Thảo luận Thể loại:Người Việt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Muon biet them ve nhac si Hoang Giac, ai giup day?

Tôi đã đưa yêu cầu của bạn vào trang Wikipedia:Bài thỉnh cầu, hy vọng sẽ có người viết. Avia (thảo luận) 09:20, ngày 25 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi có ý này, xin mọi người cho ý kiến, các thể loại con ở đây nên gọi là "Bác sĩ người Việt", "Kiến trúc sư người Việt"... hay là "Bác sĩ Việt Nam", "Kiến trúc sư Việt Nam"...? Avia (thảo luận) 02:38, ngày 30 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nên dùng ...Việt Nam thay vì người Việt vì tôi thấy nó không xuông tai. Nhưng mà chỉ nên áp dụng cho những người đang sống ở Việt Nam hay từng hành nghề tại Việt Nam. Nguyễn Hữu Dng 16:43, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra nó cũng sẽ giúp đồng bộ với các thể loại sau này cho các nước khác với tên gọi ngắn hơn: "Bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ" ngắn hơn "Bác sĩ người Thổ Nhĩ Kỳ". 193.52.24.125 16:47, ngày 06 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo tôi còn có thêm thể loại Nhân vật lịch sử Việt Nam. Và những như Phạm Tuân có thể cho vào chung một thể loại khác, chứ thể loại Nhà du hành vũ trụ người Việt Nam không biết mấy năm nữa mới có người thứ hai :D--Docteur Rieux 23:13, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn phỏng chừng Thể loại Nhân vật lịch sử Việt Nam sẽ có bao nhiêu người? Theo chủ quan của tôi thì các "nhân vật lịch sử" hầu như đều có thể loại cả rồi: vua, quan lại, tướng, nhà cách mạng, chí sĩ, tổng bí thư, tổng thống, chủ tịch... như vậy thể loại "Nhân vật lịch sử Việt Nam" sẽ là một tầng trung gian không cần thiết giữa Thể loại Người Việt với các thể loại Vua Việt Nam, Tướng Việt Nam, v.v... Avia (thảo luận) 02:52, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Vậy những nhân vật như Trần Khắc Chung, Nguyễn Sinh Sắc... sẽ xếp tất cả vào thể loại Người Việt như hiện nay? Sẽ có bao nhiêu người như vậy. Chúng ta có thể xếp chung vào Nhân vật lịch sử rồi chia nhỏ theo từng thời kỳ--Docteur Rieux 03:17, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Okie, Trần Khắc Chung xếp vào Thể loại:Thủ tướng Việt Nam hoặc Thể loại:Tể tướng Việt Nam, Nguyễn Sinh Sắc xếp vào Thể loại:Quan lại Việt Nam và/hoặc Thể loại:Chí sĩ Việt Nam. Tôi đã nói là hầu hết các nhân vật lịch sử có thể phân loại được mà. Avia 03:40, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thể loại : người Việt nằm trong thể loại : các dân tộc Việt Nam. Nếu xếp tất cả thể loại của người Việt Nam vào thể loại này thì các thể loại dân tộc khác sẽ không có người làm kinh tế, văn hóa, chính trị...gì cả. Việc này không được sửa đổi luôn, thì tôi e rằng càng ngày càng có thêm nhiều bài và dến lúc không thể không sửa đổi thì công sức sẽ phải bỏ ra nhiều hơn. Casablanca1911 10:51, ngày 24 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]


Thay đồi thể loại[sửa mã nguồn]

Khi tôi đưa bài viết Dân tộc Việt Nam vào Thể loại:Người Việt, anh Tmct đã cho lùi lại với lý do: (rv. người việt chỉ là một trong các dân tộc sống ở VN, không làm thể loại mẹ được). Chiếu theo thực tế tại wiki và làm 1 cuộc nhận xét hiện tình:

