Thảo luận Thể loại:Kiến trúc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Theo tôi, Kiến trúc được nằm trong thể loại lớn hơn nó là Xây dựng. Casablanca1911 05:23, ngày 12 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hix. Xây dựng là một ngành thuộc lĩnh vực kiến trúc. Xin lỗi vì nói cộc lốc như vậy, nhưng mình sẽ dành thời gian để giải thích rõ hơn.

Lê Mậu Duy Quang 05:45, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Đại học Kiến trúc Hà NộiĐại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh thuộc Bộ Xây dựng có phải vậy không ? . Bộ Kiến trúc trước đây bây giờ đã đổi tên thành Bộ Xây dựng. Các công việc thiết kế đều phải tuân thủ theo Luật xây dựng ? Do đó, dĩ nhiên là kiến trúc là thể loại con của Xây dựng. 06:17, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Kiến trúc & Xây dựng[sửa mã nguồn]

Kiến trúc xuất hiện từ khi con người còn là một động vật. Loài chim có tổ, loài thú có hang. Và loài người cũng đã có những phát kiến thông minh cho ngôi nhà của mình trước khi là vượn người.

Kiến trúc xuất phát từ nhu cầu cụ thể của con người. Đó là ngôi nhà phục vụ cho mục đích cư trú, bảo vệ con người trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, trong đó bao gồm những không gian chứa đựng những thông tin về các hoạt động cụ thể của con người. Có thể đó là ăn - uống - sinh hoạt, có thể đó là tránh thú dữ - thiên tai, có thể đó là thờ cúng thần linh - tổ tiên, ... Khi xã hội xuất hiện, cũng là lúc con người hoạt động có tổ chức, có sự kế thừa và phát triển tri thức, có nhu cầu cao hơn về các hoạt động gọi là nghệ thuật. Từ đó, kiến trúc phát triển hơn, bao hàm nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác xoay quanh nó như hội họa, điêu khắc, và liên đới cả những lĩnh vực xa hơn như môi trường sống, sinh hoạt, làm việc, vui chơi, giải trí, tôn giáo -tín ngưỡng phục vụ cho nhu cầu của giai cấp thống trị cũng như bị trị.

Con người với hệ thống ngôn ngữ của mình bắt đầu đặt tên cho các sự vật hiện tượng xung quanh cũng như hệ thống lại các lý thuyết, kinh nghiệm nhằm truyền đạt chúng lại cho thế hệ tương lai. Về lĩnh vực này, có lẽ xin nhường lời giải thích lại cho các nhà ngôn ngữ học. Theo hiểu biết có hạn của mình, từ "build" có lẽ xuất hiện đầu tiên, dùng để chỉ bao gồm cả kiểu kiến trúc và sự xây dựng. Sau đó, lần lượt ra đời các khái niệm:

  • Architect: nghĩa là kiến trúc sư, có thể xuất phát từ các từ sau:
*Arc: có nghĩa là cung, hình cung. Hình thức cư trú của con người cổ đại là các hang đá tự nhiên hoặc ngôi nhà làm từ các loại cây thân gỗ mềm đều có hình vòm cung, sau này một số nơi xuất hiện nhà làm bằng đất vuông vắn, nhưng khi đó hình thức mái vẫn là hình vòm hoặc mái dốc.
*Arch: cũng có nghĩa là khung cửa tò vò, hình cung ...
*Tectonic: có nghĩa là xây dựng, kiến tạo.
*Architectonic: là tính từ, có nghĩa là thuộc về kiến trúc, thuộc cấu trúc...
  • Construct: là động từ, chỉ hoạt động xây dựng, có thể xuất phát từ các từ sau:
*Structure: nghĩa là kết cấu, cấu trúc.
*Con: có thể là viết tắt của continue(liên tục), hay connect(kết nối).

Mặc dù không biết từ nào xuất hiện trước, từ nào xuất hiện sau, nhưng khi ngôn ngữ và chữ viết ra đời thì kiến trúc và hoạt động xây dựng đã có trước đó rất lâu. Ngày nay, chúng ta biết đó là hai mặt của một vấn đề. Để có một công trình kiến trúc, không thề thiếu những người thiết kế và đội ngũ xây dựng. Tuy nhiên trước đây, công việc thiết kế được xem trọng hơn rất nhiều. Người thiết kế đa phần thuộc tầng lớp thống trị, thượng lưu và quý tộc, còn những người xây dựng bao gồm tầng lớp bị trị, dân nghèo và nô lệ. Công trình kiến trúc lại đa phần phục vụ cho những người "có tiền và quyền lực". Ở đây, mình không đề cập đến vấn đề cao quý hay thấp hèn mà chỉ là nhắc lại lịch sử. Như vậy, theo quan niệm cổ điển, lĩnh vực kiến trúc bao gồm cả xây dựng. Xây dựng phải phục vụ cho kiến trúc, tuân theo sự chỉ định của kiến trúc và phục vụ tuyệt đối ý đồ thiết kế. Người kiến trúc sư thời đó quản lý cả hệ thống kết cấu, quá trình thi công, hệ thống cấp - thoát nước ... và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công trình của mình.

