Thảo luận:Triết học

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Triết lý???[sửa mã nguồn]

Xin hỏi từ triết lý trong bài này dịch từ từ nào? Khi đọc đoạn so sánh giữa triết họctriết lý, tôi không hiểu vì có vẻ như từ triết lý ở đây không giống nghĩa với từ triết lý mà tôi vẫn biết. Xin cảm ơn. (Tmct 23:51, ngày 03 tháng 2 năm 2006 (UTC))[trả lời]

"..Triết lý cũng tương tự như triết học về mục đích và phương pháp nhưng triết lý không hoàn thiện như triết học." Bạn nói đến đoạn này? Nó sai thật! Nhưng bài này không dễ viết. Dịch suông từ bản Anh hoặc Đức cũng còn khó. --Baodo 00:00, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Baodo viết "Nhưng bài này không dễ viết". That's an understatement! (Baodo dịch giúp tôi.) Về lãnh vực này tôi đã có một câu mà tôi dùng từ lâu và nó là "I don't philosophize, I live." (Baodo dịch giúp tôi.) Bây giờ mà mở ra một thảo luận về phylosophy thì ... Mekong Bluesman 08:44, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo thiển ý thì triết lý là phương pháp (lý luận về triết); triết học là ngành nghiên cứu, học hỏi về triết. Còn triết lý ba xu như dân ta thường ghẹo người hay cãi lý lại là chuyện khác..:-)!!!! (chính tôi đây có lẽ đang triết lý ba xu đấy...:-)) CXK 12:46, ngày 30 tháng 3 năm 2006 (UTC)

Theo tôi Triết lý là sự diễn đạt tình yêu sự thông thái về bản thể luận và nhận thức luận. Thí dụ: Con người là sản phẩm do tạo hóa sinh ra và con người cũng nhận thức được rằng họ có quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc...Từ quyền sống và mưu cầu hạnh phúc cho mình, con người nhận thức người khác cũng có những mưu cầu như chính mình vậy, từ đó xã hội loài người hình thành. Như vậy tổ chức xã hội là phương pháp thuộc về nhận thức luận phù hợp với sự phát triển của bản thể tự nhiên(phù hợp ước muốn của đa số và mang tính phổ quát)ngày nay tính phổ quát không còn giới hạn trong từng phạm vi khu vực và các quốc gia riêng lẻ. Khi nhận thức luận của xã hội vận động đến giai đoạn phù hợp hoàn toàn với bản thể luận, thì xã hội có thể tiếp tục một quá trình vận động mới. Tôi nghĩ rằng sự phát triển xã hội văn minh loài người phải trải qua các giai đoạn từ con người biết nhận thức về mình, tiến đến con người nhận thức xã hội (quốc gia - dân tộc)và phát triển con người nhận thức về thế giới và nhân loại.

Tôi xin có vài ý về " Triết lý " E.mail: leminhquang12@gmail.com

Triết Học Marx[sửa mã nguồn]

Có ý kiến cho rằng: "Triết học Marx chỉ là một phép cộng đơn thuần giữa phép biện chứng duy tâm của Hegel và chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoi-ơ Bắc". Theo các bạn ý kiến trên đúng hay sai? Ý kiến của các bạn như thế nào? Maci 02:42, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

  1. Wiki ko phải là một forum.
  2. Không có ai tên là Phoi-ơ Bắc, chỉ có người tên là Feuerbach. Bạn nên lưu ý về cách viết tên người nước ngoài Mth 02:59, ngày 12 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Triết thực dụng[sửa mã nguồn]

Tôi có ráng dịch một phần. Chưa dàm bỏ khúc tiếng Anh vì sợ... dịch sai. Hy vọng quý vị cao kiến kiểm đính lại giùm. CXK

Góp ý tí chút về "danh hiệu" triết gia[sửa mã nguồn]

Tôi tốt nghiệp đại học thì đã được người Nga cấp bằng "philosop", cứ dịch theo nguyên nghĩa là "triết gia" hay "nhà triết học". Nhưng ở Việt Nam thì không vậy. Không có ai được gọi là nhà triết học cả. Chỉ có một người nổi tiếng từ trước khi về VN, khốn khổ trong nghề, sau khi chết mới được nhiều người chuyên môn gọi là "nhà triết học" thôi. Đó là ông Trần Đức Thảo.

