Thảo luận Wikipedia:Dự án/Sinh học

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kho lưu trữ[sửa mã nguồn]

Tiểu dự án Côn trùng[sửa mã nguồn]

Độ nổi bật cho bài viết về giống[sửa mã nguồn]

Những danh sách về xác định một giống trong vật nuôi và giống cây trồng chưa rõ ràng trong các văn bản tiếng Việt, nó được hiểu là nhóm những cây trồng của hoặc vật nuôi của một loài sinh học có những đặc điểm nổi bật, và có thể nhân giống được để thế hệ sau giữ nguyên được những đặc điểm đó. Giống cây trồng/ vật nuôi có thể được đặt tên theo đặc điểm nổi trội, người lai tạo/ chọn lọc hoặc địa phương đầu tiên nuôi trồng. Tôi thấy Wikipedia tiếng Việt đang có nhiều mâu thuẫn về quan điểm độ nổi bật của một giống cây trồng/ vật nuôi quanh loạt bài viết về giống cây trồng của thành viên Goodmorninghpvn. Nhân đây tôi xin mời mọi người tham gia thảo luận để đưa ra được có quy tắc chung trong việc thẩm định lại các bài viết nội dung về giống sau này để có thể quyết định sự tồn tại hoặc treo biển độ nổi bật.

Phương án 1[sửa mã nguồn]

Cần tối thiểu 1 nguồn hàn lâm quốc tế xác nhận tồn tại giống cây trồng đó, hoặc nguồn hàn lâm trong nước đã báo cáo mô tả/ khảo nghiệm giống đó. Trích dẫn nguồn một cách trực tiếp chứ không dẫn lại qua báo chí hoặc văn bản pháp luật?

Phương án 2[sửa mã nguồn]

Không cần nguồn hàn lâm, chỉ cần có nội dung nổi bật được đưa tin tối thiểu 2 lần trên báo địa phương? Điều này đưa đến một hệ quả là báo chí trở thành những người chứng nhận giống. Nếu chỉ cần báo chí công nhận thì dùng nguồn báo chí có phải thỏa mãn điều kiện tòa soạn nằm ngoài phạm vi địa phương (tỉnh/ thành) có giống cây trồng vật nuôi được đăng bài trực tiếp hay không? - Phương án áp dụng độ nổi bật khác theo ý kiến bổ sung.

Ý kiến tham gia[sửa mã nguồn]