Kiến trúc ngày nay được xem là một bộ môn nghệ thuật mà ngôn ngữ của nó là không gian. Phân biệt với các ngành nghệ thuật khác như: ngôn ngữ của Hội Họa là mảng màu; ngôn ngữ của Điêu Khắc là hình khối; ngôn ngữ của Âm Nhạc là âm thanh; ... Khoa học kỹ thuật liên tục phát triển. Con người ngày càng đào sâu vào các lĩnh vực chuyên môn hơn, phát triển theo hướng phân công lao động nhiều hơn. Và các ngành khoa học cũng đã tiến hành phân chia thành nhiều môn khoa học khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều chuyên ngành khác nhau. Kiến trúc cũng không thể thoát khỏi quy luật tất yếu đó.

Kiến trúc ngày nay bao gồm hai lĩnh vực hoạt động chính, đó là THIẾT KẾ KIẾN TRÚC và XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.

  • Thiết kế kiến trúc: chỉ những hoạt động mang tính nghệ thuật, có tính sáng tạo cao. Đây cũng là mặt mỹ thuật của kiến trúc, bao hàm yếu tố tinh thần của con người, và dĩ nhiên nó cũng kết hợp cả yếu tố khoa học, hợp lý từ giao thông đối nội, đối ngoại, cho đến từng nhu cầu cụ thể của con người ở mỗi địa phương khác nhau. Lĩnh vực này còn phát triển chuyên sâu hơn thành các bộ môn như: Mỹ thuật công nghiệp, Thiết kế nội thất, Thiết kế ngoại thất, kiến trúc công trình, thiết kế đô thị, kiến trúc cảnh quan, ...
  • Xây dựng công trình: chỉ những hoạt động mang tính chính xác cao của khoa học, bao hàm những hoạt động vật chất của con người. Lĩnh vực này ngày càng chuyên sâu hơn vào khoa học chính xác như: Thiết kế kết cấu, Thiết kế điện - nước, Thiết kế san nền, Phòng cháy và chống sét ...
  • Một số ngành trung gian: Vật liệu xây dựng, Môi trường, Địa Chính, ...

Đặc biệt ta thấy ở Việt Nam hiện nay, một số môn học và lĩnh vực chuyên ngành chưa được đào tạo. Kiến trúc sư sau khi tốt nghiệp vẫn chưa phân biệt rõ chuyên ngành thiết kế đô thị hay thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan, ... Vì thế, hiện nay chúng ta đang có sự phân cấp trong hệ thống kiến trúc sư như: kiến trúc sư đứng công trình, kiến trúc sư nhà phố, kiến trúc sư bàn giấy, kiến trúc sư nội thất, ... chỉ chuyên môn và cơ hội làm việc của họ sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên, ta vẫn thấy tầm quan trọng và bao quát của người kiến trúc sư ở vị trí CHỦ TRÌ. Đó là người làm công việc quản lý tất cả các khâu lập dự án, hoàn tất hồ sơ thiết kế bao gồm kiến trúc, kết cấu, điện, nước, hồ sơ thi công, thậm chí cả quá trình xây dựng và hoàn công sau khi xây dựng. Như vậy, nếu phát triển hơn, chúng ta sẽ thấy Kiến Trúc bao gồm cả những hoạt động thuộc lĩnh vực Xây Dựng, hoặc đó là hai ngành song song tồn tại như Kiến Trúc Đô Thị & Xây Dựng Đô Thị.

Bộ Kiến Trúc hay Bộ Xây Dựng chỉ là một tên gọi đặt ra phục vụ cho việc quản lý. Người ta chỉ có thể quản lý những hoạt động xây dựng vật chất, chứ không thể quản lý hoạt động tinh thần của bạn. Đó chính là lý do vì sao ta có Luật Xây Dựng, Bộ Xây Dựng, ... và Trào Lưu Kiến Trúc, Chủ Nghĩa Kiến Trúc, Xu Hướng Kiến Trúc, ...

