Thảo luận:Xuân Diệu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Đối với các nhà thơ có thể nào cho đăng 1 bài thơ được xem là có nhiều người biết đến nhất hay không?

-còn nữa có một số người cho rằng mấy câu

NGƯỜI ĐI MỘT NỮA HỒN TÔI MẤT 
MỘT NỮA HỒN TÔI BỖNG DẠI KHỜ

của Xuân Diệu... Nhưng chắc đây là sự nhần lẫn vì nó nằm trong bài

"Những giọt lệ":
Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi! 
Bao giờ tôi hết được yêu vì 
Bao giờ mặt nhật tan thành máu 
Và khối lòng tôi cứng tợ si?? 

Họ đã xa rồi không níu lại 
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa.... 
Người đi một nửa hồn tôi mất 
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ. 

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu? 
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu? 
Sao bông phượng nở trong màu huyết 
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?? 

Dựa vào các hành hành văn bài này thì tôi tin đây là sản phẩm của nhà thơ Hàn Mặc Tử

Góp thêm: chính xác 2 câu "người đi một nửa hồn tôi mất ..." là của Hàn Mặc Tử trong bài Những giọt lệ (Tập thơ Đau thương (thơ điên) - 1937- phần II Mật đắng.

Võ Quang Nhân 14:26, 13 tháng 7 2005 (UTC)

Ai cho rằng thế:) Quycuocthat 10:16, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Tôi không hiểu ta cứ treo biển Vi phạm bản quyền đến bao giờ? Ai là ng được quyền tháo biển? Sao không có ai đó sửa bài viết theo mạch suy nghĩ riêng cũng như format Wiki để chúng ta không bị mất 1 bài có ích. Vietbio 20:55, 28 tháng 7 2005 (UTC)
Nếu anh có thời giờ xin mời anh sửa đổi. Nguyễn Hữu Dụng 21:20, 28 tháng 7 2005 (UTC)

Vi phạm bản quyền[sửa mã nguồn]

Tôi phải dời các đóng góp của 80.92.248.148, tại vì người đó chép nguyên văn bản từ [1]. Nội dung bị dời được chép dưới đây để tham khảo:

Sau Cách mạng tháng 8-1945, hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc, Thư ký tạp chí Tiền Phong của Hội, đại biểu Quốc hội khóa I. Trong kháng chiến chống Pháp, công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Ủy viên Ban chấp hành, rồi Ủy viên Thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1983, được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức
...
Với vốn văn hóa Đông-Tây uyên bác, sức làm việc dồi dào, ông còn có những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình, và có nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc. Ông còn dịch thơ ca nhiều nước.

 – Nguyễn Xuân Minh (thảo luận, đóng góp) 07:41, ngày 23 tháng 4 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đồng tính luyến ái[sửa mã nguồn]

Tôi thấy rất nhiều tài liệu có nhắc đến Xuân Diệu với điều trên và chắc hầu như ai yêu thơ cũng biết, còn bên enwiki cũng đã cho Xuân Diệu và thể loại "người đồng tính luyến ái". Liệu tôi cho thể loại này vào bài Xuân Diệu có được không nhỉ ? Casablanca1911 06:24, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Nếu xếp thể loại mà trong bài không nói gì đến ĐTLA thì không ai hiểu cả. Vậy Casa cần đưa thông tin đó vào bài. Nhưng dẫn chứng từ đâu? Vì tôi thường nghe nói Xuân Diệu bị bất lực (vợ bỏ đi ngay đêm tân hôn), còn ĐTLA thì mới nghe Casa đấy. Avia (thảo luận) 08:18, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Thông tin này đã có trong bài từ rất lâu rồi. Bài Huy Cận cũng vậy.--Docteur Rieux 08:35, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Cám ơn bạn, tôi đã chú thích thêm. Avia (thảo luận) 08:37, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Thông tin này được nhiều người biết đến, còn tôi cũng đã đọc trong một tờ báo phân tích về Xuân Diệu. Nếu còn giữ được tờ báo này thì đã cho luôn thể loại đó vào bài chính, không cần phải sang đây hỏi ý kiến trước. Casablanca1911 09:05, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi thấy Xuân Diệu thì tin được chứ Huy Cận có vợ hẵn hoi thì sao nói là đồng tính được? (Tôi là người viết bài Xuân Diệu ở tiếng Anh.) Nguyễn Hữu Dng 14:11, 28 tháng 8 2006 (UTC)

