Thảo luận Wikipedia:Tên bài (hóa học)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Làm ơn chỉ dùm tôi kí hiệu kết tủa bằng mã wiki đi. Cảm ơn--Trần Nam Hạ 2001 (thảo luận) 02:03, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Viết bằng mã Wiki thì không có, mình vừa tạo hai tiêu bản. Bạn có thể sử dụng:

EsVie (thảo luận) 03:25, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC).[trả lời]

Mình chỉnh lại kích thước kết tủa nhỏ xuống chút, trông đẹp hơn rồi đấy, cảm ơn EsVie--NamHạ (thảo luận) 12:43, ngày 9 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Phiên chuyển tên hóa học sang tiếng Việt theo đề xuất của Hội hóa học Việt Nam[sửa mã nguồn]

Hiện nay, kết quả của đề tài Xây dựng hệ thống Danh pháp và Thuật ngữ hóa học Việt Nam do Hội Hóa học Việt Nam chủ trì đã được xuất bản thành sách Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, H:2010. Đồng thời, dựa trên dự thảo đề nghị của Hội Hóa học Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố 02 tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học - Nguyên tắc cơ bản và TCVN 5530:2010 Thuật ngữ hóa học - Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học. Xin tóm tắt một số nội dung về nguyên tắc phiên chuyển danh pháp hóa học tiếng Việt (Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam, tr.43-58, sđd), đề nghị cộng đồng cho ý kiến để sử dụng thống nhất trong các tên bài hóa học.

