Thảo luận:Trần Minh Tông

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Người Nam Định[sửa mã nguồn]

Không biết căn cứ thông tin nào trong bài hiện tại mà lại xếp ông vào thể loại người Nam Định? Lưu Ly 14:15, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chẳng phải bố của (bố của)* ông ấy quê ở đó? Tmct 14:22, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Vậy là bố của (bố của)* một người quê ở đó thì người đó quê ở đó?!
Xem một cái thảo luận nè: Wikipedia:Bàn tham khảo/Quê quán. Lưu Ly 14:26, ngày 29 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cái nè mới hơn nè Thảo luận Thể loại:Người Việt theo tỉnh, lại có cả biểu quyết nữa nè. Tmct 10:00, ngày 30 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy cái phần mang tiêu đề ""Tiểu sử" của bài này giống một cái phàn phụ của các bài Cyrus Đại ĐếDarius I của Ba Tư, tôi sửa cho tên nó giống tên phần phụ của các bài vua Ba Tư nêu trên.Ti2008 (thảo luận) 02:41, ngày 16 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thái tử Vượng là con trưởng hay con thứ của ông?Ti2008 (thảo luận) 02:55, ngày 29 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thái tử Vượng là con trai đầu lòng của Minh Tông, nhưng do mẹ đẻ (Anh Tư nguyên phi) không phải chính cung (Lê Thánh hoàng hậu) nên sử vẫn chép là con thứ. Meotrangden (thảo luận) 09:45, ngày 6 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Anh Tư Nguyên phi và Hiến Từ Hoàng hậu là chị em cùng mẹ khác cha?[sửa mã nguồn]

Đây là thông tin ra Eruruu đưa ra. Tôi đọc lại vài lần Đại Việt sử ký toàn thư vài lần, chỉ ghi xuất thân của Anh Tư Nguyên phi là con gái của 1 viên quan nhỏ họ Lê, người Giáp Sơn Thanh Hóa, không đề cập gì đến mẹ của bà này. Nếu đúng 2 bà Hiến Từ và Anh Tư là chị em khác thì đây là một tin thuộc dạng hot theo cách nói thời nay, không lý nào toàn thư lại bỏ sót.

Theo lệ nhà Trần, chính thất của các Hoàng tử hầu hết là con gái nội tộc. Như trường hợp bà Gia Từ Hoàng hậu họ Lê của Duệ Tông, toàn thư nhấn mạnh rất rõ xuất thân ngoại tộc của bà này. Bản thân Trần Quốc Chẩn luôn lấy lý do Hiến Tông chỉ là con thứ (con vợ lẽ) để ngăn cản việc sách phong Thái tử thì khó có khả năng ông này đem con gái của 1 hầu thiếp họ Nguyễn như Erurru nói, lại từng là vợ người khác bị ông cướp về, làm Hoàng hậu của Minh Tông. Nếu đây là sự thật thì chính bản thân bà Hiến Từ khó có khả năng trở thành Hoàng hậu trước các ứng viên là các Công chúa dòng chính khác. Nếu Erurru có tài liệu gì chứng minh thì mời dẫn nguồn.
"Nghệ Tông hoàng đế....Tên húy là Phủ, con thứ ba của Minh Tông. Mẹ đích là Hiến Từ Tuyên Thánh thái hoàng thái hậu, mẹ đẻ là thứ phi họ Lê của Minh Tông, em gái cùng mẹ với Hiến Từ, do con gái của Nguyễn Thánh Huấn lấy một người họ lê sinh ra" , Toàn Thư ghi rõ ràng thế -__-.Eruruu (thảo luận) 04:45, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Về cái thụy hiệu Minh Từ Quý phi, Đôn Từ Quý phi của Erurru, toàn thư ghi 2 bà :"...Nghệ Tông, mẹ đích là Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng thái hậu, mẹ sinh là Minh Từ Hoàng thái phi...", "...Duệ Tông, tôn mẹ sinh là Đôn Từ Hoàng thái phi..." . Theo như toàn thư viết thì đây là thụy hiệu chính thức của 2 bà. Căn cứ vào toàn thư , chưa từng có phi tần nào trong nội cung nhà Trần được phong Quý phi. Nếu theo cách suy luận của Eruruu thì hiệu của bà Minh Từ phải là Minh Từ Nguyên phi, của bà Đôn Từ phải là Đôn Từ Thần phi bởi đây là danh hiệu cao nhất trên danh nghĩa 2 bà được phong (hoặc truy phong) với tư các là phi tần của Minh Tông. Bản thân cả Nguyên phi, Thần phi đều cao hơn Quý phi (nhà Trần theo lệ nhà Lý, dẫn chứng về tước phong của bà Ỷ Lan và hậu cung của Lý Anh Tông), nếu quy thụy hiệu về Quý phi chả khác gì bị giáng cấp.Giángđàoliễuchi (thảo luận) 17:58, ngày 27 tháng 6 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nguyên phi là cách gọi chung chung từ trước đến giờ chỉ Hàng phi tần cao nhất, đứng đầu chúng phi hoặc cách gọi khác của Chánh phi, vợ chánh của Hoàng tử có tước Vương cũng gọi được như vậy, cơ bản tớ thấy không logic khi giữ cái phong hiệu này ngang như các Quý phi, Huệ phi, Đức phi, Thục phi được. Eruruu (thảo luận) 04:46, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Về cái kia, Quý phi trước giờ là cao nhất rồi, đến Nguyễn còn "Hoàng quý phi"; rồi nhà Tống, nhà Minh đương thời đều coi Thần phi sau Quý phi, vì thế quay về Quý phi vẫn đúng.Eruruu (thảo luận) 04:45, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Về tranh chấp giữa Giángđàoliễuchi và Eruruu[sửa mã nguồn]