Người đồng tính luyến ái vẫn có vợ con được bình thường. Các bài thơ của Huy Cận đọc còn nhận thấy rõ rệt điều đó hơn là bài của Xuân Diệu. Casablanca1911

Nếu tìm được tài liệu không phải lá cải nào đó chính thức khẳng định mấy thông tin trên thì còn đưa vào thể loại được. Như Turing chẳng hạn. Còn khi nội dung chỉ đề là "nhiều người cho rằng" mà lại liệt vào thể loại (một kiểu khẳng định 100%) thì tôi phản đối.
Ít nhất thì tôi sẽ đưa Huy Cận ngay ra khỏi thể loại này. Xuân Diệu thì trong vong 1 tuần nữa mà không có dẫn chứng đáng tin cậy, tôi cũng sẽ loại ra. Tmct 14:38, 28 tháng 8 2006 (UTC)
Dẫn chứng đã có sẵn trong bài: Nhà văn Tô Hoài đã nhắc đến việc này trong hồi ký của ông. Nguyễn Hữu Dng 15:22, 28 tháng 8 2006 (UTC)
Chỉ là câu nói của một nhà văn khác thì ta có thể khẳng định được sao?94.75.253.67 (thảo luận) 03:12, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

thông tin vợ ông bỏ ngay đêm tân hôn là bịa, làm gì có bà vợ nào như thế, muốn biết XD bị bất lực hay ko thì phải đến ít ra phải theo dõi vài ba đêm chứ.Quycuocthat 10:15, ngày 25 tháng 2 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhà thơ Xuân Diệu đã lấy vợ một lần, với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp. Có ai ở đây có năm họ cưới nhau không vậy? Tac ke 09:55, ngày 26 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Xin xem dẫn chứng mối quan hệ tình cảm của nhà thơ Xuân Diệu và Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp tại đây:

http://www.vnn.vn/psks/baoban/2004/07/218972/. Tac ke 02:40, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cũng cần nói thêm là Xuân Diệu thường bị các anh từ chối tình yêu nhưng ông vẫn giữ một lòng chung tình, ko mảy may oán hận. Quycuocthat 06:32, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tại sao phải đưa những scandal đời tư của một người nổi tiếng vào một trang nổi tiếng như Wikipedia chỉ để phân biệt thể loại? Có thể có cách nào khác chăng? Thiết nghĩ chỉ nên đưa vào những nội dung khách quan, thuần túy về mặt văn chương, không nên khai thác quá nhiều về đời tư. Mọi người nghĩ sao nếu như có một học sinh dưới tuổi trưởng thành khi tìm những tài liệu tham khảo về nhân vật mà nó đang học ở trường, lớp lại tình cờ đọc được những chi tiết này? Wikipedia là một cuốn tự điển, không phải là một tờ báo, hãy làm đúng với chức năng của nó. BTD1163 06:14, ngày 3 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phần nhận xét[sửa mã nguồn]

Tôi bỏ phần nhận xét. Nó được chép nguyên văn ở một diễn đàn và không ghi rõ ai là tác giả. Tất cả những phần nhận xét trên Wiki mà không ghi tác giả câu nhận xét đó cũng sẽ bị xóa--Sparrow 02:55, ngày 3 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Câu nói nổi tiếng[sửa mã nguồn]

Câu nổi tiếng sao mà Trần Đăng Khoa biết còn thì không ai biết vậy ? Mà tôi sợ câu đó có ai nói rồi, ý thì hơi thường Quycuocthat

Tố Hữu[sửa mã nguồn]

Quan hệ giữa 2 vị này thế nào nhỉ về 3 mặt công, mặt riêng tư và về thơ? Có ai có thông tin về 2 vị này không. Bánh Ướt 07:19, ngày 3 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tạo sao bạn lại nghĩ tới Tố Hữu? Avia (thảo luận) 01:36, ngày 4 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