STT Nội dung Ví dụ Ghi chú Ý kiến của các thành viên
1 Bổ sung các phụ âm f; j; z; w (không có trong bảng chữ cái tiếng Việt, riêng w chỉ được đề xuất bổ sung trong TCVN 5529:2010). f (ferum), j (jasmin), z (benzen), w (wolfram)
2 Chấp nhận các tổ hợp phụ âm br, cl, cr, fl, fr, gl, gr, kr, lf, pl, pr, ps, sp, st, str và tr. br (brom), cl (clor), cr (cromi), dr (hydro), fl (fluor), fr (freon), gl (glucose), gr (graphit), kr (krypton), pl (platin), pr (proton), ps (pseudoionon), sp (spin), st (sterol), str (stronti), tr (natri), w (wolfram) Riêng trường hợp cl (clor), TCVN 5529:2010 quy định viết chlor.
3 Phụ âm g giữ nguyên khi đứng trước nguyên âm e. germani
4 Phụ âm d không chuyển thành đ, dù vẫn đọc như đ trong tiếng Việt. hydro, indi Quy định này tương đồng với quy định hiện nay của vi.wiki. Wikipedia:Tên bài (hóa học) quy định viết andehit, hidro nhưng thực tế tên chính của bài vẫn dùng đ như anđehit, hiđro, natri hiđroxit, natri đihiđrophotphat... Thực ra ở miền nam VN trước 1975 đã thống nhất không đổi d sang đ, và bây giờ tại các trường ĐH phía nam vẫn như vậy (theo Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam, tr.45). Tại miền bắc thì không có sự nhất quán, nhưng xu hướng sử dụng d mà không đổi sang đ ngày càng phổ biến. Hơn nữa khi giữ nguyên d trong các danh pháp tiếng Việt thì vẫn không gây sự hiểu lầm nào.
5 Phụ âm c đứng trước các nguyên âm i, e, y trong các trường hợp cụ thể có thể không chuyển thành x. viết Ceri (nguyên tố Ce) mà không viết xeri. Một số trường hợp có thể chuyển hoặc không chuyển c thành x, như axit/acid, axeton/aceton, xyclohexan/cyclohexan... Riêng TCVN 5529:2010 quy định viết acid, aceton, cyclohexan...
6 Không thay phụ âm s bằng x hoặc z ở âm vận cuối (ase, ose). viết base, glucose, amylase. Quy định hiện nay của vi.wiki là không nhất quán khi chuyển -ase thành -aza nhưng lại chuyển -ose thành -ôzơ. Thực ra chuyển -se thành -za là do ảnh hưởng của cách đọc trong tiếng Nga, trong khi chuyển thành -zơ là do ảnh hưởng từ tiếng Pháp. Việc giữ nguyên -se không vi phạm các quy tắc chính tả tiếng Việt.
7 Giữ nguyên các phụ âm kép tạo vần trong tiếng Việt như th, ch, ph. Bao gồm cả trường hợp phụ âm kép ch được phát âm là /k/ trong tiếng Anh như chitin, chavebitol... methan, ethylen, thiophen, chlor Trong tiếng Pháp, phụ âm h trong th, ch, ph thường là h câm, nên trước đây tiếng Việt cũng thường bỏ không đọc chữ h này. Tuy nhiên trong tiếng Việt và kể cả tiếng Anh, vẫn có thể đọc các phụ âm kép nêu trên, do đó không cần bỏ h.
8 Giữ nguyên các tổ hợp nguyên âm (đọc nhanh từng âm theo tiếng Việt, không đọc eu thành ơ như trong tiếng Pháp). ae (caesi), au (tautomer), eu (eugenol), io (iod, niobi), ou (coumarin), uo (fluor)
9 Không thay thế nguyên âm y bằng nguyên âm i. viết hydro mà không viết hidro hay hiđrô. Nếu thay hết y bằng i thì khi muốn truy lại danh pháp IUPAC sẽ khó xác định được i nào là giữ nguyên, i nào được chuyển từ y. Hơn nữa trong tiếng Việt cũng đang sử dụng đồng thời cả i và y, bản thân vấn đề này cũng tạo nhiều cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
10 Viết liền các âm tiết, mà không viết rời. không viết nat-ri, cac-bon
11 Không dùng dấu thanh và dấu mũ. viết at, ac, ap, ap, et, ep, it, ip..., không viết ô, ê và ơ (trừ trường hợp nitơ/nitrogen) Thực ra dấu thanh trong trường hợp như hyđrôxít chỉ có ý nghĩa tượng trưng vì nó không tạo ra một âm vận mới. Nếu chấp nhận các vần ngược như id thì việc chuyển id thành ít là không chấp nhận được. Hơn nữa thói quen chuyển -ide trong tiếng Việt trước đây là không nhất quán: sodium hydroxide chuyển thành natri hyđrôxít nhưng sodium sulfide lại chuyển thành natri sulfua vì natri sunfít thì đã tương ứng với sodium sulfite rồi; nhưng như thế vẫn chưa ổn vì sulfide và sulfur đều được phiên thành sunfua, vi phạm nguyên tắc mỗi danh pháp chỉ thể hiện một chất.
12 Bỏ bớt một trong hai phụ âm của phụ âm đôi. cc (sacarose), ff (cafein), ll (alyl, paladi), mm (amoni)... Riêng ammin, giữ nguyên hai chữ m để phân biệt với amin. Quy tắc này hiện nay được chấp nhận rộng rãi.
13 Bỏ bớt nguyên âm e ở cuối từ nếu không gây nhầm lẫn. viết benzen (IUPAC: benzene), propan (IUPAC: propane). Nếu việc lược bỏ nguyên âm e có thể gây hiểu lầm thì vẫn giữ, dù có thể phát âm hoặc không phát âm (Ví dụ: indole, thiazole...). Quy tắc này hiện nay được chấp nhận rộng rãi.
14 Chấp nhận các vần ngược chưa có trong tiếng Việt. ad (cadmi), af (hafni), ag (magnesi), ar (argon, arsen, carbon), od (iod), or (bor, chlor, fluor), os (phosphor), al (calci, cobal), el (nickel)... Đối với các nguyên tố B, Cl, F, I, giữ các phụ âm r và d ở cuối để dễ dàng chuyển sang các dẫn chất của chúng như chloric, chloride, fluoric, boric, boran, iodic, iodat... Trước đây do phiên chuyển iod thành iốt mà nhiều người viết nhầm natri iodat thành natri iôtát!
15 Bỏ hầu hết các hậu tố -um trong tên nguyên tố hóa học, kể cả các nguyên tố và một số ion có hậu tố -ium cũng chỉ bỏ phần -um. K (kali), Na (natri), U (urani), Ti (titani), Pt (platin), Mn (mangan), ion carboni, ion oxoni, ion amoni... Riêng Cm (curium) và Tm (thulium), vẫn giữ hậu tố -um do liên quan đến kí hiệu nguyên tố. Theo quy tắc này thì arsenicum trong danh pháp IUPAC sẽ được phiên sang tiếng Việt là arsenic chứ không phải arsen hay asen như nhiều người vẫn sử dụng hay selenium sẽ thành seleni chứ không phải là selen. Thực tế quy tắc này rất cần thiết, vì hiện nay đang sử dụng lẫn lộn: dùng selen nhưng lại cũng dùng germani, luteti, thậm chí dùng cả 2: uran/urani
16 Giữ nguyên hậu tố -ide mà không đổi thành -ua hoặc -ur, và có thể đọc là i-đe (Danh pháp và thuật ngữ hóa học Việt Nam) hoặc đọc như từ ai (TCVN 5529:2010, trừ trường hợp oxit). viết chloride, carbide, sulfide mà không viết clorua, carbua, sulfua... Nếu chuyển -ide thành -ua thì cả sulfur và sulfide đều thành sunfua mất. Trường hợp này cũng không bỏ e cuối để tránh nhầm lẫn với các hợp chất khác có đuôi -id.
17 Riêng tên của 2 nguyên tố O và N: chấp nhận cả hai cách viết là oxy/oxygen và nitơ/nitrogen

---Hungda (thảo luận) 13:46, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tên của các nguyên tố, khi áp dụng các nguyên tắc trên sẽ như sau (trừ một số ngoại lệ, áp dụng với các nguyên tố đã có tên Việt như đồng, chì... hoặc quá quen như natri, kali...)

