Thảo luận:Việt Nam Quốc dân Đảng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài này có câu "...ám sát trùm thực dân khét tiếng tên là Bazin".

  1. Bazin là ai? Có tên đầy đủ là gì?
  2. Bazin có chức vụ gì?
  3. Tại sao Bazin cần bị giết?

Mekong Bluesman 08:09, ngày 20 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Ðã bổ sung về Bazin. Cám ơn đã góp ý.
Lê Thy 09:00, ngày 21 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Mức độ khách quan[sửa mã nguồn]

Hầu hết bài viết lấy ở nguồn này]. Theo tôi, tuy đã bỏ bỏ bớt, nhưng vẫn còn nhiều phần không khách quan. Có lẽ cần kiểm tra độ chính xác của những thông tin này.Thái Nhi 08:48, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Ðúng là bài này có phần không khách quan, tôi sẽ tham khảo thêm những tài liệu khác và góp phần chỉnh sửa lại.Lê Thy 09:05, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Theo những tài liệu mà tôi có thì:
  • Các đảng Quốc dân tiêu biểu gồm có: Việt Nam Quốc dân đảng (lãnh tụ Nguyễn Thái Học, thành lập 1927), Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Nguyễn Hải Thần, 1936), Đại Việt Quốc dân đảng (Trương Tử Anh, 1938), Đại Việt Dân chính đảng (Nguyễn Tường Tam, 1938).
  • Sau năm 1930, Việt Nam Quốc dân đảng phâm hóa thành rất nhiều nhóm như: nhóm Hà Nội (Tân Việt Nam Quốc Dân Đảng) với lãnh tụ Nguyễn Thế Nghiệp, Ngô Thúc Địch, Nhượng Tống, nhóm Quảng Nam với lãnh tụ Phan Khôi, Phan Kích Nam. Hải ngoại thì có các nhóm Nam Kinh, Quảng Châu, Quý Châu, nhưng mạnh nhất là nhóm Côn Minh (Hải ngoại bộ) với lãnh tụ Vũ Hồng Khanh.
  • Năm 1955, các đảng Quốc dân đều bị chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp mãnh liệt và hầu như bị tan rã. Riêng Đại Việt Quốc dân đảng, gọi tắt là Đại Việt, là có lực lượng quân sự riêng (các đảng khác chỉ hoạt động chính trị), chủ yếu hoạt động ở miền Trung và bị tấn công tiêu diệt.
  • Năm 1960 rồi 1962, các đảng Quốc dân, nhất là Đại Việt đều bị đàn áp mạnh vì có liên quan đến 2 cuộc đảo chính.
  • Sau năm 1964, các đảng Quốc dân hoạt động yếu ớt. Chỉ có Đại Việt tham chính và là đảng Quốc dân mạnh nhất với Phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn, sau đó là Thủ tướng Phan Huy Quát. Đến năm 1975 thì hoàn toàn tan rã tại quốc nội. Thái Nhi 14:24, ngày 14 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thay đổi[sửa mã nguồn]

"Việt Nam Quốc Dân Đảng đã là một chính đảng tại Việt Nam trước 1975" tôi sửa thành" Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng của Việt Nam." cho phù hợp với phần nói về hoạt động của VNQDÐ từ năm 1975 về sau.Lê Thy 09:00, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo bài Việt Nam thì chỉ có 1 chính đảng hiện nay ở Việt Nam, và nó không phải là Việt Nam quốc dân đảng. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:07, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa chữa lại chút ít. Mong các anh góp ý sửa chữa. Tôi cũng đang cân nhắc nên bổ sung hay không về các đảng Quốc dân khác vào chung với Việt Nam Quốc dân đảng. Thái Nhi 05:13, ngày 15 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thái Nhi đã bổ sung và hiệu chỉnh rất tốt trang Việt Nam Quốc dân đảng. Có thể đưa các đảng Quốc dân khác vào phần ghi chú hoặc bổ sung Lê Thy 02:29, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tạm bỏ phần chiến khu và các lực lượng võ trang[sửa mã nguồn]

