Thảo luận Thể loại:Chữ tượng hình

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chào mọi người.

Theo tôi, thuật ngữ "chữ tượng hình" này có khá nhiều vấn đề trong cách dùng.

  1. Xét về ý nghĩa thì "chữ tượng hình" là thứ "chữ" được ghi bằng hình vẽ, vậy thì tương đương với pictogram trong tiếng Anh. Nó cũng là thể loại chữ đơn giản nhứt, được liệt kê đầu tiên trong Lục Thư (6 cách cấu tạo của chữ Hán).
  2. Tuy nhiên, nếu xét "chữ tượng hình" như một hệ thống chữ viết thì nó thường được dùng như hieroglyphs trong tiếng Anh. Có lẽ các nhà ngôn ngữ học ban đầu đã dịch chữ "hieroglyphs" ra thành "chữ tượng hình", mặc dù hieroglyphs vốn có nghĩa là "chữ chạm khắc"!
  3. Bên phương Tây, thuật ngữ hieroglyphs ra đời từ lúc nghiên cứu các hình tượng đã được người Ai Cập cổ đại khắc trên đá (Egyptian hieroglyphs), sau đó nó được mở rộng ra cho các loại chữ cổ khác cũng được tìm thấy khắc trên đá như Chữ Maya, Chữ Mi'kmaq,... Còn bên ta, thuật ngữ chữ tượng hình có lẽ cũng bắt đầu từ "chữ tượng hình Ai Cập", nhưng sau lại được mở rộng ra cho tất cả các loại chữ không (thuần) ghi lại tiếng nói. Cụ thể là chữ tượng hình bao gồm cả chữ Hán, chữ Nôm,...
  4. Bây giờ thì (theo kiến thức của tôi), chữ tượng hình (hay chữ biểu ý) được dùng theo nghĩa đối lập với chữ tượng thanh (hay chữ biểu âm). Chữ tượng thanh có thể được định nghĩa một cách rõ ràng đơn giản là hệ thống chữ viết dựa trên các chữ cái (hay mẫu tự), mỗi chữ cái đại diện cho một âm hoặc vần, và mỗi chữ là tổ hợp của các chữ cái đó. Vậy rõ ràng chữ tượng thanhthuần tượng thanh, tức hoàn toàn chỉ biểu diễn âm thanh. Trong khi đó, nếu định nghĩa chữ tượng hình là đối lập với chữ tượng thanh thì chữ tượng hình sẽ không thuần tượng hình! Cụ thể là tất cả những hệ thống chữ đã kể trên, cái nào cũng có yếu tố tượng thanh trong đó; ví như chữ Ai Cập cổ đại thì gắn thêm các ký hiệu đặc biệt tượng thanh vào các ký hiệu tượng hình để chỉ rõ (phân biệt) cách đọc (giống như người Nhật dùng Hiragana, Katakana viết liền với chữ Hán trong chữ Nhật hiện đại vậy), còn như chữ Hán và đặc biệt là chữ Nôm thì rất phổ biến loại chữ hình-thanh(1 phần tượng hình + 1 phần tượng thanh) và chữ giả tá âm(mượn chữ Hán có âm Hán-Việt gần với âm thuần Việt để ghi âm thuần Việt đó).
  5. Ở trong nước (như tôi được học thời phổ thông) thì dùng 2 thuật ngữ chữ tượng hìnhchữ tượng thanh trong khi ở hải ngoại và dân nghiên cứu Hán-Nôm thì thường dùng 2 thuật ngữ khác tương ứng là chữ biểu ýchữ biểu âm. Ở Nhật và Trung Quốc, người ta cũng dùng "biểu ý tự" và "biểu âm tự". Còn dân Hán-Nôm không dùng "tượng hình" cũng còn có thêm một lý do là vì nó trùng với 1 trong 6 cách tạo chữ trong Lục Thư.

Thấy sự bất hợp lý trong cách dùng thuật ngữ như thế, tôi rất muốn tìm ra những thuật ngữ khác phù hợp hơn, nhưng chắc hẳn phải những nhà ngôn ngữ học mới làm được điều đó. Lại thấy bên tiếng Anh, người ta đã có phân rõ ràng một cách khoa học các thuật ngữ, từ hieroglyphs("chữ chạm khắc"), pictograms(chữ tượng hình), Ideograms(chữ biểu ý), đến logograms("chữ biểu tượng" là bao trùm cả 3 cái trước), nên rất mong những người nghiên cứu về ngôn ngữ tích cực đóng góp cho kho từ vựng tiếng Việt mình.

Dựa trên phân tích trên, tôi xin được kết luận dựa trên quan niệm phổ biến rằng "Chữ tượng hình là khái niệm đối lập với chữ tượng thanh", và từ đó xin làm một số việc sau đây:

Rất mong nhận được ý kiến và sự đóng góp của mọi người.

Thân ái.

Lê Harusada 11:29, 10 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi đề nghị để đảm bảo rõ ràng và nhất quán thì dùng các tên như chữ viết ý âm cho logogram, chữ viết biểu ý cho ideogram, chữ viết biểu âm cho alphabet, chữ viết âm tiết cho syllabary, chữ viết/ dấu hiệu tượng hình cho pictogram, trong khi tìm tên gọi mà các nhà chuyên môn về ngôn ngữ học sử dụng trong tiếng Việt. "Tượng thanh" thì không thấy từ điển nói dùn ghoc chữ viết nên tôi nghĩ là tránh dùng cho kiểu chữ viết. Nguyễn Thanh Quang 13:35, 12 tháng 9 2006 (UTC)