Thảo luận:Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguồn gốc[sửa mã nguồn]

Bổ xung thông tin: Ngày 1/4/1956 là ngày thành lập trường đào tạo ngành hàng hải đầu tiên ở Việt Nam, khi này trường chưa có hệ đào tạo đại học, chỉ đào tạo sơ /trung cấp hàng hải. Năm 1969 chiêu sinh khóa đại học đầu tiên gồm 3 lớp: Điều khiển, Máy sử dụng, Điện sử dụng, nhưng đào tạo tại trường Đại học Giao thông đường thủy Hải Phòng (với tên gọi là Khoa Hàng hải thuộc Đại học Giao thông đường thủy Hải Phòng). Năm 1974 tách Khoa Hàng hải của Đại học Giao thông đường thuỷ sát nhập vào trường Trung cấp Hàng hải và đào tạo cả hai hệ trung cấp và đại học. Từ đây mới chính thức có tên (đổi tên) là Đại học Hàng hải Hải Phòng, và về sau chuyên đào tạo hệ đại học như hiện nay. Hung oanh (thảo luận) 05:22, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nội dung để trộn (từ bài vimaru):

  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1956.
  • Trụ sở chính: 484 - Lạch Tray - Hải Phòng.

Vài nét sơ lược[sửa mã nguồn]

Trường Đại học Hàng hải tự hào là cái nôi đào tạo ra những Thuyền trưởng, Máy trưởng, Điện trưởng, Sỹ quan Hàng hải giỏi chuyên môn, tác phong công nghiệp, đã và đang tiếp nhận và vận hành những con tàu hiện đại, siêu lớn đi khắp năm châu bốn biển, đem trí tuệ và nghị lực Việt Nam đến với bè bạn trên thế giới. Từ nơi đây hàng chục nghìn kỹ sư, cán bộ đã tốt nghiệp thuộc các chuyên ngành đào tạo khác của Nhà trường như Kinh tế Vận tải biển, Xây dựng công trình thuỷ, Công nghệ thông tin... đang công tác trên mọi miền đất nước, đóng góp công sức và trí tuệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và ngành hàng hải đất nước nói riêng.

Qua quá trình xây dựng và trưởng thành, được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ngành của Trung ương, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải, lãnh đạo Thành phố và sự ưu ái của nhân dân Hải Phòng, thầy và trò Nhà trường đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển ngành Hàng hải quốc gia đồng thời vững bước hội nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực Hàng hải. Dưới mái trường thân thương này, lớp lớp các thế hệ giáo viên và sinh viên đã cần cù học tập, tiếp thu trí tuệ, hun đúc tâm hồn, khí phách của dân tộc Việt Nam, được rèn luyện nhân cách, được học làm người. Nhiều người trở thành những nhà chính trị, những cán bộ ưu tú của Đảng và Nhà nước, những nhà Khoa học, nhà quân sự, những kỹ sư, Hàng hải tài năng đem lá cờ của Tổ quốc: Vượt đại dương đến với bè bạn năm châu, họ đã góp phần làm rạng rỡ lịch sử Nhà trường, làm đẹp cho thành phố Hải Phòng, thành phố Hoa phượng đỏ "Trung dũng, quyết thắng" của chúng ta.

Bước sang thiên niên kỷ mới với một truyền thống và nỗ lực đáng tự hào. Hơn 18 nghìn Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ từ giảng đường Đại học Hàng hải tỏa về hầu khắp các ngành kinh tế công nghiệp, khoa học công nghiệp, phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.Hiện nay Trường có hơn 1000 cán bộ, CNV; trong đó có 450 cán bộ giảng dạy với 01 NGND, 18 NGƯT, 02 GS và 08 PGS 48 Tiến sĩ 250 Thạc sĩ. Nhiều người trong số họ là những Thuyền trưởng, Máy trưởng sĩ quan Hàng hải có uy tín ở trong và nước ngoài. Với đội ngũ CBGD như vậy, công tác NCKH công nghệ triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống luôn là thế mạnh của Nhà trường. Đại học Hàng hải hiện có 30 phòng thí nghiệm, thực hành mô phỏng các loại, Viện khoa học công nghệ và các Trung tâm nghiên cứu triển khai nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp thành phố mang dấu ấn tài năng, trí tuệ và tâm huyết của các thế hệ thầy và trò Trường ĐHHH in lên các công trình kinh tế kỹ thuật của ngành.

Chức năng nhiệm vụ[sửa mã nguồn]

  1. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành Hàng Hải, Kinh tế, Công nghệ thông tin, ...
  2. Nghiên cứu, triển khai các ứng dụng, kỹ thuật Hàng hải

Các ngành đào tạo[sửa mã nguồn]

  1. Điều khiển tàu biển
  2. Máy tàu biển
  3. Điện, điện tử
  4. Cơ khí
  5. Công trình thủy
  6. Kinh tế biển
  7. Công nghệ thông tin

Các phòng ban chức năng[sửa mã nguồn]

  1. Phòng tổ chức
  2. Phòng hành chính tổng hợp
  3. Phòng đào tạo
  4. Phòng quan hệ quốc tế
  5. Phòng nghiên cứu khoa học
  6. Phòng thiết bị

neo tàu hoạt động ra sao?[sửa mã nguồn]

Tôi tên Dũng. Địa chỉ email : dungbph@yahoo.com.vn . Tôi có một thắc mắc muốn hỏi là : "nguyên lý hoạt động của neo tàu như thế nào". Xin qúy đơn vị giải thích dùm (vì tô thật sự muốn biết, mà không tìm được lời giải thích ở trên google). Cảm ơn!

me truong` hang hai ko bit" lay" diem cao hay thap" nua~