À, còn bạn nói là "thiết kế kiến trúc phải tuân thủ theo Luật Xây Dựng" là không chính xác. Người thiết kế chỉ có loại văn bản nên tuân theo là DỮ LIỆU KIẾN TRÚC SƯ. Văn bản này có tính tương đối, chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn, luôn được thay đổi theo thời gian, theo từng địa phương cụ thể, vì nó được xây dựng trên số đo con người trung bình (khái niệm này bạn nên tìm hiểu ở lĩnh vực xã hội học đô thị). Tuy nhiên, Luật Xây Dựng lại chi phối đến quá trình thiết kế kiến trúc để giới hạn, quản lý không gian đô thị, tạo vẻ mỹ quan cho kiến trúc tổng thể. Ban dự thảo luật xây dựng luôn luôn hiện diện nhiều kiến trúc sư. Ngoài ra người quản lý đô thị cũng bắt buộc phải là người có kiến thức về kiến trúc mới tạo và giữ được mỹ quan đô thị. Luật Xây Dựng hơn nữa cũng sẽ luôn bị chi phối bởi các quan niệm thẩm mỹ kiến trúc và đặc điểm văn hóa của xã hội đương thời.

Bài viết chỉ mang tính khái quát, rất mong những góp ý xây dựng của các bạn.

Cảm ơn các bạn đã xem.

Lê Mậu Duy Quang 10:41, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Có lẽ bạn nhầm khái niệm "kiến trúc" sang thành "kiến thiết" hoặc "kiến tạo". Khái niệm về "kiến trúc" ở Wikipedia được định nghĩa theo khái niệm chung như các ngôn ngữ Wiki khác, không phải chỉ hiểu theo cách người Việt Nam nghĩ. "Hoạt động xây dựng" rộng lớn hơn "hoạt động kiến trúc" rất nhiều. Việc "lập dự án, hoàn tất hồ sơ thiết kế bao gồm kiến trúc, kết cấu, điện, nước, hồ sơ thi công, thậm chí cả quá trình xây dựng và hoàn công sau khi xây dựng.." là các khâu trong hoạt động xây dựng. Casablanca1911 10:36, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Đó chính là sự phong phú trong ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là từ điển tiếng Việt mà? Một ngôn ngữ chỉ là một phương tiện để truyền đạt và diễn giải văn hóa. Cũng chính vì thế mà nhiều dịch giả với vốn sống nghèo nàn của mình đã không truyền tải nổi nội dung văn hóa của nhiều văn bản. Mặc dù chúng ta đang trong tiến trình toàn cầu hoá, nhưng mỗi dân tộc với ngôn ngữ của mình vẫn luôn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa.

Đi sâu hơn về các khái niệm "kiến trúc", "kiến tạo" hay "kiến thiết", mình đã không thể nhầm lẫn. Bởi vì "kiến trúc" bản thân nó đã là một danh từ, chỉ một lĩnh vực mà trong đó có rất nhiều các chuỗi hành động khác, mang ý nghĩa "kiến thiết" hay "kiến tạo". Trong khi đó, trong Anh ngữ, tất cả chỉ là "build" hoặc "construct". Và công việc chính của kiến trúc sư trên toàn thế giới là "design". Hệ thống các môn học của các trường đại học kiến trúc trên thế giới có một bộ môn gọi là "Architectural Engineering", và ngược lại trong các trường đại học xây dựng cũng có một bộ môn "Architectural Design" trong giai đoạn "Undergraduate Degree Programs". Như vậy ta thấy xây dựng đang từ từ tách khỏi kiến trúc. Đặc biệt, ở TPHCM hiện nay, không có trường Đại Học Xây Dựng, mà chỉ là Trung cấp XD, sau đó là Cao Đẳng XD, hay khoa xây dựng thuộc Đại Học Kỹ Thuật và trước đây là khoa XD thuộc trường ĐH Kiến Trúc TPHCM.

Phân tích theo quan điểm triết học Marx, ta thấy rằng lý luận Kiến Trúc được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống (nhu cầu con người - xã hội, điều kiện địa lý - tự nhiên, văn hóa và yếu tố tinh thần, ...). Từ những lý thuyết được hệ thống đó, người kiến trúc sư thiết kế ra những công trình kiến trúc. Những công trình kiến trúc này, được xây dựng, trải qua quá trình tồn tại và phục vụ con người, lại tác động vào hệ thống lý thuyết, xây dựng những quan điểm mới, ... Cứ như vậy, nền kiến trúc của thế giới tiếp tục được phát triển. Và xuất phát điểm của Xây Dựng hoàn toàn là từ Kiến Trúc.