Mời các anh chị đưa ra thảo luận để có được những tiêu chuẩn/ hướng dẫn chung về độ nổi bật đối với đối tượng bài viết về giống cây trồng vật nuôi tránh gây ra mất nhiều thời gian mâu thuẫn tranh cái sau này. Gió Đông (thảo luận) 07:57, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Ai lại làm ăn thế này. Kiếm không gia nào có bày tỏ quan điểm, có bỏ phiếu chứ. Không có chỗ bỏ phiếu, cứ cho quan điểm như Én bạc thì làm sao mà chốt vấn đề được. Morning (thảo luận) 11:33, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Wikipedia khuyến khích trao đổi, thảo luận trước khi kéo nhau ra bỏ phiếu. Bỏ phiếu chọn ý kiến đa số chỉ là giải pháp sau cùng khi hai (nhiều) bên không thuyết phục được bên kia, không tìm được đồng thuận. Én bạc (thảo luận) 11:37, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
@Goodmorninghpvn: trước tiên thì thảo luận ở không gian này là phù hợp để lắng nghe các ý kiến xây dựng. Nếu có nhiều ý kiến khó giải quyết thì chúng ta mới cần phải đưa ra biểu quyết. Sau những biểu quyết xóa bài về loạt bài mà bạn khởi tạo, tôi thấy cần thiết bổ sung những hướng dẫn chung trong các chủ đề liên quan đến giống, vì giống khác các bậc phân loại sinh học cụ thể như chi/ loài/ loài phụ/ thứ/ dạng nên cộng đồng chúng ta đã gặp bối rối cũng như có những cách hiểu khác nhau về độ nổi bật. Chúng ta đưa ra ý kiến trước sau đó nếu cần thiết thì sẽ đưa ra biểu quyết. Có được những hướng dẫn từ thảo luận này thì sau này những người khác mới quan tâm tham gia viết bài sinh học như ban sẽ hạn chế những khó khăn.--Gió Đông (thảo luận) 11:46, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
@Goodmorninghpvn: bạn cũng nên đưa ra ý kiến thảo luận của mình về vấn đề này.--Gió Đông (thảo luận) 11:47, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi ủng hộ phương án 1, nhưng bổ sung thêm các nguồn hàn lâm trong nước bao gồm văn bản chính thức của nhà nước (như các danh mục pháp lý), nguồn dẫn từ các trang nghiên cứu khoa học độc lập (như http://www.vncreatures.net hoặc http://www.botanyvn.com), nguồn của các trường đại học, cao đẳng... Đối với nguồn báo chí, chỉ dẫn nguồn hạn chế ở khía cạnh xã hội (như ẩm thực...). Thái Nhi (thảo luận) 11:48, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi ủng hộ phương án 1 nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin. Thái Nhi trích dẫn cụ thể hơn về nguồn hàn lâm trong nước.--Prof. Cheers! (thảo luận) 12:10, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Ủng hộ phương án 1, Wikipedia:Độ nổi bật có nói :Nếu một chủ đề được các nguồn thứ cấp đáng tin cậy và độc lập với chủ thể đưa tin đáng kể, chủ đề sẽ được coi là thỏa mãn các tiêu chí ..., 1 chủ thể được nhiều nguồn trung lập uy tín nhắc tới rõ nét thì rõ là nổi bật. Việc hạn chế là chủ thể đó chỉ có mặt loanh quanh trong các báo chí địa phương, có thể là coi chưa thỏa mãn đầy đủ về tính chất toàn cầu, rộng rãi.  A l p h a m a  Talk 13:16, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Cách tiếp cận này có chổ không ổn. Khái niệm giống cần được tiếp cận bằng khái niệm tiếng Anh: (tạm dịch) Một giống là một nhóm cụ thể của vật nuôi, cây trồng mà có đồng nhất về kiểu hình, hành vi và/hoặc các đặc tính khác mà phân biệt nó với các sinh vật khác cùng loài và đã được hình thành thông qua quá trình chọn giống..
- Như vậy về mặt bản chất, giống cũng tương tự loài (đều là tập hợp các cá thể có sự đồng nhất về kiểu hình và được phát triển qua quá trình lâu dài, thông thường giống sẽ được chọn lọc nhanh hơn), khác biệt căn bản là loài hình thành do chọn lọc tự nhiên, còn giống hình thành do chọn lọc nhân tạo).
- Bản thân nếu được gọi/công nhận là giống (không tự nhiên 1 loại vật nuôi hay cây trồng nào cũng được gọi là giống) thì nó đã hàm chứa độ nổi bật rồi (vì ít nhất cũng nổi bật trong phạm vi một cộng đồng, địa phương vì nó là đặc sản của địa phương đó), đồng thời đây là một khái niệm trong khoa học về nông nghiệp (là một lĩnh vực cơ bản của xã hội) và như thế sẽ không có chuyện là giống này thì nổi bật và giống kia thì không nổi bật, việc này cũng như loài, tất cả loài đều được mặc định là nổi bật, kể cả những loài mà chẵng ai biết đến.