Tôi tạm bỏ phần chiến khu và các lực lượng võ trang vì ngoài tài liệu của VNQDÐ tôi không tìm được tài liệu nào khác để kiểm chứng và bảo đảm tính trung lập, không cường điệu.Lê Thy 10:05, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Lý do của bạn, tôi không thấy thuyết phục lắm. Có thể là tài liệu của VNQDĐ có cường điệu, nhưng nếu xem lại suốt cuộc chiến tranh Việt Nam thì tôi nghi rằng nhiều chuyện cũng chỉ có tài liệu một phía thôi. Avia (thảo luận) 03:30, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý với ý kiến của anh Lê Thy. Trong tài liệu "Why Vietnam?" của Patti, tôi chỉ thấy lực lượng quân sự Việt Nam Quốc dân đảng mạnh nhất là nhóm Vũ Hồng Khanh, đặt dưới sự bảo trợ của tướng Lư Hán, xây dựng tại Côn Minh, đến năm 1945 mới trở về Việt Nam. Sau khi tướng Lư Hán rút về, cộng với sự tấn công của Việt Minh thì lực lượng quân sự hoàn toàn tan vỡ. Tài liệu này cũng không hề nhắc gì đến các chiến khu của Việt Quốc. Ở phía Nam, Nguyễn Hòa Hiệp cũng xây dựng được lực lượng Đệ tam sư đoàn, nhưng ngay khi Pháp tái chiếm Nam Bộ thì lực lượng này cũng tan vỡ. Ngoài ra, trong phần các chiến khu thì có Đệ tứ chiến khu (còn gọi là chiến khu Đông Triều, hay chiến khu Trần Hưng Đạo) lại do Nguyễn Bình chỉ huy. Giai đoạn này ông đã ly khai Quốc dân đảng, vì vậy vùng chỉ huy của ông hoàn toàn độc lập với mọi đảng phái.
Bên cạnh đó, tôi cũng tham khảo thông tin của đảng sử Đại Việt, một đảng bạn của Việt Quốc, thì không tìm thấy các chiến khu này. Có lẽ đây chỉ là sự phân định địa bàn quân sự của Việt Quốc mà thôi, chưa thực sự có một lực lượng quân sự mạnh để có một căn cứ. Thái Nhi 07:27, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Liên kết ngoài[sửa mã nguồn]

Có ai có thể xem được 2 liên kết ngoài này, làm ơn xem giúp, tôi nghi ngờ những trang web này quá. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 17:11, ngày 5 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lê Thy (thảo luận) xem dược, Trần Vĩnh Tân nghi ngờ cái gì?
vietquoc.org」是我所發現的新連結,內容有什麼問題嗎?--NVH (thảo luận) 11:36, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Lịch Sử[sửa mã nguồn]

Khởi nghĩa Yên Bái: Trước tình hình trong hàng ngũ đảng có phản bội, công việc chuẩn bị khởi nghĩa bị bại lộ, thực dân Pháp càn quét các khắp nơi, nhiều đảng viên bị bắt. Mặc dù không tin chắc vào thắng lợi nhưng với quan điểm "Không thành công thì thành nhân" ngày 10 tháng 2 năm 1930 Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức khởi nghĩa tại nhiều nơi ở phía Bắc như Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hóa, Hà Nội, Đáp Cầu, Phả Lại, Kiến An, Phụ Dực, Vĩnh Bảo, Thái Bình... Tuy nhiên, do tin tức bị lộ nên cuộc khởi nghĩa chỉ nổ ra thực sự ở Yên Bái.

Cuộc khởi nghĩa không đặt trên quan điểm "Không thành công cũng thành nhân". Chỉ vì bị Pháp khủng bố trắng, trong tình thế như vậy, các lãnh tụ VNQDĐ chỉ còn các chọn lựa như sau:

  • Bỏ cuộc, giải tán, và chạy trốn.
  • Đầu hàng.
  • Gấp rút khởi nghĩa trước khi hoàn toàn bị tiêu diệt.

VNQDĐ đã chọn giải pháp thứ ba. Câu "Không thành công cũng thành nhân" không phải là quan điểm của cuộc khởi nghĩa, nó được dùng để cổ vũ tinh thần mọi người trong một trận đánh mà viễn ảnh thua nhiều hơn thắng. Họ vẫn lạc quan, kỳ vọng rằng kết quả cuộc khởi nghĩa, dù thất bại, sẽ là cái nhân cho các đảng viên VNQDĐ tiếp tục kháng chiến, đồng thời mở lối cho các phong trào đâu tranh khác: để lại cái gương hy sinh phấn đấu cho người sau nối bước. (NTH phát biểu trong cuộc họp ở Võng La ngày 26-01-1930). Trước khi ra pháp trường, Nguyễn Thái Học còn nhắn nhủ các anh em: "Tôi đi đây, các anh ở lại công nào việc nấy nhé".