Ở VN chúng ta chỉ gọi những người gắn với ngành triết học là người nghiên cứu, hoặc cán bộ giảng dạy triết học. Còn chủ của các triết thuyết, các tác giả- linh hồn của các trường phái lớn trên thế giới mới được gọi là triết gia.

Thêm nữa, chúng ta cũng không có hội Triết học. Mặc dù ở VN có rất nhiều hội đoàn, từ Hội Sinh vật cảnh, Hội Nông dân,Hội Phụ nữ,... Hội Tâm ý, Hội Luật gia v.v.. Nhưng những người làm triết học thì đã đơn từ, xin phép mấy chục năm nay vẫn chưa được thành lập. Điều này do ông Nguyễn Trọng Chuẩn, khi còn làm Viện trưởng Viện Triết học đã thông tin trong một đợt tập huấn các cán bộ giảng dạy triết học.

Nguyễn Văn Đại 22:40, ngày 21 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Về các vấn đề của triết học[sửa mã nguồn]

Không rõ trong nguyên bản như thế nào, chứ những người học triết học ở VN và Liên Xô trước đây chẳng diễn đạt như thế đâu.
Những vấn đề có tính triết học có nhiều lắm, đếm không xuể. Nhưng lâu nay chúng ta vẫn chỉ học (trong nước) rằng: triết học chỉ có một vấn đề cơ bản thôi, và nó có hai mặt:
-Vật chất với ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Tùy cách trả lời mà người ta xếp mình vào "phe" duy vật hay duy tâm.
-Có thể nhận thức được thế giới không? Những nhà triết học bảo không nhận thức được, hoặc chỉ nhận thức được những cái lào phào, vớ vẩn thôi... thì bị xếp vào "phái" Bất khả tri = không thể biết.
Như thế tức là ba trong số năm vấn đề mà dịch giả đã diễn đạt- theo tất cả các giáo khoa, giáo trình trong nước- chỉ là các phương diện (các mặt) của một vấn đề cơ bản thôi. Các vấn đề còn lại là nhiệm vụ chính, công việc chính của các khoa học triết học như Đạo đức học, Mỹ học.
Là thành viên mới, song tôi nghĩ rằng chúng ta không từ chối hỗ trợ sinh viên ôn thi, trả bài. Đúng không ạ? Vậy hãy cho phép tôi được nêu những thông tin cốt tử, tuy nhàm chán đối với những ai đã quá nhuần nhuyễn, về môn học mà nhiều sinh viên không chuyên vừa ghét vừa sợ.
Ai muốn những quan điểm, cách nhìn mới thì rất đáng trân trọng. Xin hãy dịch tài liệu mới thật nhiều để thầy trò ngành triết học "mở rộng tầm nhìn". Rất cám ơn.

Nguyễn Văn Đại 23:18, ngày 21 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

FALSAFA !?[sửa mã nguồn]

cho toi hoi su khac va giong nhau giua pp bien chung va pp sieu hinh la gi 1/phương pháp biện chứng là xem xét đánh giá sự vật,hiện tượng trong mối quan hệ của chúng với những sự vật,hiện tượng khác trong tổng thể 2/phương pháp siêu hình là cách nhìn nhận sự vật hiện tượng ở chính bản thân nó và khi xem xét thì tách nó ra một cách độc lập chỉ nó và chính nó


Theo tôi PP Biện chứng và pp Siêu hình là hai khái niệm thuộc về ngôn ngữ có hai định dạng khác nhau nhưng thực chất hai khái niệm này trong phép biện chứng không tách rời nhau. Các khái niệm đầu tiên (nhận thức luận)đều xuất hiện trong ý tưởng (tâm thức). Thí dụ:Tính Tư hữu và công hữu đều hình thành và tồn tại trong bản tính con người. Nếu tách ra thì nó trở thành hai quan niệm, nhưng thực ra khi phát triển tính tư hữu chính là pp siêu hình để nhân biết nó trở thành công hữu trong xã hội loài người vì nó là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Như vậy trong triết học pp biện chứng nào cũng cần gắn liền pp siêu hình.

