Thảo luận:Trí tuệ nhân tạo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Lưu ý: Tôi không rõ lắm về các thuật ngữ tiếng Việt của ngành máy tính, cho nên nếu có viết sai từ này, xin sửa hộ. Nguyễn Hữu Dụng 22:16, 15 tháng 7 2005 (UTC)

Thông minh nhân tạo[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ là tên bài này nên là "Trí thông minh nhân tạo" để phản ảnh "intelligence". Tôi biết là "Trí tuệ nhân tạo" rất phổ biến và, do đó, không đề nghị bỏ cụm từ đó. Mekong Bluesman 22:45, ngày 28 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tên bài nên là "Thông minh nhân tạo". Avia (thảo luận) 02:55, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi tán thành "Thông minh nhân tạo" vì gọn và đúng (Tàu & Nhật dùng "Trí năng" cũng rất chính xác).--Baodo 03:04, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
"Thông minh nhân tạo" còn hay hơn cái tôi đề nghị. Tôi đồng ý. Mekong Bluesman 07:18, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Trí tuệ nhân tạolà từ được dùng phổ biến nhất nhưng dường như chưa chính xác về mặt ngữ nghĩa. Tôi nhớ có đọc một số bài báo của ông gì Tuấn Việt kiều ở Pháp, có tham khảo thêm ông Hồ Tú Bảo ở Nhật, đưa ra cụm từ Trí năng hay Trí khôn nhân tạo gì đó, để tôi về tìm lại xem sao.210.86.225.145 11:06, ngày 29 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Có ý kiến đi cũng phải có ý kiến lại. Theo tôi, trí tuệ nhân tạo là danh từ chỉ "vật chất"; còn "thông minh nhân tạo" là danh từ chỉ "hành động" của trí tuệ nhân tạo.

Mặt khác, về bản chất, người ta mong muốn tạo ra được trí tuệ nhân tạo, mà nhiệm vụ của nó là có thể suy nghĩ như cách mà bộ não hoạt động; tức là khả năng "thông minh nhân tạo" hay có "trí năng" vậy.

Còn trí khôn hay thông minh thì cũng tương tự (hoặc mình không phân biệt được).

Do vậy, hai danh từ này đều có thể sử dụng được. Việc lựa chọn từ không có nghĩa là dịch 1-1 một từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà là sự chuyển tải ngữ nghĩa; kết hợp với thói quen sử dụng từ của người nghe, người viết, nên hoàn toàn có thể chấp nhận một danh từ không hoàn toàn đồng nhất với tiếng nước ngoài.

Nguyennghia nh (thảo luận) 14:18, ngày 27 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi hỏi Baodo ngoài đề ... vì artificial intelligence là "thông minh nhân tạo" đã làm tôi nghĩ là robotics có thể dịch hay hơn là "khả năng nhân tạo". Baodo nghĩ sao? Mekong Bluesman 07:18, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Lần này ông Mekong Bluesman ra đề dễ quá!! Robot dịch thuần Việt là "người máy", Hán-Việt là "Cơ khí nhân". Khi dịch robotics thì chuyển "người máy" thành hình dung từ, như "Khoa học người máy",... hoặc Hán-Việt thì "Cơ khí nhân học". Thuật ngữ "khả năng" trong "Khả năng nhân tạo" hình như sai đề; nó chỉ đơn thuần là capability (có thể bị lầm với faculty thuộc tâm lí, thậm chí lầm với possibility) thôi. --Baodo 10:10, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Robot dịch thuần Việt là "người máy"
Theo tôi, hiện nay dịch như thế thực ra là chưa ổn. Ngày xưa, phần lớn robot được chế tạo mô phỏng theo hình dáng/chức năng của con người. Nhưng gần đây robot phỏng theo con người chỉ còn là một trong các loại robot.
Người ta còn làm nhiều robot phỏng theo các con vật khác, chẳng hạn con thì trong như con nhện có tám chân, di chuyển theo kiểu động vật chân khớp, hoặc chẳng mô phỏng con gì, chẳng hạn có con robot trong như cái xe đồ chơi nhỏ với nhiệm vụ thám hiểm các vùng nguy hiểm (quân sự).
Tôi thấy gọi những thứ đó là người máy có vẻ không ổn ở chữ người, vì ngoài các tính năng tự động, nó chẳng có vẻ gì "người".
Tất nhiên, trừ khi cả làng thống nhất là từ "người máy" không nhất thiết phải có nghĩa "có gì đó giống người".
(Tmct 12:52, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC))[trả lời]
Tôi chỉ ghi thêm thông tin, chữ robot có lẽ đã được Việt hóa từ hơn nữa thế kỉ (trong các tờ báo khoa học phổ thông trong Nam của thời kì thập niên 1960 và được viết là rô bô (nó được dùng như chữ "xà phòng" vâỵ) tôi may mắn là người thừa hưởng các tờ báo đó nên biết chữ này ... có một số nơi dùng là "người máy" vì các nổ lực đầu tiên thường là mô phỏng người và chức năng của người (và ngày xưa ngành robotics chỉ mới được xem là bộ phận của ngành cybernetics (điều khiển học). Dĩ nhiên, ngôn ngữ nó "di chuyển" nên có thể ngày nay ít người dùng chữ "rô bô" . Do vậy thời đó, chữ robotics đã được dịch thành "rô bô học". Tuy nhiên, LĐ không bảo thủ chữ "rô bô" nghĩa là tùy các bạn nghĩ xem chữ nào hợp lí nhất mà dùng. Nếu dùng cách dịch "chết" từ các chữ có nguồn gốc Trung Hoa thì là chữ "người máy" nhưng khi đó các người máy sẽ bị trở nên khó hiểu vì có nhiều dạng máy trong các máy tự động, tay máy, thiết bị tự động cũng được dùng trong Anh ngữ là các robot.
  • Chữ "rô bô" trên google lọc ra có ít nhất 713 trang
  • Chữ "người máy" dominate vói số trang hit 19,000
(dùng lọc kiểu: "rô bô" ("điện" OR "thiết bị") so sánh với "người máy" ("điện" OR "thiết bị")

Tôi muốn nói rõ là tôi không muốn làm nơi này thành nơi thảo luận về "rô bô" và "người máy", tôi chỉ muốn hỏi thêm Baodo (có lẽ tôi nên hỏi trong trang cá nhân của Baodo). Nơi tốt nhất để thảo luận về "rô bô" và "người máy" là bài Người máy hay bài Rô bô. Mekong Bluesman 20:34, ngày 01 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]