Thảo luận:Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhờ mọi người cho ý kiến xem nên Việt hóa chữ Scandal ở tên bài như thế nào. Có 2 giải pháp:

  1. Vụ bê bối sữa Trung Quốc 2008
  2. Vụ khủng hoảng sữa Trung Quốc 2008

Tôi có ý thiên về "bê bối" vì:

  • Được sử dụng tại Wikipedia các ngôn ngữ khác: Họ dùng từ "scandal" (bê bối)
  • Thông dụng hơn trong tiếng Việt: Google ""Vụ khủng hoảng sữa" "Trung Quốc" được 1.690 hit, còn "Vụ bê bối sữa" "Trung Quốc" được 21.500 hit.
  • Trung lập: hầu như những người ở ngoài TQ không phải chịu hậu quả gì bởi vụ sữa độc hay thiếu sản phẩm sữa cho tiêu dùng, nên họ chỉ xem đây là một vụ bê bối của TQ chứ không có tính chất khủng hoảng đối với họ (tuy rằng nó là khủng hoảng đối với người TQ do họ đang bị thiệt hại lớn về người và của).

Mời mọi người góp ý. Tmct (thảo luận) 16:38, ngày 4 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với bác là "Vụ bê bối sữa Trung Quốc 2008". Adia (thảo luận) 16:42, ngày 4 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trung lập và chính xác: có nhiều loại sữa (nước, bột), không phải sữa nào tại Trung Quốc đều "dính độc". Wiki Trung đang dùng 三鹿奶粉污染事件 (tam lộc nãi phấn ô nhiễm sự kiện), tạm dịch "Sự kiện ô nhiễm sữa bột Tam Lộc".

Nhưng dùng tên nào cũng tương đối chính xác mà thôi, bên thảo luận của họ cũng đang kéo dài và bài đang bị khoá. Thế nào rồi cũng có tên mới. Lưu Ly (thảo luận) 16:47, ngày 4 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"không phải sữa nào tại Trung Quốc đều "dính độc"."
Có phải liệt kê hết mấy chục nhãn sữa TQ dính melamine cho nó "chính xác và trung lập" không? Tmct (thảo luận) 21:34, ngày 12 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ý tôi đang hỏi về cái tên bài. Toàn bộ đoạn trên cũng chỉ bàn về cái tên bài. Tmct (thảo luận) 10:25, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bên zh đã làm. vi cũng nên đưa vào. 222.252.254.175 (thảo luận) 06:07, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Liệt kê toàn bộ các nhãn sữa bị nhiễm melamine trên thế giới? Tôi thấy nó không giúp nhiều cho bài, ngoài các tên hãng sữa ngay tại Trung Quốc, các nhãn sữa khác có dùng nguyên liệu này hay không là tùy vào mỗi quốc gia, có đáng phải thống kê toàn bộ hay không? Tân (trả lời) 06:14, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trung Quốc thôi anh, bởi đây là bài viết về Scandal TQ. Còn sự ảnh hưởng của nó (sữa và các chế phẩm) đến các nước khác chắc chỉ cần đưa link tham khảo. Lưu Ly (thảo luận) 08:02, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lùi sửa đổi[sửa mã nguồn]