  • Nếu người Việt chỉ là một trong các dân tộc sống ở VN, không làm thể loại mẹ được do đó trang Dân tộc Việt Nam không thể nằm trong Thể loại:Người Việt, nhưng tại sao trong Thể loại:Người Việt lại có Thể loại:Các dân tộc Việt Nam, trong tiểu thể loại đó có trang Dân tộc Việt Nam ?
Chỗ này chắc là do người nào tạo ra bị lộn giữa Việt và Việt nam. Khổ, mọi người vẫn dùng 1 từ Việt để chỉ cả hai nên lẫn lộn hết cả. Không biết vị "bác học" oái oăm nào đem đổi chữ Kinh thành chữ Việt để đến nỗi giờ lẫn lộn tên gọi giữa "Dân tộc Kinh" và "người dân nước Việt Nam".Tmct 20:25, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  • Theo định nghĩa tại trang Thể loại:Người Việt hiện nay: Người Việt là từ để chỉ những người thuộc dân tộc Việt, còn gọi là Kinh. Bên cạnh đó, đôi khi nó còn được sử dụng để chỉ những người sống định cư lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc để chỉ lên một khái niệm trừu tượng về tinh thần và nhân cách của Dân tộc Việt. Nếu vậy, dùng chữ Người Việt chỉ như người Kinh và 1 trong các dân tộc sống ở VN là thu hẹp định nghĩa Người Việt, trong trang Thể loại:Người Việt hiện nay có rất nhiều thể loại về Nhân vật, trong đó bao gồm cà người Việt gốc Chăm, người Việt gốc Hoa.... Và như thế tại wiki hiện nay không có 1 "loại mẹ" để bao gồm hết các dân tộc, nhân vật đang sống định cư tại VN hoặc có quốc tịch Việt hoặc có gốc Việt.

=> Do đó tôi mạn phép và tạm thời thay đổi Thể loại:Người Việt thành Thể loại:Người Việt Nam để hợp lý hơn, đồng thời thể hiện sự đoàn kết của khối cộng đồng các dân tộc Việt. Mong các anh chị / bạn ủng hộ Temely 20:13, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ấy bác ơi, bác xem lại định nghĩa trong bài Người Việt. Đó chỉ là tên gọi khác của Dân tộc Kinh thôi. Còn để nói về người Việt Nam gồm đủ các dân tộc thì đã có bài Người Việt NamThể loại:Người Việt Nam. Tmct 20:22, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi sẽ chuyển các bài ... Việt Nam sang ....thể loại Người việt nam. Tmct 20:32, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xem trong trang Thể loại:Người Việt Nam : Chủ đề này dùng Thể loại:Người Việt. như thế trang Thể loại:Người Việt Nam. chỉ là trang chuyển hường. Theo tôi, để đơn giản và hợp lý hơn: nên thay đổi Thể loại:Người Việt thành Thể loại:Người Việt Nam. Và trang Thể loại:Người Việt sẽ là trang chuyển hướng sang Thể loại:Người Việt Nam hoặc là trang định hướng. Nếu sau này, có trang nào hoặc tiểu thể loại nào đặc biệt cho người Kinh, hãy chuyển về Thể loại:Người Việt hoặc Thể loại:Người Việt (Kinh)., như thế có thể nhanh và đơn giản hơn là Tôi sẽ chuyển các bài ... Việt Nam sang ....thể loại Người việt nam. Tôi vẫn nghĩ là dùng từ Người Việt đơn thuần như từ Người Kinh, là một hình thức hạn hẹp định nghĩa từ ngữ, và mang tính chất (có nguy cơ) chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. => Chuyển Thể loại:Người Việt sang Thể loại:Người Việt Nam là nhanh, gọn, hợp lý và thuận lòng người nhất. Temely 20:58, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng muốn làm như bác cho khỏe. Của đáng tội bây giờ ở VN, để chỉ dân tộc Kinh, từ "người Việt" đã trở thành popular hơn "người Kinh" lắm rồi. Thực ra tôi đoán là vì muốn "đoàn kết dân tộc" nên các bác "học giả" nào đó đã muốn đánh lộn người Kinh/Việt với tất cả các dân tộc khác ở VN - người Việt Nam, nên mới tự dưng chuyển "Kinh" thành "Việt".
Về chuyện "đơn giản hơn" thì ....đằng nào thì tôi cũng đã chuyển xong rồi. Tmct 21:02, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vậy cũng hợp lý hơn trước rất nhiều rồi. Cảm ơn anh! Temely 22:36, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Người Việt hay Việt Nam - Lại chuyện thể loại[sửa mã nguồn]

