôi thú thật là không để ý, nhưng để nhờ anh Làng Đậu cho vào lại, vì tôi vụng về mặt này lắm (thx anh LĐ trước!). Còn các phần khác thì có nguyên nhân, tôi ghi đây: Nghệ thuật thiền (Thiền nghệ thuật), Thơ Thiền (Thiền thi), Ikebana, Trà đạo, Vườn thiền (Thiền viên) đã, hoặc sẽ có mục từ riêng. Phần tóm tắt các điểm trọng yếu của bài Thiền tông cũ tôi thấy có trục trặc,... nhưng mặc dù vậy, mục tóm lược vẫn là điểm hay. Nếu ai đọc bài thấy tóm lại ý được thì hãy giúp tôi phần này hoặc tôi sẽ cho vào sau. Về phần giữ lập trường trung dung: Tôi nghĩ đó là điều kiện tiên quyết mà một người ngành Buddhology (Buddhist Studies) tại châu Âu luôn phải đạt. Luôn luôn hoài nghi, chỉ dùng hoặc trích dẫn sau khi kiểm chứng. Dĩ nhiên, khi dịch từ bài gốc đã có phần diễn ý của người dịch, nhưng tôi sẽ cố gắng trung thực như có thể và ghi gốc bài dịch để những bậc cao minh sau này biết mà sửa.
Về việc viết văn... bớt khô và dễ hiểu hơn... tôi bó tay vì không biết làm sao. Thấy chỗ nào văn có thể làm dễ đọc hơn thì giúp tôi, chỉ mong là lưu ý đến văn cảnh và chỗ đứng của những mục từ. Tôi sẽ lần lược đưa các mục từ Phật học quan trọng vào Wiki, có lẽ trên 1500 mục. Những mục từ hiện có chỉ là bước đầu để định hướng và tổ chức. Thành thật cảm ơn những lời góp ý! --Baodo 14:27, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Với số lượng bài viết như hiện nay, tôi đề xuất các anh nên tạo 1 portal của Phật giáo tương tự như Wikipedia:Trang chính/Sinh học. Như vậy chúng ta có thêm Cổng tri thức Wikipedia về Phật giáo. Vietbio 14:40, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Việc phân chia bố cục cho từng bài thì Anh VietBio làm còn hay hơn tôi nhiều vả lại nhờ Anh VietBio làm cái cổng này giúp. Tôi sẽ lo phụ kiếm lại hình ảnh bỏ thêm vào. Các phần không dính với lý thuyết Phật học thuần tuý sẽ đuợc tách ta thành các bài mới ... Trong bài chỉ dùng link để chuyển sang nếu đọc giả muốn đọc thêm chi tiết (ý anh Baodo là muốn cô đọng phần Phật học cho dể tiến hành việc phân loại bài viết vì sắp tới cả ngàn bài mà để một bài mix với quá nhiều thông tin sẽ khó khăn hơn.

Anh hãy xem thêm thảo luận trong bài Thảo luận:Vô ngã để thấy sự phân lớp lang theo ý anh Baodo. Làng Đậu 14:54, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi hoan nghênh việc mở portal mới... nhưng: Kĩ thuật là cho tớ chạy nhé, chỉ "biết chê" thôi, không biết làm.

Về việc bố cục bài văn, anh Vietbio sửa bài Thiền tông OK. Tôi đắn đo, không muốn cho mục Nhị thập bát tổ vào (TĐ Phật Quang, Đinh Phúc Bảo, Trung Quốc Bách Khoa Toàn Thư-Phật giáo thiên có ghi hết). Nhưng nhân đây cho vào để có thêm mục từ.

Tôi đã góp ý phần cấu trúc bài. Phật Quang có trên 22.000 từ,... để tôi hết sức xem ghi được bao nhiêu mục từ. --Baodo 15:07, ngày 13 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Thiền Tông đời Trần[sửa mã nguồn]

Hiện tại Thiền Tông Việt Nam đang được khôi phục lại bởi Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Ngài đã khôi phục lại các thành tựu của Thiền Tông Việt Nam ở giai đoạn rực rỡ nhất, đó là đời nhà Trần.

Hiện nay thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt là thiền viện lớn nhất VN, cũng do Hòa Thượng Thích Thanh Từ sáng lập ra. Có thể tham khảo thêm tại trang www.thientongvietnam.huongsen.com

Có câu hỏi nhưng ko dám hỏi nay xin man phép hỏi tại đây .[sửa mã nguồn]

Theo su sách ghi lại Đức Phật dạy chúng ta " lấy giáo pháp làm thầy " Vị thầy Giáo Pháp ấy co điều gi kô biết ? vầy có cần thiết cần một vị tổ sau Đức Phầt kô ?