Như vậy thì cuộc biểu quyết này thực chất là cuộc biểu quyết về việc chọn nguồn mà thôi. Hiện nay, quy định về nguồn đã có, vậy có cần thiết phải đặt ra không hay chỉ cần thực hiện theo quy định chung về độ nổi bật?--Phương Huy (thảo luận) 15:54, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Về phương án 1:
"Cần 1 nguồn hàn lâm quốc tế xác nhận tồn tại giống cây trồng đó": Không ổn chút nào, vì bản chất của giống là mang tính địa phương (tỉnh, huyện), quốc gia (thẩm quyền công nhận giống là của nhà nước đó hoặc được cộng đồng người lưu truyền từ đời này qua đời khác), vậy có cần hàn lâm quốc tế xác nhận không?, và các giống của nước ngoài (chẵng hạn như trên en Wiki, có phải yêu cầu Việt Nam hoặc nước nào khác xác nhận không?)
"nguồn hàn lâm trong nước đã báo cáo mô tả/ khảo nghiệm giống đó. Trích dẫn nguồn một cách trực tiếp chứ không dẫn lại qua báo chí hoặc văn bản pháp luật?", theo tiêu chí này (báo cáo mô tả/ khảo nghiệm giống và phải trích trực tiế) thì cũng không đảm bảo vì rất dễ sử dụng phải nguồn sơ cấp và dễ bị dùng sai. Về báo chí, đồng ý là chất lượng không cao nhưng thực chất nó là nguồn thứ cấp, có thể dùng để kiểm chứng được (lưu ý là giá trị kiểm chứng chứ không phải là chân lý). Về văn bản pháp luật mà không được coi là nguồn thì không ổn vì pháp luật có hiệu lực trên toàn quốc do đó từng nội dung của nó đương nhiên phải phổ biến và nổi bật và nhà nước là chủ thể có thẩm quyền cao nhất trong việc công nhận tư cách pháp lý của giống.--Phương Huy (thảo luận) 16:14, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
@Phương Huy: như vậy theo cách hiểu ý kiến của bạn thì những bài viết về giống không cần phải áp dụng nguồn hàn lâm mà thay vào đó chỉ cần dẫn lại vài nguồn từ báo địa phương ghi nhận sự hiện diện của giống đó là đã thỏa mãn? Liệu rằng sẽ có dẫn tới hiện tượng tranh chấp hay trùng lặp về giống mà sau này có liên quan đến những bài viết về giống đó trên wikipedia không? --Gió Đông (thảo luận) 16:31, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Không phải như vậy bạn àh. Việc áp dụng nguồn hàn lâm là đúng rồi, nhưng vấn đề là nó đúng trong mọi trường hợp chính vì vậy có cần phải biểu quyết không khi những tiêu chí (nguồn) này cũng chính là quy định chung về độ nổi bật?--Phương Huy (thảo luận) 16:35, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Không phải là biểu quyết, tôi đang cố lấy ý kiến mọi người về cách hiểu cho độ nổi bật cho loạt bài giống cây trồng/ vật nuôi. Nếu nó được xếp vào lĩnh vực khoa học cơ bản thì nó có buộc phải có nguồn hàn lâm hay chỉ cần nguồn pháp lý? Trường hợp còn lại là mức độ nổi bật thông qua báo chí địa phương thì bài đó có bị quy két và treo tiêu bản tầm nhìn hẹp hay không?--Gió Đông (thảo luận) 17:04, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Ah nhân đây tôi có ý hỏi thế này?, bạn là người mở biểu quyết, nhưng bạn có thật sự am hiểu như thế nào về giống không?, nếu chưa sâu thì xin hãy dành thời gian phát triển, nâng cấp bài giống trên Wiki tiếng Việt, biết đâu chúng ta lạ có cách nhìn khác. Cá nhân tôi thì nghĩ rằng, bạn vì bức xúc với vụ moring nên mới mở biểu quyết để có cơ sở "làm một lèo" chứ chưa nghiên cứu nhiều về giống đúng không? (bằng chứng là bạn nó đưa ra các tiêu chí để thẩm định về giống nhưng các tiêu chí đưa ra thực chất chỉ là việc thẩm định về nguồn, yêu cầu có nguồn hàn lâm; và một chi tiết thú vị nữa là bạn mở biểu quyết về "giống" trong không gian "dự án sinh học", nhưng giống đâu phải là khái niệm sinh học, nó thuộc về chủ đề nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) mà, đúng không ạh?)--Phương Huy (thảo luận) 16:46, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Ở đây không phải là tôi bức xúc với thành viên morning. Mà tôi thấy có sự mâu thuẫn trong cách suy diễn độ nổi bật của loạt bài về giống mà nếu không có loạt bài của bạn morning thì sớm muộn cũng có những thành viên khác viết mà thôi. Nếu đưa ra được những ý kiến tranh luận tốt thì sau này khi có thành viên mới viết về đề tài này có thể mời họ đọc qua tham khảo để có được bài viết tốt nhất. Còn bạn hiểu như thế nào về đối tượng của nông nghiệp lại không phải là các tác nhân sinh học?--Gió Đông (thảo luận) 17:04, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