Tên nguyên tố Tên nguyên tố Tên nguyên tố Tên nguyên tố Tên nguyên tố
Actini Copernici Iod Nitơ (Nitrogen) Scandi
Americi Chromi Iridi Nobeli Seaborgi
Antimon Curi Kali Osmi Seleni
Argon Darmstardi Kẽm Oxy (Oxygen) Silic
Arsenic Dubni Krypton Paladi Stronti
Astatin Dysprosi Lanthan Phosphor Tantal
Bạc (Argentum) Đồng (Cuprum) Lawrenci Platin Techneti
Bari Einsteni Lithi Plutoni Teluri
Berkeli Erbi Luteti Poloni Terbi
Beryli Europi Lưu huỳnh (Sulfur) Praseodymi Thali
Bismuth Fermi Magnesi Promethi Thiếc (Stanum)
Bohri Fluor Mangan Protactini Thủy ngân (Hydrargyrum)
Bor Franci Meitneri Radi Thuli
Brom Gadolini Mendelevi Radon Titani
Cadmi Gali Molypden Rheni Urani
Caesi Germani Natri Rhodi Vanadi
Californi Hafni Neodymi Roentgeni Vàng (Aurum)
Calci Hassi Neon Rubidi Wolfram (Tungsten)
Carbon Heli Neptuni Rutheni Xenon
Ceri Holmi Nhôm (Aluminium) Rutherfordi Yterbi
Chì (Plumbum) Hydro (Hydrogen) Nickel Samari Ytri
Chlor Indi Niobi Sắt (Ferrum) Zirconi
Cobalt
Mình thấy nhiều cái không hợp lý cho lắm. Chúng ta đã quen gọi tên theo kiểu cũ bây giờ đổi có vẻ khó.Ledinhphublxm (thảo luận) 14:22, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mình có vài ý kiến:

  • Về các nguyên âm, tổ hợp phụ âm và phụ âm g, c thì ổn, không có vấn đề gì
  • Phụ âm d: nên viết là đ, theo cách đọc trong tiếng Việt
  • Phụ âm s, th, ch, y: nên viết theo cách cũ hay hơn.
  • Phần vần ngược và hậu tố ide cũng không được. Các danh pháp này chúng ta học từ lâu và đã quen với nó; nay thay đổi thì khó nhất là trên toàn vi.wiki
  • Phụ âm kép uo nên viết là o. Ví dụ: fluor - flo,..

Xin các bạn cho thêm ý kiến.Ledinhphublxm (thảo luận) 14:49, ngày 15 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Việt Nam đã ra TCVN, thì chắc chắn nó sẽ được phản ánh trong tất cả các nhãn hàng, bao bì, thông tin đại chúng, và kể cả sách giáo khoa. Tôi thấy một bạn có ý kiến ở trên, và tôi nghĩ cá nhân những người đã được đào tạo khác với tiêu chuẩn này sẽ cảm thấy không quen thuộc và "không hợp lý". Tuy nhiên, chắc các bạn cũng đồng ý là mình không thể "có lý" hơn một hội đồng tiêu chuẩn quốc gia mà chắc chắn họ là thầy của thầy các bạn. Tôi tán thành áp dụng nó cho Wikipedia tiếng Việt hoàn toàn. Tân (thảo luận) 02:51, ngày 16 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Đúng là rất khó cho một số người khi áp dụng các quy tắc phiên chuyển nêu trên. Nhưng riêng tại VN, khá nhiều người người đã sử dụng một/một số/toàn bộ các quy tắc nêu trên. Đặc biệt trong ngành y tế, hầu hết các quy tắc nêu trên đã được thể hiện trong bộ Dược điển VN. Hungda (thảo luận) 11:36, ngày 16 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Những cách phiên chuyển như vi.wiki hiện nay dù được liên hệ với SGK hiện hành ở VN (dù bản thân các sách giáo khoa do các tác giả khác nhau viết thì danh pháp hóa học cũng không thống nhất), nhưng thực ra đó là kết quả của thói quen phiên âm từ nhiều năm trước, chứ không phải phiên chuyển. Cách thức đó cho đến nay dù là thói quen của nhiều người nhưng trong thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập như tính thiếu nhất quán, đặc biệt có thể gây nhầm lẫn như trường hợp phiên từ danh pháp IUPAC sulfur/sulfide/sulfite đã phân tích ở trên. Trong khi đó, vi.wiki ngày càng tiếp cận với nhiều thụât ngữ và danh pháp mới, sự thay đổi dù muộn, dù khó khăn vẫn còn hơn như hiện nay. Bản thân phần mở đầu của Wikipedia:Tên bài (hóa học) cũng đã khuyến khích sự thay đổi nếu cần là gì! Hungda (thảo luận) 12:24, ngày 16 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]


Cái khó căn bản cho khoa học Việt Nam hiện tại là việc quy ước lại các ký hiệu, đại lượng và cách gọi. Bởi vì có một nền khoa học bị chia sẻ sâu sắc do ảnh hưởng của các ngôn ngữ phương Tây, tạm thời nêu danh 4 ngữ chính là: Anh, Pháp, Đức và Nga. Bản thân em hiện tại đang là một sinh viên năm cuối khoa Hóa, đang hết sức bối rối vì sự nhũng loạn tất cả. Em không đề nghị nên răm rắp nghe theo bản quy ước hiện tại do Hội Hóa học VN đưa ra, cũng không bác bỏ nó. Sự thay đổi tại thời điểm hiện tại cho thấy các nhà khoa học đang đồng lòng xây dựng một hệ thống chung để tránh những bất đồng hiện hữu; nhưng không thể nói là sự thay đổi này đưa tới bản quy tắc hoàn thiện.