E.mail leminhquang12@gmail.com

Continental Philosophy?[sửa mã nguồn]

Theo tôi biết, từ Continental Philosophy có nghĩa là Triết học của Âu đại lục, vậy dịch nó thành "Triết học lục địa" như trong bài có "mơ hồ" quá không? Minhtung91 13:59, ngày 2 tháng 12 năm 2007 (UTC).[trả lời]

Câu trả lời cho câu hỏi triết học là gì![sửa mã nguồn]

Câu trả lời của mình như sau: Cái thứ gọi là triết học tức không phải là triết học - nó mới chính là triết học. Và Một triết gia thực sự không bao giờ muốn mình là triết gia HalcyonL ! (thảo luận) 13:24, ngày 10 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

philosophical counseling[sửa mã nguồn]

Cái này có thể dịch là "triết học lời răn" không nhỉ?

Tôi xóa đoạn ca ngợi chủ nghĩa Mác vì không có nguồn, lại mang tính bao quát,hàm ý rằng chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa tối thượng và cao nhất trong mọi thứ chủ nghĩa.--Goodluck (thảo luận) 03:14, ngày 31 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Lời lẽ ấy tôi nghĩ là một exceptional claim. Cần nguồn cực kỳ hàn lâm của thế giới, chứ mấy sách tuyên truyền trong nước tôi e rằng không ổn. Đó chỉ là sách tuyên truyền chính trị (vì mục đích là vậy), chứ không phải sách nghiên cứu của các viện triết học uy tín thế giới với đánh giá đơn thuần là từ khía cạnh các nhà học giả. Việc khẳng định tính tối thượng của nó tùy tiện giống như một tín đồ đạo nào đó đang giảng về tôn giáo của mình vậy. Những người không đạo ai nghe nổi--Goodluck (thảo luận) 04:26, ngày 31 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Tôi không tham gia vụ này vì thấy cũng không đáng gì. Nhưng xin có ý kiến thế này. Câu này xóa được: "Triết học Mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận cho các khoa học cụ thể và là kim chỉ nam cho hoạt động cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới." Câu này mang tính đề cao đặc biệt và là một khẳng định đặc biệt, nhưng không thấy ai nói, không thấy ai đưa ra quan điểm này, như vậy đây là một khẳng định như một thực tế khách quan, và là một khẳng định đặc biệt, lại không có nguồn, vì thế xóa là rất đúng. Câu này có thể giữ được nếu nó có nguồn từ Bộ giáo dục Việt Nam và nói rõ là "Bộ giáo dục VN nói như vậy". Còn vế kia chỉ nói chung chung rằng thực tế đặt ra cho triết học Marx Lenin những vấn đề mới và cần hoàn thiện và phát triển nó cho thích hợp quy luật mới, đó là một khẳng định bình thường, không khẳng định gì giật gân to tát cả, như vậy không cần phải xóa nó. TBD (thảo luận) 09:30, ngày 31 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bài này còn quá sơ khai. Các trường phái triết học phương Tây thì nhiều nhưng nội dung sơ sài, các trường phái triết học phương Đông hoàn toàn vắng bóng. Tutranle (thảo luận) 08:38, ngày 4 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Lùi sửa[sửa mã nguồn]

Namnguyenvn không đồng ý chỗ nào mà lùi sửa phiên bản của mình ? Tutranle (thảo luận) 09:04, ngày 4 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Sửa đổi gây hại ?[sửa mã nguồn]

Mong Nal cho biết vì sao Nal lùi sửa bài này với lý do "sửa đổi gây hại" ?Releya (thảo luận) 15:59, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Anh zai Nal lấy lời của tôi để sửa đổi, thật quá đáng, làm vậy khác gì sỉ nhục tôi. Còn con rối Releya này, khôn ra thì đừng sửa kiểu như Bimbom hay Brum trước đây đi, thật là quá ngơ. 58.187.214.90 (thảo luận) 16:07, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