Cũng xin góp ý thêm về vần đề bác sĩ Việt Nam, giáo sư Việt Nam, nhạc sĩ Việt Nam... tôi nghĩ là có thể xem là người Việt Nam, nếu họ có gốc Việt, dù sinh sống ngoài Việt Nam. Vấn đề này cũng đã được bàn đến nhiều nơi mà chưa có thống nhất, như tại trang Thảo luận:Diệu Hương. Trường hợp Diệu Hương, nếu xét theo tiêu chí hành nghề tại Việt Nam thì bà không phải nhạc sĩ Việt Nam theo tiêu chuẩn đó, nhưng cũng không thể xếp vào nhạc sĩ Mỹ được, vì bà không sáng tác nhạc lời Anh. Vậy xếp bà vào nhóm nhạc sĩ nước nào ? Rồi ra còn lại phải làm lại hết các thể loại, chia ra: nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ gốc Việt, nhạc sĩ Việt kiều, hay gì gì đó và bao nhiêu ngành nghề khác đều phải chia nhỏ thể loại theo cách đia phương tính... Và nhiều khi vị thế cũng thay đồi, như hiện nay NS Phạm Duy, NS Đức Huy cũng có hành nghề tại VN. Tôi nghĩ nên đơn giản và dùng những thể loại: nhạc sĩ người Việt, giáo sư người Việt,... có lẽ sẽ đơn giản hơn và tránh được rất nhiều rắc rối và rườm rà. Tốt nhất là không nên xếp loại cụ thể như vậy. Temely 20:58, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

không thể xếp vào nhạc sĩ Mỹ được, vì bà không sáng tác nhạc lời Anh
Tại sao? Trong nền nhạc Mỹ có nhiều người hát tiếng tây ban nha mà. Tại sao nhạc lời Việt của các bác hải ngoại lại không được xếp vào nhạc Mỹ? Các bác người Canada sáng tác bằng tiếng Pháp có được xếp loại Nhạc sĩ Pháp không? Tmct 21:10, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lại 1 vấn đề mới, và có thể phải tranh luận rất lâu. Chuyện Anh, Mỹ, Canada, tôi không có ý kiến, và chỉ chú ý vấn đề người Việt chúng mình thôi, trong 1 hoàn cảnh đặc biệt hơn các nước khác. Nếu NS Diệu Hương là NS Mỹ, lại không ổn, vì nhạc lời Việt của bà ta không ai gọi là nhạc Mỹ hết, vẫn là nhạc Việt đấy, nhưng lưu hành tại hải ngoại và một số ít cũng có hát ở Việt Nam (Quang Dũng với bài Vì Đó là Em được giải Mai Vàng 2003). Tôi nghĩ, để đơn giản hơn, đổi hết các thể loại nhạc sĩ Việt Nam, giáo sư Việt Nam... sang nhạc sĩ người Việt, giáo sư người Việt etc... có lẽ đỡ rắc rối hơn, nếu không sau này lại đẻ ra thêm một đống tiểu thể loại: nhạc sĩ hải ngoại, nhạc sĩ gốc Việt, giáo sư Mỹ gốc Việt, nhà văn hải ngoại, nhà văn Pháp gốc Việt etc... Hoặc nên sáng chế ra 1 cụm từ nào đó để đoàn kết các khối người Việt dù trong hay ngoài nước ? Tôi chì muốn đơn giản hóa vấn đề. Temely 21:36, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy không có gì cản trở việc tạo thể loại Nhạc sĩ Mỹ gốc Việt. Người Việt ở Mỹ mới 30 năm cho nên còn xem mình là người Việt chứ không phải người Mỹ. Chỉ chờ một thế hệ nữa cho những người trong thế hệ tôi lớn lên thì sẽ thấy họ tự xem là người Mỹ chứ không phải người Việt, một hiện tượng đã xảy ra đối với người Việt tại Pháp. Hiện nay đa số những người Việt tại Mỹ được nhiều người biết đến (không chỉ trong cộng đồng Mỹ gốc Việt) có nói được câu tiếng Việt nào đâu: Chloe Dao, Dat Phan, Betty Nguyen, Tila Nguyen, Janet Nguyen...Nguyễn Hữu Dng 22:58, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