Tổ chức[sửa mã nguồn]

Thành phần đảng chủ yếu bao gồm: tiểu thương, tiểu chủ, binh lính người Việt trong quân đội Pháp, thân hào địa chủ. Do thành phần quá phức tạp, chưa gây dựng đuợc cơ sở của đảng trong công nhân và nông dân bởi vậy thực dân Pháp đã lợi dụng điều này để cài người vào tổ chức.

  • Tất cả các hoạt động trong thời gian ấy đều phải bí mật. Theo Nhượng Tống:

Bởi vì là một đảng bí mật, nên chúng tôi hết sức tránh việc giấy tờ. Đảng viên không có danh sách. Các kỳ họp cũng không có lập biên bản. Chương trình nghị sự, xong buổi họp rồi đốt đi.

  • Họ không có điều kiện thuận lợi hơn để phát động rộng rãi hơn so với những gì họ đã hoàn tất trong 02 năm: kết nạp vài ngàn đảng viên. Nhượng Tống diễn tả như sau: Xưa kia các thanh niên đồng ruộng chưa hề biết có Đảng. Nay nhân việc bắt bớ đăng trên báo chương, họ vui mừng phấn khởi, rồi cố lần mò tìm cho thấy Đảng mà xin vào. Trong số đó, các tay hào trưởng cũng nhiều. Suốt một tổng Kha Lâm ở Kiến An, các hương chức toàn là đảng viên.
  • Không như ĐCSVN, VNQDĐ tự lực cánh sinh, không hề có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các quốc gia khác. Thành phần thương gia, tiểu thương, địa chủ thay thế đóng vai trò này.
  • Trong hai năm, VNQDĐ tổ chức vài nghìn đảng viên. Trong giai đoạn đó, thành phần trí thức và thương gia không thể nhiều đến như vậy. Mà trong đó đa số phải là thành phần công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên. Tiêu biểu, trong số 12 người bước lên đoạn đầu đài với Nguyễn Thái Học ở Yên Bái:
    • Bùi Tử Toàn, nông dân.
    • Bùi Văn Chuẩn, nông dân.
    • Nguyễn An, nông dân.
    • Đỗ Văn Sứ (Xứ), nông dân.
    • Hà Văn Lạo, thợ hồ.
    • Nguyễn Như Liên, học sinh.

--Trinh Bao Ngoc (thảo luận) 20:01, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Phân biệt[sửa mã nguồn]

Tôi xét thấy bên en.wiki thường hay tách riêng các bài về 1 đảng thành nhiều bài trong trường hợp xét thấy các đảng đó tan rã hợp lại nhiều lần nhưng với tôn chỉ khác nhau mỗi khi "tái lập". Có thể nên áp dụng phần đó vào vi.wiki không? Đơn giản vì VNQDD tan hợp phân hóa khá nhiều và có sự khác nhau về tên gọi. Quan trọng hơn, cần phân biết Việt Nam Quốc dân Đảng của Phan Bội Châu thành lập trên cơ sở Việt Nam Quang phục Hội năm 1925Quảng Châu (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niênTâm tâm xã được thành lập từ các thành viên của tổ chức này) và Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học thành lập năm 1927 ở Hà Nội. 2 tổ chức này hoàn toàn khác (có lẽ ít nhất đến trước năm 1945).-- Trịnh Xuân 15:18, ngày 18 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Cần các bạn bổ sung hay sửa thêm[sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Việt Nam Quốc dân Đảng

Bản mẫu trên đã làm đúng chưa, nếu chưa đúng thì các bạn hãy bổ sung thêm, xin cảm ơn! --Rangkhapkhenh1988 (thảo luận) 15:28, ngày 27 tháng 6 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Cập nhật bằng cách dịch từ enwiki[sửa mã nguồn]

Bài viết có nhiều đoạn không nguồn, không thể kiểm chứng được. Cần có người am hiểu về chủ đề này bổ sung nguồn gốc hoặc dịch từ enwiki – — Dr. Voirloup💬 15:42, ngày 3 tháng 3 năm 2023 (UTC)[trả lời]