  • Có cần không việc chúng ta phải biến đổi từ gốc, để sau đó người đọc phải thực hiện biến đổi ngược lại để có lại từ gốc. Chính việc biến đổi này làm cho đại bộ phận sinh viên/người có chuyên môn không biết hoặc viết sai từ gốc. Vd: " Andehit " có nguồn gốc dễ nhận là Aldéhyde (fr) và thông dụng với Aldehyde (en), hãy xem từ này biến đổi quá nhiều so với gốc và khi tái tạo từ cũ mọi người viết là Andehide/Andehite hoặc tốt hơn là Andehyde. Vd này được rút ra từ bài kiểm tra cuối kỳ học phần Anh Văn cho Hóa học của lớp em và chỉ có mình em đạt điểm tối đa cả hai phần viết và đọc (hơi bị khoe khoang nhỉ!?, ^o^)
  • Tạo các chuyển hướng và cần được nêu rõ "MỤC TỪ --- ĐƯỢC CHUYỂN HƯỚNG TỚI ---" để các thành viên không mất thời gian mâu thuẫn với nhau và tranh giành cái tựa đề như ý riêng.
  • um, có hai chữ nhỏ nhoi bỏ thì được gì.
  • amin >< ammin, một cái là nhóm định chức (như ethylamine) còn cái kia dùng trong danh pháp ligand (như hexaamminecobalt(III) cation). EsVie trao đổi- -đóng góp 05:14, ngày 17 tháng 7 năm 2011 (UTC).[trả lời]

Vậy nên gọi hợp chất aldehyde (tiếng anh) như thế nào đây? Theo mình thì nên giữ nguyên vì các hợp chất này có rất nhiều và cứ mỗi lần mình dịch bài từ tiếng anh thì lại phải sửa lại cho từng từ một thì rất là mất công. Hieu nguyentrung12 (thảo luận) 08:20, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Theo những j đã trình bày ở trên thì sẽ là aldehyd (bỏ e). Nói chung là giữ theo danh pháp quốc tế (IUPAC), chỉ có một số thay đổi:
  • Bỏ bớt một trong hai phụ âm của phụ âm đôi. Ví dụ: cc (sacarose), ff (cafein)...
  • Bỏ bớt nguyên âm e ở cuối từ nếu không gây nhầm lẫn. Ví dụ: viết benzen (IUPAC: benzene)...
  • Bỏ hầu hết các hậu tố -um trong tên nguyên tố hóa học, kể cả các nguyên tố và một số ion có hậu tố -ium cũng chỉ bỏ phần -um. Ví dụ: K (kali), Na (natri), U (urani), Ti (titani)...
Hungda (thảo luận) 08:39, ngày 13 tháng 8 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Quy định mới của Bộ Giáo dục và đào tạo Việt Nam về sử dụng Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học[sửa mã nguồn]

Ngày 18-03-2016, Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Công văn số 1041/BGDĐT-GDTrH gửi Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng trong nước; Các sở giáo dục và đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nội dung như sau:

"Ngày 29/12/2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Quyết định số 2950/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5529:2010: Thuật ngữ hóa học - Nguyên tắc cơ bản; Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5530:2010: Thuật ngữ hóa học - Danh pháp các nguyên tố và hợp chất hóa học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các đơn vị chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo, cơ quan xuất bản và cơ quan chuyên môn triển khai áp dụng hai tiêu chuẩn quốc gia nói trên."