No offence, nhưng có bạn nào cho mình biết về lí do lùi sửa đổi Danh sách sữa nhiễm melamine. Đây là vi.wi, chẳng lẽ lại không được viết về hiện trạng của Việt Nam chăng? Hay có lí do gì khác?118.68.184.1 (thảo luận) 05:49, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mọi thông tin đều cần thiết, nhưng liệt kê danh sách dành cho Việt Nam như vậy làm bài bị chệch hướng, chúng ta đang viết trên văn cảnh toàn thế giới bạn ạ. Tân (trả lời) 05:52, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đây là lời nói dành cho người viết bài hay cho các bậc cha mẹ có con cái uống nhầm sữa có melamine?118.68.184.1 (thảo luận) 05:59, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không hiểu câu hỏi này, tất nhiên tôi đang nói chuyện với bạn. Tân (trả lời) 06:03, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chúng ta cần nhất trí rằng mọi việc lùi sửa đổi chỉ được thực hiện khi đó là một hành động mang tính phá hoại hay có chứa các nội dung thiếu nguồn gốc. Một vấn đề nằm trong hay ngoài ngữ cảnh vốn có cần phải xem xét ở các hình thức khác nhau (nội dung nhằm bổ sung hay loại bỏ chủ đề hiện tại, gây ra các mâu thuẫn có thể nhận biết dựa trên ngữ cảnh có sẵn, nội dung thêm vào không nhằm thay đổi chủ thể đang nói tới). Tôi sẽ lùi lại sửa đổi để những người viết chính có thể tiếp tục bổ sung và các thành viên khác có thêm không gian nhận xét.AntiCensorshipUnit (thảo luận) 09:30, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ có 1 cái danh sách ở đây cũng không sao Tân ạ, coi như cung cấp thông tin về vụ bê bối này tại Việt Nam, nếu có của các nước khác thì đăng cũng được. Nó có giá trị tham khảo tốt. GV (thảo luận) 09:36, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nên có danh sách các sản phẩm sữa bị nhiễm melamine trên toàn thế giới (nếu tìm được nguồn).Tmct (thảo luận) 10:25, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhưng mà theo tôi nên bỏ cột "công ty nhập khẩu", vừa không cần thiết, vừa có tính chất áp dụng toàn cầu chứ không chỉ liên quan đến VN (vấn đề "không trung lập" mà Tân quan tâm). Tmct (thảo luận) 10:29, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ai quan tâm có thể dịch danh sách khá dài tại en:2008 Chinese milk scandal/Official test failures ra và gắn danh sách của bộ y tế VN vào (khi đó thì không cần xóa "công ty nhập khẩu" nữa, và cũng không sợ lệch bài nữa). Tmct (thảo luận) 10:33, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Và nếu được thì làm ngược lại, bổ sung thông tin của Bộ Y tế Việt Nam vào bài của tiếng Anh. Tân (trả lời) 11:17, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đã xong.118.68.184.1 (thảo luận) 05:05, ngày 18 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nghi ngờ[sửa mã nguồn]

Tôi buộc phải nghi ngờ động cơ của thành viên Vinhtantran qua các việc làm và thảo luận như trên.118.68.184.1 (thảo luận) 06:25, ngày 15 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn nghi ngờ cái gì, hãy nói rõ ra? Và điều này có giá trị gì trong việc sửa đổi bài hay bảo quản wikipedia?
Nếu là tôi thì tôi cũng sẽ lùi sửa đổi trên của bạn. Đảm bảo chất lượng bài viết là việc quan trọng hơn cả. Adia (thảo luận) 08:36, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Melamine cho vào sữa để làm gì?[sửa mã nguồn]

Đọc bài này tôi chưa thấy chỗ giải thích vì sao mấy ông Trung Quốc lại cho melamine vào sữa nhỉ.--Bình Giang (thảo luận) 04:26, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Một trong những kiểm tra, đánh giá chất lượng sữa là hàm lượng đạm (ngoài ra còn có chất béo, đường, hợp chất hữu cơ khác...). Máy đo độ đạm căn cứ vào hàm lượng Nitơ để cho ra kết quả, để đánh lừa máy đo , họ lấy (vd) 10 lít sữa bò + 5 lit nước + một dúm mel, khi kiểm tra thì thấy N đạt yêu cầu ---> đạm đạt yêu cầu, tức sữa đạt yêu cầu và họ nhập cho nhà máy 15 lit. Mỗi công đoạn thu gom xài một ít và kết thúc tại nhà máy là một đống mel, đạm giả tạo.Xem thêm. Lưu Ly (thảo luận) 04:43, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thông tin quan trọng thế mà lại không cho vào bài.--Bình Giang (thảo luận) 07:26, ngày 20 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]