@Phương Huy: theo tôi thì ở đây bạn đừng đánh giá hiểu biết của tôi về giống mà thay vào đó bạn đưa ra ý kiến của bạn về nguồn chú thích cho 1 bài viết về giống để nó đủ nổi bật trên Wikipedia. --Gió Đông (thảo luận) 17:17, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Lý do gì phải đóng lại phần thảo luận tại đúng không gian đề tài liên quan? Biểu quyết thì mới cần đóng và giới hạn thời gian. Thậm chí sau này có những thành viên mới bắt đầu tham gia viết các bài liên quan đến nhóm chủ đề giống cây trồng/ vật nuôi thì họ vẫn có thể thêm vào ý kiến hoặc những câu hỏi chúng ta cần giải quyết. Chúng ta cần diễn giải một cách hiểu tốt nhất thông qua thảo luận. Kết quả của những thảo luận ở đây không mang tính bắt buộc mà nó mang tính diễn giải cách hiểu về độ nổi bật chủ đề. Ảnh hưởng rất lớn đến loạt bài sinh học sau này. --Gió Đông (thảo luận) 16:31, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi nói rồi, những cái đương nhiên là nổi bật (như, số 1, số 2...; dân tộc kinh, H'Mong...) chỉ cần chứng minh nó tồn tại thì cần gì phải thảo luận để mất thời gian của cộng đồng. Morning (thảo luận) 16:40, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Vấn đề là chứng minh đó bạn. Chứng minh nó tồn tại và chứng minh nó nổi bật như thế nào. Bạn không chỉ viết bài wikipedia cho mình tôi hay mình bạn đọc--Gió Đông (thảo luận) 17:10, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Đã là giống thì không cần chứng minh nó nổi bật vì đương nhiên nó nổi bật rồi. Chỉ cần chứng minh nó tồn tại thôi bằng các nguồn: văn bản pháp lý công nhận giống, nguồn gen; cơ quan chuyên môn triển khai các hoạt động nghiên cứu như phục tráng, chọn giống, nhân giống…; các nguồn chứng minh sự tồn tại trong một không gian, thời gian nào đó…
Vậy nên chúng ta mới cần dẫn chú thích (nguồn) cơ quan chuyên môn triển khai các hoạt động nghiên cứu như phục tráng, chọn giống, nhân giống đó là ở dự án, tài liệu nào? do ai hoặc tập thể nào làm? viện/ cơ quan/ trường đại học nào? hoặc xuất bản bởi nhà xuất bản nào?--Gió Đông (thảo luận) 17:38, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Những bài viết của tôi đề có nguồn chứng minh việc đó cả. Morning (thảo luận) 17:49, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Có rất nhiều giống lưu truyền từ đời này đến đời khác, có tác động lớn đến một cộng đồng dân cư, thậm chí đi vào văn hóa của cộng đồng dân cư đó. Việc xác nhận sự tồn tại này là do cơ quan quản lý của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương quyết định; hoặc các nguồn báo chí địa phương thường xuyên nhắc đến... Morning (thảo luận) 18:00, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Ủng hộ phương án 1. Một giống đủ đnb phải được công nhận rộng rãi từ cấp độ quốc gia trở lên, cần nguồn hàn lâm để chứng minh, không thể dựa vào những văn bản cấp tỉnh thành phố mang tính pr địa phương.