Tên bài trên wiki tiếng Việt hiện nay chủ yếu sử dụng cách phiên âm theo sách giáo khoa của VN, do đó đề nghị các thành viên cho ý kiến về việc thống nhất sử dụng cách phiên âm mới theo chủ trương của Bộ GD-ĐT. Hungda (thảo luận) 07:33, ngày 9 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Theo TCVN 5530:2010 mới này chúng ta phải viết oxide thay cho oxit, acid thay cho axit, base thay cho bazơ? Phải viết natri chloride thay cho natri clorua; chlor, phosphor? Hmm có vẻ chúng ta đang tiến tới Anh hoá mọi thứ? Nguyên Lê (thảo luận) 21:23, ngày 9 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Thực ra cách Việt hóa triệt để chỉ áp dụng trong ngành giáo dục, kiểu như "hiđrô", ngành hóa thì ít triệt để hơn. Ngành y dược và nhiều nhà khoa học phía nam thì vẫn dùng "acid", "chlorid" ... nhưng cũng không thống nhất. Đọc cuốn "Danh pháp hóa học Việt Nam..." sẽ thấy khi hệ thống hóa có rất nhiều vấn đề nảy sinh mà nếu cứ giữ như hiện tại thì... Ví dụ điển hình là phân biệt sulfur/sulfua/sulfide/sulfit/sulfite, hay cách viết etyl/ethyl thực ra đơn giản là theo tiếng Anh hay tiếng Pháp nhưng trong danh pháp các hợp chất hữu cơ phức tạp theo IUPAC thì tần suất các tiền tố ethyl/acetyl... rất nhiều, việc phiên chuyển sẽ rất phức tạp mà thực sự lại không hữu ích gì. Trong các phòng thử nghiệm, nhiều người kêu ca các từ Việt hóa quá triệt để nhiều khi họ không chuyển về tiếng Anh đc, nên rất bất tiện khi đặt mua hóa chất. Hungda (thảo luận) 11:14, ngày 10 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Do Wikipedia không phải chỉ phục vụ cho mục đích giáo dục học đường tại Việt Nam, tôi không cảm thấy cần thiết áp dụng cách viết mới này từ chính phủ Việt Nam, khi mà các tên gọi hay thuật ngữ này đã có tính phổ quát từ lâu. --minhhuy (thảo luận) 08:35, ngày 19 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Nhưng hiện tại Wikipedia chưa có một bộ quy tắc đặt tên nào hoàn chỉnh cả. Wikipedia:Tên bài (hóa học) nhiều năm qua ở Wikipedia ta vẫn có nhiều tranh cãi về tính đúng đắn, nên quy tắc thì có nhưng chẳng ai tuân theo, vì thế hiện nay các bài viết được đặt tên khá lộn xộn không rõ đang theo quy tắc nào. Tran Xuan Hoa (thảo luận) 21:43, ngày 21 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Chính vì Wikipedia không phải chỉ phục vụ cho mục đích giáo dục học đường tại Việt Nam nên mới cần thống nhất về danh pháp hóa học tiếng Việt. Cách phiên âm triệt để nay chỉ còn dùng trong giáo dục phổ thông, còn trong giáo dục cao đẳng-đại học thì không như vậy và tùy theo trường, theo địa phương; ngành y dược cũng một kiểu nữa. Những bất tiện trong thực tế như tôi lấy ví dụ ở trên không phải cho mục đích giáo dục học đường. Hungda (thảo luận) 17:16, ngày 23 tháng 9 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Trong bộ quy tắc này có nhiều thay đổi rất lớn, không chỉ cách viết mà còn cả cách đọc (chẳng hạn, một gốc rất quen thuộc là clorua, suốt mấy chục năm qua đọc là "cờ-lo-rua" theo hướng dẫn mới phải được viết là "chloride" và phải đọc là "cờ-lo-rai"?!). Một đặc điểm trong tiếng Việt mà quy tắc cũ đáp ứng tốt hơn là tiếng Việt dùng chữ cái Latinh để ghi âm âm tiết, nên tiếng Việt "đọc sao viết vậy", "đánh vần", khác với tiếng Anh cách đọc không trùng với cách viết, nêu hầu như khi học một từ tiếng Anh phải học viết riêng và học đọc riêng. Quy tắc mới không đáp ứng được cái đặc điểm cơ bản đó của tiếng Việt, mà đòi hỏi người học phải biết tiếng Anh mới có thể viết đúng; như vậy là đã làm khó hàng triệu học sinh thêm một chút (nếu đến một lúc quy tắc này được đưa vào áp dụng trong chương trình phổ thông). Nhưng ưu điểm là quy tắc mới chặt chẽ hơn, như anh Hungda đã nói những trường hợp sulfua, sulfide ở trên. Nguyên Lê (thảo luận) 19:32, ngày 13 tháng 10 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Chào các bạn. Thấy các bạn thảo luận đã lâu mà vẫn chưa đi đến kết luận cuối, mà mình thấy chủ đề này rất đáng quan tâm vì liên quan đến việc chuẩn hóa và luật hóa. Mình hoàn toàn đồng ý với bạn Hungda và bạn Tân. Bản thân mình dù đã dùng các thuật ngữ hóa học phiên âm kiểu tiếng Việt suốt thời trung học, nhưng thiết nghĩ vẫn rất lộn xộn vì nhiều dị bản do không thống nhất (như cách viết sulfur/sunfua...) nên việc thay đổi theo tiêu chuẩn mới là hợp lý. Mình nghĩ ý kiến một số bạn muốn "Giữ" là vì do thói quen, do ngại thay đổi những gì "phổ quát từ lâu". Điều này chỉ có thể hợp lý trước khi có quy định hoặc tiêu chuẩn từ chính phủ/ nhà nước ban hành. Vì một khi đã có quy định chính thức từ chính phủ như bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN hay Quyết định 2950/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ như bạn Hungda đã chia sẻ, thì chúng ta nên cập nhật theo. Nếu vì thói quen sử dụng từ lâu do sách giáo khoa thì càng phải thay đổi theo Công văn số 1041/BGDĐT-GDTrHcủa Bộ GD&ĐT. Trong các vấn đề thảo luận thì nên lấy văn bản pháp luật làm nền tảng chứ không nên dựa theo thói quen hoặc sự bất tiện khi thay đổi. Mặt khác, điều này giúp Wikipedia phát huy vai trò bách khoa mang tính cập nhật cao. Thân. LTN.Canada (thảo luận) 16:02, ngày 17 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Mình thêm một ý kiến ủng hộ Wikipedia tiếng Việt bám theo một chuẩn danh pháp hóa học. Có lẽ hiện nay chỉ có duy nhất chuẩn danh pháp hóa học tiếng Việt mà nhà nước Việt Nam đã xây dựng. Nên đã theo chuẩn thì chỉ còn 1 lựa chọn chuẩn này. -Trần Thế Trungthảo luận 02:34, ngày 19 tháng 7 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Đang có thảo luận về Tên bài hóa học và sinh học tại WP:TL (19/02/2021)[sửa mã nguồn]