"sửa kiểu như Bimbom hay Brum trước đây" là thế nào ? Releya (thảo luận) 16:08, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Là kiểu sửa đổi lắt nhắt, đổi tên mà không hiểu nội dung bên trong nó thế nào, hiểu chưa hả rối! Không biết gì thì đừng viết lung tung. 58.187.214.90 (thảo luận) 16:19, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bạn gọi ai là rối ? "đổi tên mà không hiểu nội dung bên trong nó thế nào" là sao ? Bạn chứng minh xem. Releya (thảo luận) 16:21, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tôi gọi anh là rối đấy, oan à? Kêu thử không phải xem! Chỉ hả? Hỏi một câu "trường phái triết học" với "học thuyết triết học" khác nhau chỗ nào mà đổi tên hả? 58.187.214.90 (thảo luận) 16:27, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Trường phái nghĩa rộng hơn học thuyết rất nhiều. Những cái như "chủ nghĩa duy lý", "chủ nghĩa duy tâm"... đều là những trường phái bao gồm nhiều tác giả khác nhau. Releya (thảo luận) 16:29, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

"Học thuyết: Toàn thể những điều trình bày có hệ thống về một lĩnh vực khoa học, chính trị, đạo đức... để căn cứ vào đó mà tìm hiểu chân lý, chỉ đạo hoạt động." Còn "Trường phái: Phái, dòng khoa học, nghệ thuật có khuynh hướng, tư tưởng riêng." Phân biệt cho rõ đi nhé rối. Nói linh tinh gì đấy? 58.187.214.90 (thảo luận) 16:40, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC) Thế bạn hiểu thế nào là "chủ nghĩa duy lý" hay "chủ nghĩa kinh nghiệm" ? Sao bạn biết đó là một học thuyết triết học chứ không phải trường phái ? Bạn nghĩ tất cả mọi nhà triết học đều hiểu và trình bày "chủ nghĩa duy lý" hay "chủ nghĩa kinh nghiệm" như nhau sao ? Releya (thảo luận) 16:43, ngày 10 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đề nghị thực hiện đúng Wikipedia:Quy tắc ứng xử trên Wikipedia. Khi không thực hiện đúng quy tắc trên thì mọi lùi sửa của các bạn dù đúng hay sai điều sẽ được xử lý theo quy định. Thanks. Tuấn Út Thảo luận 01:16, ngày 11 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

@Motoro: Học thuyết rộng lớn hơn trường phái. Nói học thuyết chính xác hơn là trường phái. Trường phái cái tên gọi cũng nói nên nghĩa hẹp rồi. Nal (thảo luận) 07:08, ngày 21 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nal hiểu sai rồi. Trường phái rộng hơn học thuyết. Motoro (thảo luận) 08:19, ngày 21 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Nói ví dụ cho đơn giản, Nho giáo là học thuyết, trong đó có nhiều trường phái của các nhà Nho học. Nal (thảo luận) 10:01, ngày 21 tháng 1 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Lenin không phải nhà triết hoc[sửa mã nguồn]

Lenin không phải nhà triết học dù ông ta từng nghiên cứu triết học và viết tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" vì ông ta chẳng đưa ra được luận điểm nào mới. Ông ta là chính trị gia.Hamloi23 (thảo luận) 02:55, ngày 2 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Nói về chiều sâu lẫn chiều rộng lẫn tính hữu dụng thì chủ nghĩa Marx còn lâu mới bằng Nho giáo. Người ta không thể dùng quan điểm đấu tranh giai cấp của Marx hay tầm nhìn về chủ nghĩa cộng sản của ông ta để tạo ra xã hội ổn định, văn minh được nhưng Nho giáo thì làm được điều đó. Tiếc là người Việt chưa ý thức được điều này. Hamloi23 (thảo luận) 13:37, ngày 11 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Chủ nghĩa duy vật còn bị chính những nhà khoa học hoài nghi thế mà đám học mót ở VN đem vào SGK dạy và áp đặt học sinh xem đó là chân lý hỏi sao học sinh ko quay lưng với triết học. Bài này rất nhiều người đọc chứng tỏ triết học rất hấp dẫn nếu nó được dạy đúng cách. Hamloi23 (thảo luận) 17:01, ngày 27 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Mở khóa bài[sửa mã nguồn]

Đây không phải bài chính trị nhạy cảm tranh chấp thường xuyên nhưng lại bị khóa khiến trong thời gian dài bài không phát triển được. Số người có khả năng phát triển bài này rất ít lại không phải là người viết Wiki chuyên nghiệp. Các thành viên tích cực lại không có hiểu biết về chủ đề. Đề nghị mở khóa bài. Roitai (thảo luận) 08:15, ngày 21 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]