2 vị này một người là Xuân Diệu một người là Tố Hữu Quycuocthat 06:33, ngày 7 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Một người là "Ông Hoàng thơ ca về cái tôi", Một người là "Nhà Lãnh đạo thơ ca về cái ta".
Một đằng là thơ ca lãng mạn vị nghệ thuật. Một đằng là thơ ca hiện thực khẩu hiệu cổ động vị chính trị, nhà thơ biết chia trái tim cho Đảng phần to (vì gần một nửa trái tim của Tố Hữu là dành cho Đảng, ngày sau Tố Hữu làm đến chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ).
Một người quyết định được mọi nhà thơ như Tố Hữu, Trường Chinh nghĩ sao về Xuân Diệu? Có phải nhờ có Huy Cận mà Xuân Diệu sống được đàng hoàng, mặc dù thơ ca "đồi trụy, phản động" của XD vẫn bị TH cấm. Bánh Ướt 02:39, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cái thời mà thơ tình không được phổ biến đó, Xuân Diệu làm thơ tình nhưng giấu kỹ thì làm sao bắt lỗi được. Thứ hai, Xuân Diệu cũng làm thơ cách mạng rất chi là phù hợp đường lối. Trong sách giáo khoa văn từng có bài Ngói mới của Xuân Diệu đấy. Avia (thảo luận) 09:04, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tác phẩm chính[sửa mã nguồn]

Sholokhov Ngày 2 tháng 1 năm 2008. Phần các tác phẩm chính của Xuân Diệu đâu chỉ có Thơ thơ hay Gửi hương cho gió ? Nhiều tập thơ khác của Xuân Diệu cũng rất "chính", tôi nghĩ cũng nên đưa vào. Còn nữa, trong phần "thân thế và sự nghiệp" thì ở phần nói về các tác phẩm sau Cách mạng tháng Tám tôi thấy thiếu tập thơ "Mũi Cà Mau-Cầm tay" và "Riêng chung". Đặc biệt là tập Riêng chung rất quan trọng, vì nó đã trả cái Tôi chân chính về đúng vị trí xứng đáng của nó, và đã hoà hợp được cái Tôi riêng với cái Ta chung, điều mà nhiều tác giả khác ít dám đề cập vì sợ bị chụp mũ "cá nhân chủ nghĩa". Tôi cũng cho rằng nên tạo thêm phần "Quan điểm và phong cách nghệ thuật" tách bạch với "Sự nghiệp". Đặc biệt là phần "Quan điểm và phong cách nghệ thuật" nên viết chi tiết và sâu sắc hơn, vì nó là cái làm nên tên tuổi nhà văn nhà thơ.

Tác phẩm gọi là "chính" khi nó là tác phẩm đưa tác giả lên đài danh vọng, khi nó được nhiều người biết đến nhất và được đánh giá cao nhất. Thơ thơ - gửi hương cho gió là bộ đôi luôn đi kèm với tên Xuân Diệu, các tác phẩm còn lại tuy không phải "phụ" (có ai gọi tác phẩm của mình là phụ bao giờ ?) nhưng không đủ "danh vọng" để gọi là "tác phẩm chính", cho dù theo ý bạn nó là tác phẩm "rất chính" đi nữa ("rất chính" không "chính" bằng "chính" đâu bạn à). Những tập "riêng chung", "mũi cà mau cầm tay" gì đó có "giá trị" cái tôi này cái tôi nọ nhưng rút cục vẫn không được đánh giá cao và cũng không giúp Xuân Diệu nổi tiếng hơn, vì vậy không cần phải giải thích nhiều khi nói "Thơ thơ và gửi hương cho gió là 2 tác phẩm chính của XD, cũng như nói "Lửa thiêng" là tác phẩm chính của Huy Cận và "Mười hai con mắt" không phải tác phẩm chính của Bùi Giáng.Xiaoao (thảo luận) 06:36, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phần mở bài do Mtmtu sửa lại[sửa mã nguồn]

Đoạn: Thơ của ông thời kỳ đầu chú trọng về nhạc điệu và từ ngữ nhưng không mất đi cái hồn thơ nồng hậu, bồng bột của tuổi trẻ, tuy nhiên về sau theo cách mạng, thơ ông nghèo nàn hẳn đi và không mấy bài được người ta thuộc. Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.

Có giá trị (ít nhất là dễ đọc) hơn là sau khi bị sửa lại thành:Thơ của ông thời kỳ đầu chú trọng về nhạc điệu và từ ngữ nhưng không mất đi cái hồn thơ nồng hậu, bồng bột của tuổi trẻ, tuy nhiên về sau theo cách mạng, ông chủ yếu viết văn, làm báo và bình luận phê bình văn học.