Hiện tại đang có thảo luận về vấn đề này tại Wikipedia:Thảo luận. Mời mọi người vào link này để nêu lên ý kiến của mình. Xin cảm ơn— Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 13:02, ngày 19 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nội dung thảo luận nêu trên đã được lưu tại Wikipedia:Thảo luận/Lưu 61. Hungda (thảo luận) 02:51, ngày 27 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Cụ thể: Wikipedia:Thảo luận/Lưu 61#Thống nhất danh pháp hóa học và hóa sinh – — Dr. Voirloup💬 18:29, ngày 1 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Danh pháp theo chương trình giáo dục phổ thông mới (10/3/2022)[sửa mã nguồn]

Theo như các bộ sách giáo khoa mới, ví dụ bộ cánh diều 10: https://hoc10.vn/tu-sach/?block=3&grade=13&subject=63; bộ Kết nối tri thức với cuộc sống 10: https://www.vniteach.com/2022/02/17/bo-sach-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-sgk-hoa-hoc-10/ và các bộ sách lớp 6, lớp 7, tất cả danh pháp các chất đều dùng dưới dạng tiếng Anh, kể cả cách phát âm cũng theo tiếng Anh. Nếu như vậy sau này chỉ còn tồn tại một số bài viết sử dụng danh pháp thuần việt như các kim loại (Nhôm, vàng, bạc, đồng, thiếc, chì, sắt, kẽm ,...) còn các hợp chất của nó đều chuyển hết về tiếng Anh, ví dụ: đồng(II) sulfat chuyển thành copper(II) sulfate, methan chuyển thành methane, Acid chlorơ chuyển thành chlorous acid. Đề học sinh giỏi quốc gia hóa 12 năm 2022 cũng đã dùng hết toàn bộ danh pháp của tiếng Anh (mặc dù vẫn có một số bài tập của ngày thi thứ 2 dùng chữ axit, clo, flo, brom, chắc lúc làm đề chưa soát kỹ). Mặc dù cách đây không lâu đã có đồng thuận của cộng đồng, song có lẽ cần có thêm một cuộc thảo luận về vấn đề này trong tương lai. – — Dr. Voirloup💬 03:59, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Bản hướng dẫn: https://view.officeapps.live.com/op/view.aspx?src=https%3A%2F%2Fo2.edu.vn%2Fwp-content%2Fuploads%2F2021%2F07%2FDANH-PHAP-HOA-HOC-VO-CO-NGUYEN-DANG-MINH-QUAN-HUU-CO-NGUYEN-MINH-LY.docx&wdOrigin=BROWSELINK
@Mongrangvebet: Một lý do lớn lần trước nhiều thành viên không chọn "danh pháp tiếng Anh" vì nó không được tiêu chuẩn hóa một cách hệ thống như TCVN. Để thuận lợi cho bàn luận, tôi nghĩ cần tìm ra "tiêu chuẩn" nào đó của cái "danh pháp tiếng Anh". Nó có thể là ISO xxx gì đó, tôi không chắc. Nhưng như vậy thì sẽ có tài liệu để dựa vào hơn. P.T.Đ (thảo luận) 04:11, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Bậy nha, tiếng Anh có hệ thống tiêu chuẩn hóa đầu tiên trên thế giới. Lần trước, cộng đồng không chọn phương án đó vì Bộ giáo dục + cộng đồng khoa học VN chưa quyết định theo tiếng Anh 100% vào thời điểm đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:51, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Những ban hành của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5529:2010 và 5530:2010 của bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam có thể vẫn là kim chỉ nam để gọi tên danh pháp, người cũ, người mới đều dùng được và vẫn giữ một chút cái gọi là "tiếng Việt", giúp các thầy cô trẻ hoặc nhiều tuổi vẫn có thể dễ dàng gọi tên chất. Tuy nhiên 2 cái TCVN này xem ra bị "bơ" vì quá ít tài liệu áp dụng được những TCVN trên, kể cả giáo trình đại học, SGK cũ và SGK mới. Tôi cũng lo lắng cho thế hệ sau này, khi mà em nào học không tốt môn tiếng Anh thì đến khi học Hóa học coi như là mù tịt. Danh pháp tiếng Anh có mặt tốt là thống nhất được với thế giới, nhưng nó không còn mang tính bản sắc, một ông nông dân mua đồng(II) sulfat về bón ruộng cũng nghe thuận tai hơn ông nông dân mua copper(II) sulfate về bón ruộng. Cũng như WHO đổi tên các biến thể phổ biến như B.1617.xx thành các tên biến thể theo bảng chữ cái Hy Lạp để mọi người đỡ ngại khi nhắc đến chúng.