Các hoạt động mà mình đã nêu ra ở trên: lập dự án, thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước, PCCC, ... là các hoạt động THIẾT KẾ KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG. Các hoạt động này được diễn ra dưới sự chủ trì của một KIẾN TRÚC SƯ. Và hơn nữa, công tác thi công ở công trường hoàn toàn phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế. Thậm chí, khi có một yêu cầu thay đổi về KIẾN TRÚC, ngay lập tức XÂY DỰNG phải ngưng ngay, và khi nào hoàn chỉnh công việc chỉnh sửa kiến trúc thì việc xây dựng mới được tiếp tục.

Nhìn xa hơn một chút, tất cả những công trình kiến trúc được xây dựng là với mục đích tạo mỹ quan cho đô thị, tạo ra bộ mặt kiến trúc cho đất nước, cho dân tộc, tiêu biểu cho nền kiến trúc thời đại. Nếu nền kiến trúc quốc gia vẫn chưa tìm được đường đi với bản sắc dân tộc mình thì công việc xây dựng vẫn phải đối diện với hàng loạt những khó khăn và trở ngại. Và dĩ nhiên như mình đã đề cập, xây dựng vẫn có tác động và ảnh hưởng nhất định đến kiến trúc.

Có thể bạn Casablanca đã nhầm khái niệm "xây dựng" trong kiến trúc với "xây dựng đất nước" chăng? Cả hai đều là "build".

Cảm ơn các bạn đã xem.

Lê Mậu Duy Quang 14:36, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi biết là bạn mới tham gia Wikipedia nên còn nhiều vấn đề chưa rõ. Những điều mình hiểu trong thực tế không phải là sẽ được đưa lên Wikipedia (mặc dù có thể là hoàn toàn đúng). Các bài viết và thông tin ở đây cần chính xác nên cần có các nguồn tham khảo, dẫn chứng cho những điều mình nêu ra, chỉ ra. Nếu bạn tìm được thì tốt. Bạn có biết là để làm được chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư tư vấn giám sát v.v.. thì tờ khai và tờ xin được cấp chứng chỉ hành nghề, nhất định phải có thêm dòng chữ "trong hoạt động xây dựng", chứ không phải là "trong hoạt động kiến trúc và xây dựng" hoặc "trong hoạt động kiến trúc". (Hướng dẫn thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề theo nghị định 209 đó). Casablanca1911 14:52, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Quang chân thành cảm ơn góp ý của bạn Casablanca. Mình hoàn toàn có thể đưa ra những cơ sở dữ liệu chính xác khi cần thiết. Còn việc bài viết của mình có được đưa ra ngoài hay không mình không quan tâm lắm, vì nếu đưa ra ngoài thì mình phải viết thật cụ thể và chính xác hơn, tốn nhiều thời gian của mình hơn nữa chứ sơ sài thế này thì ... xấu hổ chết. Hihi. Còn chuyện thủ tục lấy chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư ở VN là một "hủ tục" mà nhiều bài báo ở VN đã nhiều lần phê phán. "Từ ngữ" được sử dụng trong đó thì Quang vẫn luôn tôn trọng quyết định và kiến thức của thế hệ cha anh, vì mình lớn lên từ đó mà! Không biết bạn có biết đến những "chuyến đi đêm" trong đó chưa? Bây giờ thì tiến bộ hơn rồi, còn có "cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình qua Internet" nữa cơ. Anh tham khảo ở đây nè: http://www.constructiondpt.hochiminhcity.gov.vn/cchn.php?id=3

Mến chúc anh vui.

Lê Mậu Duy Quang 15:32, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi cũng vừa đọc link trên. Tất nhiên là những "chuyến đi đêm" tôi có biết, nhưng sự thực là các chứng chỉ đó tôi đã làm rất đường hoàng mà không hề phải "đi đêm". Do vậy, các "chuyến đi đêm" này chỉ là nhỏ thôi. Bạn cứ tìm hiểu các bài ở Wikipedia và các quy định của Wikipedia tiếp đi vậy. Hy vọng bạn sẽ không bị nghiện nó. :) 15:46, 3 tháng 8 2006 (UTC)

Hy vọng mình không cảm thấy chán nó thì đúng hơn. Hix, một khối lượng công việc khổng lồ với lượng người quá ít ỏi. Không lẽ mình là người cầu toàn?

Mến chúc mọi người luôn vui.

Lê Mậu Duy Quang 15:57, 3 tháng 8 2006 (UTC)