Đức Phật làm vậy để diệt cái " si , tham " của Ty` Khuu và Phật Tử. Do vậy vị tổ thứ 28 vi` sao lại có ????? Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma co cần thiết dạy võ kô ? Nhin vào lịch sử sẽ thấy người ta biết võ de giết người thì nhiều tự vệ thì ít. Vậy việc Bồ Đề Đạt Ma truyền bá Võ Thuầt có cần thiết kô ? Xin mao muoi co vai y kien mong các bạn bỏ wa đừng hiểu lầm tôi kô co ý xấu gi` đâu. babyboy85200005@yahoo.com ````

Nơi đây không phải là chỗ trả lời cầu hỏi và nó nên được dời vào bàn tham, khảo hay bạn có thể vào các diễn đàn Phật giáo để hỏi. Tuy nhiên, đứng trên hiểu biết cá nhân thì xin bàn vói bạn vài điều ngắn gọn: " lấy giáo pháp làm thầy " vấn đề là vì lúc đó đức Phật muốn tăng chúng (những người chưa ngộ được giáo pháp) đừng cố chấp vào thân thể hay xác thịt của đức Phật và nghĩ rằng sẽ không còn gì có thể giúp họ tu tiến được sau khi Phật nhập diệt; đồng thời chỉ ra truờng hợp không thể tìm đựoc minh sư thì vẩn có thể dựa vào Pháp đã được giảng ra để tìm lối (chứ không phải phủ nhận minh sư -- vì theo Thích Ca trước khi ra đời và sau khi nhập diệt có đến vô số vị Phật khác những vi này dĩ nhiên đều có thể làm Minh sư không khác chi Thích Ca). Vị thầy Giáo Pháp ấy co điều gi kô biết ? Trong Phật giáo, mục tiêu tối thượng không phải là biết hay không biết mà là làm sao thoát khỏi "khổ" Cái biết hay không chỉ là giới hạn trong tri kiến chấp sắc và chấp tướng sẽ không đem lại giải thoát (Pháp còn phải xã bỏ hà huống phi pháp!) Vấn đề Tổ Đat Ma có dạy võ hay không và dạy như thế nào bạn có thể phải tìm cho đến tận nguồn. Việc tập võ chỉ nhằm giữ gìn sức khỏe nó hoàn toàn không có tính ép buộc! Bây giờ bạn cho rằng dùng võ để tấn công người là tùy theo "Tâm" của bạn vậy. Cùng 1 chiếc máy bay nguời thì dùng để chở hành khách tới nơi họ muốn; nhưng cũng có thể biến nó thành "oanh tạc cơ" để dội bom giết người. Ai bảo là một phát minh nên xài vào chỗ nào ? Vã lại, xét về mặt lịch sử, thầy Đạt Ma là người Ấn Độ vào lúc mà đạo Phật tại đây đã bắt đầu bị mất dần ảnh hưởng (xem Lịch sử Phật giáo). Sau đó, đạo Hồi đã tấn công lấn chiếm Ấn độ và sau này tiến hành tiêu diệt các nhóm khác bằng võ lực. Trong đó, Tăng doàn Phật giáo gần như đã bị tiêu diệt (việc họ đánh chiêm và phá hủy 2 trung tâm lớn nhất của Phật giáo thời đó trong đó Đại Học Phật giáo Alanda đã bị họ giết toàn bộ mấy ngàn sư sãi ... nhưng bạn có tìm thấy bằng chứng có ai trong giới Phật tử cao tăng này dùng võ công để "giết lại người Hồi giáo" hay không ? Ngoại trừ thầy Đạt Ma, có thể đã biết trước sự suy tàn Phật giáo tại Ấn, vốn phải có một sức khỏe và võ công đủ mạnh để nhằm mang Phật giáo sang Trung Hoa tìm truyền nhân mà tiếp tục không để cho Phật giáo thất truyền trong loài người. Bạn có nghĩ rằng không có võ thì làm sao ông Đạt Ma đi nổi từ Ấn Độ xuyên qua dãy Hymalaya nhiều nước để đến nổi Trung Hoa ? Tôi chỉ nêu phần suy nghĩ của tôi nhưng hãy nhớ cho rằng -- tất cả những thứ này chỉ là pháp bên ngoài không phải là thứ người Phật tử cần quá chú trọng tới. Cái chính là hãy tự mình thực hành kiên trì cho tới khi bạn nhận được trí huệ thì tốt hơn. Chúc may mắn. (15.235.153.107 17:01, 16 tháng 10 2006 (UTC))


Xin lỗi vì đã vẫn viết vào đây mà kô biết nhắn tin cho bạn cách nào mà thảo luân ở đâu nũa . Thành thật xin lỗi . Câu trả lời của bạn khá hay nhưng tôi vẫn còn chưa hết thắc mắc . Trong quá khứ đều có các vị Phật trước Đưc Bổn Sư của chúng ta . Họ cũng là các Đưc Bổn Sư vậy , vì họ cũng tự ngộ kô thầy chỉ dạy nên đó cũng la nhưng vị Phật tổ . Nhưng đến vi Phật Thich Ca chúng ta thọ hưởng giáo pháp của ngài vậy có cần một vi tổ kô .