Thực ra khi có cái gì mới ở Việt Nam thì cũng sẽ có người phản đối (như đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy), nhưng dần dần mọi người cũng ý thức được hơn vấn đề mạng sống của mình (dưới áp lực của các anh chị cảnh sát giao thông và camera). Và danh pháp hóa học cũng đang và sẽ phải chịu áp lực toàn cầu hóa như vậy.
Về vấn đề "ISO xxx gì đó", Việt Nam chưa ban hành một bản hướng dẫn chính thức nào về dùng tiếng Anh để gọi danh pháp hóa học, có chi chỉ là copy nguyên xi, tiếng Anh viết như thế nào thì dạy học sinh Việt Nam như thế. – — Dr. Voirloup💬 04:25, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Mongrangvebet: Ý tôi là nước Mỹ, hay nước Anh hay tổ chức quốc tế nào có ban hành cái "tiêu chuẩn" mà tôi nói hay không. Nếu có thì tốt để tham khảo, thay vì một tài liệu còn mang tính tự xuất bản, không đảm bảo chính xác? P.T.Đ (thảo luận) 04:33, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tự nhiên quên mất IUPAC, tôi nghĩ dịch lại cái này chắc ổn đó: en:Wikipedia:Naming conventions (chemistry). Nếu đã theo "danh pháp tiếng Anh" thì lấy tài liệu tiếng Anh. Còn tài liệu trên thì mang tính tham khảo chứ tôi không tin là nó thỏa các quy định của Wikipedia. P.T.Đ (thảo luận) 04:50, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Tôi tìm được một số tư liệu, tham khảo thử:
  1. Tìm hiểu chương trình môn hóa học. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trang 7 có ghi:
    Nguyên tắc hội nhập:
    Danh pháp hoá học sử dụng theo khuyến nghị của Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry) có tham khảo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5529:2010 và 5530:2010 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Quyết định số 2950-QĐ/BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ), phù hợp với thực tiễn Việt Nam, từng bước đáp ứng yêu cầu thống nhất và hội nhập.
    Nguyên tắc thực tế:
    Sử dụng tên 13 nguyên tố đã quen dùng trong tiếng Việt: vàng, bạc, đồng, chì, sắt, nhôm, kẽm, lưu huỳnh, thiếc, nitơ, natri, kali và thuỷ ngân; đồng thời có chú thích thuật ngữ tiếng Anh để tiện tra cứu. Hợp chất của các nguyên tố này được gọi tên theo khuyến nghị của IUPAC.
  2. Bùi Ngọc Phương Châu, Trần Đức Mạnh, Nguyễn Thị Lan Anh. (2020). Một số đóng góp làm rõ hơn về cách gọi tên thuật ngữ và tên các hợp chất hóa học vô cơ theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Đà Nẵng) → Làm rõ thêm danh pháp chất vô cơ trong chương trình mới
  3. Nguyễn Văn Đại, Nguyễn Văn Anh, Chu Anh Văn. (2021). Danh Pháp Hóa Học (Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới). NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội → Sách mới không biết mua ở đâu, nhưng có lẽ cần thiết để dùng làm tư liệu tham khảo cho vụ này.
P.T.Đ (thảo luận) 05:09, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Sách "Danh Pháp Hóa Học (Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới). NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội" có thể mua ở nhà sách bên cạnh trường Đại học khoa học tự nhiên ở đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, được sale 15 % so với giá bìa. Không biết bây giờ còn không. Việc này cứ thong thả thực hiện, vì thứ nhất, chưa ai có tay quyển sách này, thứ hai là có thể đợi đến khi các cháu học sinh trải nghiệm, bày tỏ ý kiến (hoặc bức xúc) và quyết định của bộ Giáo dục sau này. Có lẽ đợi 2 năm nữa. – — Dr. Voirloup💬 14:37, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Ặc, 2 năm nữa mới chuyển đổi mà giờ đem ra thảo luận có vẻ hơi sớm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:32, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Dùng theo y chang danh pháp tiếng Anh[sửa mã nguồn]

Đồng ý[sửa mã nguồn]

Phản đối[sửa mã nguồn]