--Diepphi (thảo luận) 17:15, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  • Theo bạn giống được công nhận từ cấp độ quốc gia trở lên là gì? Ai công nhận. Việt Nam có rất nhiều giống nội, từ xa xưa đến giờ, mặc dù không được ai công nhận nhưng nông dân vẫn sản xuất, để giống rồi lại sản xuất thì có được coi là giống quốc gia không? Morning (thảo luận) 17:52, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  • Việt Nam từ xã xưa có rất nhiều nguồn giống quý, chất lượng tốt. Tuy nhiên, do nhu cầu thực phẩm cao, nhiều giống mới, năng suất cao được nhập và đưa vào sản xuất. Những giống nội đó dần thu hẹp, thậm chí mất giống. Ở đâu đó, một cộng đồng dân cư còn lưu giữa được những giống của ngày xưa mặc dù quần thể không lớn. Bên cạnh đó, có những giống bản địa đã có từ lâu, phù hợp với điều kiện tự nhiên của một vùng nào đó, được cộng đồng địa phương coi là sản vật… Chính vì vậy, với mỗi tỉnh, thành, mỗi vùng sinh thái có nhưng giống riêng. Báo chí Hà Nội không thể xuống Hải Phòng ca ngợi giống bản địa của Hải Phòng được. Morning (thảo luận) 17:53, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  • Hơn nữa, chúng ta không thể nói đến độ nổi bật ở đây, mà hãy nói đến việc nó có tồn tại hay không. Chúng ta không thể so sánh 54 dân tôn Việt Nam xem dân tộc nào có những đặc điểm gì nổi bật để cho rằng nổi bật được, hiển nhiên 54 dân tộc đó nổi bật rồi. Chúng ta cũng không thể so sánh giữa 12 tháng, 30 ngày, hay so sánh các số tự nhiên để chọn ra đối tượng nổi bật rồi đưa lên wiki; bản thân chúng đã nổi bật rồi. Morning (thảo luận) 17:56, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
@Goodmorninghpvn: cái mà một công văn, hay một bài báo nhắc đến thì nó chỉ mang tính chất nhắc qua và nó không trực tiếp hỗ trợ thông tin hay độ nổi bật về bài viết. Để chứng minh được giống đó tồn tại thì phải cần tài liệu đã có phản biện và một cách trực tiếp như là các dự án, các chương trình triển khai nghiên cứu, các sách đã xuất bản từ nhà xuất bản có uy tín của các đối tượng từ các Viện hoặc cơ quan thuộc viện chuyên môn, các trường đại học chuyên ngành mới là nguồn trực tiếp hỗ trợ thông tin. Tôi đưa ra thảo luận này nhằm mục đích tranh luận để giải thích bổ trợ hơn là vấn đề có hiềm khích hay không (tôi không hiểu tại sao có người lại nghĩ và nói như vậy vì chúng ta tham gia wiki đều là tự nguyện). Một bài viết càng có nhiều người tham gia kiểm tra dữ kiện, phân tích các vấn đề pháp lý, và săm soi bài viết, thì ấn bản càng đáng tin cậy. Tôi nghĩ sẽ hữu ích khi bạn đọc lại tồn tại khác nổi bậtnguồn hàn lâm. --Gió Đông (thảo luận) 18:10, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Nếu quan điểm bạn vẫn vậy, tôi xin dừng thảo luận ở đây, không tham gia tiếp nữa. Morning (thảo luận) 18:27, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
@Goodmorninghpvn: ngay cả khi bạn dừng thảo luận ở đây thì bạn vẫn nên đọc các hướng dẫn về tồn tại khác nổi bậtnguồn hàn lâm.--Gió Đông (thảo luận) 18:31, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Tôi cũng nghĩ Morning nên phân biệt giữa tồn tại và nổi bật. Ngoài ra, bạn nên lưu ý cách gọi "giống" trong ngôn ngữ dân dã khá chung chung, nó có thể trùng khớp với một breed hoặc cultivar nào đó, nhưng cũng có trường hợp không được như thế mà đơn giản nó chỉ là chủng loại cây trồng, vật nuôi nào đó được sản xuất tại địa phương. [...] có những giống bản địa đã có từ lâu, phù hợp với điều kiện tự nhiên của một vùng nào đó, được cộng đồng địa phương coi là sản vật, nếu giống này chưa được giới chuyên môn (phân loại sinh học hoặc ngành nông-lâm-ngư nghiệp) công nhận thì chưa thể khẳng định nó là một giống cây trồng/vật nuôi đích thực được. Ngược lại, nếu nó đã được công nhận thì cần dẫn nguồn hàn lâm hay quy chuẩn để cho thấy nó tồn tại, đấy là còn chưa xét tới độ nổi bật vì WP tiếng Việt mới chỉ thừa nhận đnb mặc nhiên cho loài (hay phân loài nhỉ, hồi trước tôi có hỏi một thành viên nhưng không nhận được trả lời). Còn nếu chỉ có nguồn báo chí, ký sự thì tôi e rằng nó chỉ là một loại nông sản nào đó vì hợp thổ nhưỡng, khí hậu địa phương mà cho đặc tính, phẩm chất cao hơn những nơi khác mà thôi. Greenknight (thảo luận) 02:54, ngày 23 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Thông tin nhiễm sắc thể[sửa mã nguồn]

Cần lắm một người tạo giúp mình hộp thông tin nhiễm sắc thể (Infobox chromosome), cái này mình không rành -Buileducanh 13:09, ngày 5 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]