Trước Thích Ca ở Trái đất cũng đã có nhưng những vị bích chi Phật này không mở rộng giáo hóa do đó số "Phật tử" đi đúng không nhiều vì thiếu nguời thầy.

Nếu có theo tôi kô co ích lợi bằng tất cả chu tăng , giáo pháp Đưc Phật đã chỉ đầy đũ trong kinh ( Pháp) kô hiểu ta hoi chư tăng ( tăng ) .

Việc này so sánh được với việc đi học không có thầy giảng và/hay không có bạn học! Xm thử đi học chỉ với những cuốn sách; hơn nữa, sách đã ưu truyền từ thờoi không có chữ viết cho đến nay nó đã được chép và dịch/giảng thuật lại không biết bao nhiêu. Liệu bạn có đủ sức 1 mình để đọc và hiểu kinh nguyên thủy bằng Phạn ngữ không ? (chưa kể các loại kinh đó còn tùy theo căn cơ của bạn nữa! Tôi không hiểu bộ tổ không phải là tăng chúng hay sao? Cũng tùy tâm bạn mà ra thôi.

Điều kô ich lợi của Tổ đó là làm tăng chúng cũng như chư Phật tử " si " vay kô ích lợi ma còn có hại . Trong Phật Giáo ko quan trọng bàng biết hay kô biet sao ???? thiết nghĩ biết cần thiết hay kô can thiết đó moi đày đũ câu hỏi của tôi tuy kô cần thiết thật nhưng đó la nghi vấn dựa trên Minh Sát( xem xet hieu ro ko vi tin nguoi khac chi dẫn hoặc tin vào điều gì đó) . Nếu kô Minh Sát tất nhiên sẽ phạm vào ta kiến . Vi' như lam một việc gi đó ta cứ làm đại mà kô Minh Sát thì làm đến chừng nào mới xong được . Vậy tu Phật phải có 2 pháp đó là Phap Học và Pháp Hành .

C`ung đi học người đỗ tú tài người rớt đến nổi tự vận đâu phải tất cả do thầy. Bạn có hiểu nguyên do của việc "hành cước" không? vị thầy cho dù giỏi bằng trời mà không khế hợp với trình độ thì cũng nên bỏ đi mà tìm thầy khác. Do vậy, nhiều thiền sư trước khi ngộ đã phải lăn lội không biết bao nhiêu dặm đường để tìm 1 tầy khế hợp chỉ dẫn thêm. Số người tự ngộ không có đại sư ,mà chỉ dựa vào kinh giảng thì rất ít (như Lục tổ) còn lại đều cần sự hướng dẫn về kinh nghiệm thực hành và hiểu về giáo pháp. Vấn đề tà kiến ? Phật vốn không tà không chân ... người thầy chỉ mượn lời mô tả nên tất cả các lời giảng ngay cả lời ca Thích Ca đều tùy theo duyên cơ của từng cá nhân mà lĩnh hội. Nếu không tất cả đều chỉ là một mớ hỗn độn khác chi tà kiến?

Vào thơi Đức Phật co Đại Đưc Muc Kiều Liên ngai đã bị giết do quả của nghiệp quá khứ đó la ngài đã giết cha điều này nói lên ngay cả Bậc đã Đắc Quả vẫn phải thọ nghiệp trọng yếu là vậy( còn rất nhiều ví dụ khác nua ) . Do vậy ta gọi Đức Phật la Bậc Toàn Giác ( biết tất cả ) chứ kô la một Bậc Toàn Năng là vậy . Xét cho cùng nhu vậy co thật cần thiết để học võ kô . Khi ta cầm khí giới sẽ phát tâm kô trong sạch tất nhien sẽ tạo nghiệp ác và tất nhiên thọ lãnh quả kô tốt . Nếu người ta cầm khí giới mà kô phát tâm " sân " điều này tôi và anh điêu thấy là kô hợp lý rồi . Vậy rõ ràng nếu cần để tự vệ hay là tập thể dục thi chỉ cần dạy Lãng Ba Di Bộ va` Thái Cực Dưỡng Sinh là qua' dư thừa roi. Trân trọng đưa ý kiến.