 Phản đối Chưa gì đã vote thế này. Cần trao đổi như lần trước. Việc chuyển đổi sẽ rất "đau khổ" và khó khăn nên cần nhiều ý kiến thảo luận. P.T.Đ (thảo luận) 12:06, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Làm khung trước. Vote khi nào thì do Mongrangvebet quyết định. Thảo luận suông suông mà không vote thì tới năm sau chưa chắc đi tới đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:20, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Lần này chắc thảo luận suông thôi, để xem có ý gì hay không, chứ giờ mà đổi nữa chắc kiệt sức. Tuy nhiên có lẽ sẽ cần đổi trong tương lai gần. P.T.Đ (thảo luận) 17:34, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Cái đó do chủ xị Mongrangvebet quyết định. Tôi thì không thích thảo luận suông cho lắm. Với lại, phương án cộng đồng chọn lần trước cũng 99% gần giống y chang với danh pháp tiếng Anh rồi (chỉ có khác đôi chút vài chỗ). Bây giờ chuyển đổi thì không thành vấn đề miễn có đồng thuận. Không xúc tiến nhanh, tôi dự đoán thảo luận này sẽ chết yểu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:35, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Danh pháp tiếng Anh thường có thêm đuôi "e". Việc chuyển đổi cũng sẽ vất vả và phải soát lại các danh pháp trong nội dung bài viết. Cần giúp đỡ của bot kha khá, nhưng được một cái là copy nguyên xi danh pháp bên tiếng Anh, đỡ phải nghĩ xem nó chuyển thành TCVN thì viết như thế nào. – — Dr. Voirloup💬 14:41, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
 Phản đối Cùng ý kiến với P.T.ĐDr. Voirloup💬 14:42, ngày 11 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Loạn danh pháp[sửa mã nguồn]

Trên mạng, người ta đang lên án việc quản lí chồng chéo, thiếu thống nhất, khi mà bộ KH&CN đã biên soạn TCVN nhưng bộ GD&ĐT, bộ Y Tế không tuân thủ: trích một đoạn:

Cái vấn đề một là nước ta đã từng có hệ danh pháp riêng, gần nhất là TCVN 5530:2010, khá đầy đủ, dựa trên tiếng Anh nhưng không phải bê nguyên tiếng Anh về (ví dụ, Al vẫn là "nhôm", Na vẫn là "natri" còn Mg là "magnesi" - bỏ "um"). Sách giáo khoa cũ của bộ giáo dục (viết từ 200x) vẫn theo tiêu chuẩn 1991, dù tiêu chuẩn mới ban hành từ 2010, đến nay là 2022. Suốt bấy nhiêu năm vẫn không hề có sự sửa đổi, cập nhật nào, sách thì vẫn tái bản đều hằng năm, sửa đi sửa lại vài chỗ con con để bắt học sinh mua sách mới. Tuy nhiên, dù bộ KH&CN đã bỏ công soạn danh pháp, bộ GD và bộ YT MẶC KỆ. Sách giáo khoa ngày nay bê luôn tiếng Anh về, còn thuốc men do bộ YT quản lí thì cả thế kỉ nay vẫn một mình một danh pháp riêng, NaCl gọi là "natri clorid", tây không ra tây, ta không ra ta. Trong này nhiều người thi Y Dược lắm sau này lớn nhớ tìm cách thay đổi.

Vấn đề thứ hai là hệ thống tra cứu trực tuyến của ta quá nghèo nàn, khiến cho việc tra cứu bằng tiếng Việt cực kì khó khăn. Nên thay vì chọn xây dựng một nền tảng để tra cứu (không biết trách nhiệm thuộc về bộ nào), các nhà biên soạn sách (thuộc bộ GD hoặc các trường ĐH, chủ yếu là các trường sư phạm), quyết định bê luôn tiếng Anh về. Tại sao lại có những chuyện này? Một là ở ta quản lí chồng chéo, phức tạp nên không bên nào chịu bên nào. Hai là cũng làm gì có nhân lực mấy đâu. Hỏi trong mấy trăm em có giải quốc gia toán, lí, hóa, sinh hằng năm, được mấy em tiếp tục học toán, lí, hóa, sinh ở bậc đại học?"

– — Dr. Voirloup💬 13:46, ngày 7 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Mongrangvebet: (1) Về vấn đề danh pháp thì tôi nghĩ với hiện thực này thì Wikipedia tạm thời cứ giữ đồng thuận hiện tại, nhưng nên ghi chú kèm theo danh pháp tiếng Anh như định hướng của Bộ GD. (2) Về các vấn đề xã hội thì chấp nhận là tốt nhất, việc lựa chọn danh pháp hoàn toàn tiếng Anh theo quan điểm của Bộ GD có khi lại phù hợp với tình trạng hiện nay. Thời gian và công sức cho việc chuẩn hóa dữ liệu là cực kỳ tốn kém. Do đó, việc tái sử dụng lại các nguồn dữ liệu hiện có là tốt nhất, dù phải chấp nhận bê nguyên. Sử dụng danh pháp tiếng Anh thì dễ dàng có sự tương thích tốt với các cơ sở dữ liệu hóa học lớn trên thế giới. Giải pháp của Bộ KH&CN là tốt khi dung hòa được giữa quốc tế hóa và bản địa hóa, nhưng lại không thể tạo dựng được một hệ thống dữ liệu đồ sộ dựa trên đó, dẫn đến nhiều bất cập khi áp dụng thực tế. Theo quan điểm tiến hóa thì cái gì không phù hợp sẽ bị loại bỏ dần, và trường hợp này cũng vậy. P.T.Đ (thảo luận) 17:48, ngày 17 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]