Đoạn sau rất rườm rà và đóng mở không có quy cách, phần đầu đang nhận xét về nghệ thuật thơ sao phần đuôi lại nói về công việc ? Chữ "tuy nhiên" có ý nhấn mạnh bỗng hóa ra vô duyên ở đoạn bị sửa lại: thơ lúc đầu "chú trọng nhạc điệu..." tuy nhiên về sau ông "chủ yếu viết văn" (????), thế là thế nào ?. Từ chuyện này những người hay sửa bài nên lưu ý nhất là về vấn đề bố cục và ngữ pháp của đoạn văn. Tôi sửa đoạn này thành như phiên bản cũ còn ai thêm phần công việc thì hãy viết thêm 1 đoạn khác. Xiaoao (thảo luận) 06:40, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ngoài ra, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" chỉ là 1 cách gọi hoa mỹ, không phải là "tôn vinh" như Mtmtu ghi. Đoạn văn "Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đánh giá trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1942) là "thiết tha, rạo rực, băn khăn" như Xuân Diệu." có vấn đề, trước tiên những lời đó cũng chỉ là cách cảm nhận tài tử, không phải là 1 sự "đánh giá", và liệu sự cảm nhận đó của Hoài Thanh cho Xuân Diệu có phải là sự "được" không ? Những cái sai cơ bản đó làm đoạn ý trên bị lúng túng, mơ hồ;

Theo như tôi thấy thì đoạn "Nhờ đó, ông cùng với Nguyễn Bính được mệnh danh là ông Vua thơ tình. Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt Nam (1942)." có giá trị hơn, nó nhắc rõ hơn về ngôi "Vua thơ tình" mà Xuân Diệu và Nguyễn Bính cùng nắm giữ.

Cũng thành viên Mtmtu này đã sửa đoạn mở bài của Nguyễn Bính thành 1 đoạn mơ hồ không kém. Ông ta làm mất đi rất nhiều ý và không để lại cho bài 1 ý nào tốt hơn Xiaoao (thảo luận) 06:57, ngày 17 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Một trong những nhà thơ lớn[sửa mã nguồn]

Tôi thấy cái này không cần phải dẫn chứng, cứ search Google thì thấy, nhà thơ mới VN có nhiều bài được yêu thích nhất tự nhiên là Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính và gần đây có cả Bùi Giáng. Đã dùng cụm từ "một trong những" mà cũng kêu dẫn chứng thì bó tay. VN có bao nhiêu nhà thơ cho ra nhà thơ đâu Xiaoao (thảo luận) 10:13, ngày 24 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trích dẫn thơ[sửa mã nguồn]

Bài này phần tiểu sử nv không dài nhưng phần thơ lại quá dài, rất mất cân đối. Huống hồ theo quy định thì việc chép nguyên những bài thơ này là vpbq. Do đó tôi đề nghị chỉ trích dẫn (không chép nguyên) tối đa 2 bài thơ. Các bác thích thơ Xuân Diệu xem nên trích dẫn thế nào cho hợp lý.

Ngoài ra không có lý do bỏ thể loại "Nhà thơ đồng tính luyến ái" khi mà có ít nhất 3 nguồn uy tín (vietnamnet, BBC, Tô Hoài) nêu lên điều này. Adia (thảo luận) 15:25, ngày 13 tháng 11 năm 2008 (UTC) Taị sao phải chép nhiều bài thơ thế?XD nhiều bài hay lắm,chép hềt à.Mà chép này thì vấn đề bản quyền có sao kô?--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 03:30, ngày 13 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đây chỉ là trích những bài có trong sách giáo khoa, kiến thức trong bài cũng là trong sách giáo khoa hết thảy. Cả 6 bài đều là thơ thuộc trường phái "Lãng mạn", chịu ảnh hưởng phương Tây nhiều quá, trong khi thơ Xuân Diệu hồi "Phấn thông vàng" còn có nhiều bài đặc sắc hơn. Nên xếp ông này vào mục nhà thơ đồng tính luyến ái vì ông Diệu nổi tiếng với điều đó, duy trường hợp Huy Cận thì phải xem xét lại. Xiaoao (thảo luận) 04:42, ngày 12 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mở rộng bài[sửa mã nguồn]

Nội dung bài tiếng Anh mới đây được mở rộng đáng kể, sử dụng nhiều nguồn hàn lâm (tiếng Anh lẫn tiếng Việt), và được cấu trúc lại khá tốt. Nếu phiên bản này được dịch ra tiếng Việt thì sẽ có nhiều khả năng được nâng cấp thành bài tốt hay bài chọn lọc. Bài này từng được sử dụng trong mục DYK gần 15 năm trước nên không thể để cử lại cho mục này trong Wikipedia tiếng Anh. NHD (thảo luận) 01:38, ngày 25 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]