NS Diệu Hương không sáng tác nhạc lời Mỹ, tôi nghĩ chẳng ai gọi nhạc của bà là nhạc Mỹ cả, do đó không nên xếp bà vào nhóm nhạc sĩ Mỹ, dù là nhạc sĩ Mỹ gốc Việt. Như GS Trần Văn Khê là nhà nghiên cứu Việt Nam hoặc nhà nghiên cứu hải ngoại ? NS Trịnh Nam Sơn, bây giờ cũng hành nghề tại VN, là nhạc sĩ Việt hay nhạc sĩ Mỹ gốc Việt? Những người như Dat Phan, Tila Nguyen sinh hoạt và hành nghề hoàn toàn trong cộng dồng Mỹ thì không nói, nhưng rắc rối nhất là các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ chỉ dùng tiếng Việt để sáng tác. Vẫn còn nhiều người Việt tại hải ngoại dùng tiếng Việt để sáng tác, đẻ nghiên cứu và thường góp mặt trong những sinh hoạt tại Việt Nam, có người được giải thường của VN (như danh hiệu Vinh danh nước Việt). Tôi nghĩ nên kéo họ về, gắn bó họ với nước Việt, hơn là đẩy đi.

Và theo ý kiến của anh DHN, sẽ đẻ ra rất nhiều tiểu thể loại mới: Nhạc sĩ Mỹ gốc Việt, nhạc sĩ Pháp gốc Việt, nhạc sĩ Úc gốc Việt... (theo đó, có lẽ nên gọi chung là nhạc sĩ hải ngoại, hoặc nhạc sĩ gốc Việt), sau đó còn nhiều ngành nghề khác nữa: giáo sư, bác sĩ, nhà văn, nhà thơ... cũng đều phải chia như thế. Rườm rà và rắc rối. Có nên chăng, xem lại ý kiến trên của tôi, nghĩ ra dùng 1 cụm từ nào đó (nhạc sĩ người Việt ?) để đoàn kết các khối người Việt dù trong hay ngoài nước ? Tôi nghĩ nên đơn giản hóa vấn đề, gom lại hết mức có thể (cho dễ tra cứu) hơn là chia sẻ nhỏ đến nát ra. Temely 23:15, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Các tiểu thể loại mới Nhạc sĩ Mỹ gốc Việt, nhạc sĩ Pháp gốc Mỹ, nhạc sĩ Úc gốc Do Thái, cầu thủ Anh gốc Hàn Quốc...bên enwiki cũng có, cho nên chúng ta sẽ không sợ rườm ra, rắc rối, sẽ làm đặc diểm nhân vật rõ ràng hơn, tránh các tranh luận phức tạp thế nào là nhạc sĩ Việt Nam, nhạc sĩ Mỹ, nhạc sĩ Việt hải ngoại...Casablanca1911 02:13, ngày 17 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]