Cái này bạn đang giảng đạo vậy ! Nhưng tiếc 1 điều là nên tránh lập luận nhiều quá bởi vì nếu lập luận mà thành đạo được thì các nhà toán học đều thành Phật hết rồi. Không khế hợp để học võ thì tôi không học, không hợp với lối tu Nguyên Thủy thì không tu kiểu đó ... ai cấm? Từ khi Tổ Đạt Ma tới nay có bao nhiêu thiền sự học võ nhỉ? Thê' cho là học võ thì tạo nghiệp xấu sao? Chính cái ý nghĩ phân biệt mới tạo nghiệp đó. Bạn chỉ cần nhất tay gõ vào đây 1 chữ là tạo nghiệp rồi. Nghiệp thì cho đến bồ tát vẩn có. Sao tâm mãi vuớng víu vào những khúc chiết của quá khứ vị lai hiện tại mà không ráng đi tìm cho mình một pháp môn khế hợp mà nổ lực thực hành tìm chân lý. Cứ lòng vòng trong giới hạn của lập luận tranh biện khác chi ... tui cải với bạn "cờ động hay phướng động" cũng chả đem lại chân lý cho cả hai.
Lời cuối: hy vọng bạn luôn hành trì lời dạy trong kinh "bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ hương, vị, xúc, pháp sinh tâm". Có lẽ sự hiểu biết hạn hẹp này của tôi đã cạn. Vì không phải là thiền sư nên những lời này xem như không có giá trị đi nhé. Chúc may mắn (15.235.153.101 14:20, 17 tháng 10 2006 (UTC))

Cho tui xen vào với:"Cần vị tổ hay không?"->"con gà và cái trứng cái nào có trước, cái nào có sau?". Hãy nuôi lớn con gà! thảo luận quên ký tên này là của 203.162.41.166 (thảo luận • đóng góp).

Xin tìm giúp câu này[sửa mã nguồn]

Trong chú thích số 35, bài Mỹ học Kawabata Yasunari đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6/2006, tôi viết: Tôi không nhớ rõ đã đọc trong cuốn sách luận về Thiền nào nhận định: ”Thiền nằm trong ba cội nguồn chính: tri (知) của Ấn Độ, hành (行) của Trung Hoa và tình (情) của Nhật Bản”. Có lẽ một số nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiếp biến định thức này trên phương diện văn hóa học khi cho rằng văn hóa Ấn Độ thiên về tư duy thần bí, văn hóa Trung Hoa thiên về thực nghiệm, còn văn hóa Nhật Bản thiên về tình cảm và cái đẹp. Tuy nhiên, đến giờ tôi vẫn chưa tìm ra câu này ở đâu và nhận định của ai. Nếu bạn nào biết vui lòng đưa thông tin lên thảo luận này. Xin trân trọng cảm ơn!Khương Việt Hà 17:33, ngày 21 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

tông?Tông?[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ chữ T phải viết hoa--mylov3 (thảo luận) 11:31, ngày 8 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không, "Thiền tông" có nghĩa là "tông phái có tên là Thiền". Chữ "tông" nghĩa là "tông phái" và không phải là một phần của tên nên không viết hoa. Tmct (thảo luận) 22:35, ngày 8 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

"Giáo ngoại biệt truyền"[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ tại sao dịch "giáo ngoại biệt truyền" thành "truyền những gì ngoài giáo lý", mà không phải dịch là "đừng truyền những gì ngoài giáo lý" (giáo ngoại --> những gì ngoài giáo lý; biệt truyền --> đừng truyền) tri_nt 222.252.8.108 (thảo luận)

Thiền tông đả phá mọi kinh sách, coi đó chỉ là vật chết, còn cái cần truyền đạt là vật sống thì sách vở (vật chết) nào cũng không viết được cho đầy đủ. Dịch như trong bài là đúng ý đó. Tuanminh01 (thảo luận) 08:13, ngày 23 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài viết[sửa mã nguồn]

Bài viết tôi thấy, 1 cảm giác như đưa các yếu tố Trung Quốc là chủ đạo vào bài ??? Rõ ràng nó nổi tiếng ở tầm thế giới, xuất phát từ Ấn độ, hay nổi tiếng ở Nhật, sao lại tuyên truyền nó phát triển ở TQ nhỉ ?

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:31, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

How is Zen Buddhism different to Buddhism?
It originated in China and later spread to Japan, Korea and Vietnam. Zen Buddhism differs from traditional Buddhism in several ways. First, Zen Buddhists do not believe in reincarnation. Second, they do not worship the Buddha or other deities. – 63.157.97.218 (thảo luận) 21:14, ngày 3 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]