Xem qua phiên bản của 2 bạn đã hồi sửa của nhau và phiên bản hiện tại, tôi thấy bài có mấy vấn đề:

  1. Về danh hiệu các bà hậu, phi, công chúa: Đề nghị các bạn dẫn nguồn chính xác để kiểm chứng vì các danh hiệu quá nhiều
  2. Về cách gọi các vua, nên dùng tên gọi ngắn gọn và quen thuộc, như Trần Anh Tông, không nên dùng những tên dài dòng và xa lạ như Anh Tông Nhân Hiếu Hoàng đế, gây cảm giác đọc tác phẩm của sử quan đời xưa.
  3. Bài viết nên tập trung vào nhân vật chính, tránh nói quá nhiều về người thân: phiên bản hiện nay nói quá nhiều về cuộc đời những người thân của vua Minh Tông, trong khi các bạn hoàn toàn có thể tạo bài riêng về những người này (trong số đó, Hiến Từ Thái hậu đã có bài). Những thông tin về người thân chỉ nên mỗi người 1-2 dòng, ai muốn biết chi tiết thì bấm xem bài riêng. Với quan điểm này để tránh bài nặng và lệch lạc, tôi trả về phiên bản cũ trước khi Giángđàoliễuchi thêm thắt (nếu bạn muốn thay đổi danh hiệu, hãy dẫn nguồn; còn thông tin nhiều hơn về người thân của vua thì không đưa vào)
  4. Tôi chưa đọc hết, nhưng bài có những đoạn xưng tụng như "Anh Minh thịnh thế", không rõ do sử gia nào nói đến, cũng đề nghị dẫn nguồn cho những chỗ như vậy.--Trungda (thảo luận) 12:11, ngày 1 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Đối với sửa đổi của Eruruu cũng có mấy vấn đề:
  1. Một số đoạn copy nguyên trong Đại Việt sử ký toàn thư (giết Bảo uy hầu)
  2. Có những tình tiết vặt vãnh, như vua khóc thương con
  3. Vài đoạn lạc đề, đi vào việc người khác làm (Trâu Canh chữa bệnh, Nguyễn Trung Ngạn định sổ sách...)

Vì vậy, tôi tạm trả về phiên bản lúc 14:15, ngày 15 tháng 3 năm 2015. Các bạn sửa đổi đề nghị dẫn nguồn và thảo luận để tránh tranh chấp, hồi sửa.--Trungda (thảo luận) 12:29, ngày 1 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Về cách gọi các vua, nên dùng tên gọi ngắn gọn và quen thuộc, như Trần Anh Tông, không nên dùng những tên dài dòng và xa lạ như Anh Tông Nhân Hiếu Hoàng đế, gây cảm giác đọc tác phẩm của sử quan đời xưa, có sao đâu ạ, tăng thêm tính trịnh trọng cho văn bản, em thấy cần thiết vì tăng không khí cao quý cho từng phong hiệu, hơn nữa đây lại là tiên đế của vị hoàng đế đang viết đến. Tuy vậy cũng chỉ nhắc đến 2-3 lần là cao, nên cũng không gây ảnh hưởng gì về việc đọc dài '_'. Eruruu (thảo luận) 04:48, ngày 3 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Về mối liên quan của vua Minh Tông đối với bài thơ Nam quốc sơn hà[sửa mã nguồn]

Đoạn nói về mối liên quan này khá dài, nhưng nguồn duy nhất là bài viết của Nguyễn Thị Oanh lại chỉ xác định thời điểm ra đời sách Việt điện u linh tập vào năm 1329 là lúc Minh Tông làm thượng hoàng mà không hề khẳng định vai trò của Minh Tông trong việc phổ biến bài thơ, đại loại như "Minh Tông lệnh cho Lý Tế Xuyên đưa bài thơ đó vào sách để phổ cập". Việc gán cho Minh Tông vai trò phổ cập Nam quốc sơn hà là quá gượng ép, thiếu căn cứ vì nguồn duy nhất không hề nói.--Trungda (thảo luận) 17:41, ngày 1 tháng 7 năm 2015 (UTC)[trả lời]