Thốt Nốt

Thốt Nốt
Quận
Quận Thốt Nốt
Sông Hậu quận Thốt Nốt nhìn từ trên cao
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
Thành phốCần Thơ
Trụ sở UBNDQuốc lộ 91, Khu vực Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt
Phân chia hành chính9 phường
Thành lập23/12/2008
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrịnh Minh Thắng
Chủ tịch HĐNDTrần Thanh Loan
Địa lý
Tọa độ: 10°14′23″B 105°32′2″Đ / 10,23972°B 105,53389°Đ / 10.23972; 105.53389
MapBản đồ quận Thốt Nốt
Thốt Nốt trên bản đồ Việt Nam
Thốt Nốt
Thốt Nốt
Vị trí quận Thốt Nốt trên bản đồ Việt Nam
Diện tích117,41 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng184.758 người[1]
Mật độ1.573 người/km²
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer
Khác
Mã hành chính923[2]
Biển số xe65-F1
Websitethotnot.cantho.gov.vn

Thốt Nốt là một quận nội thành trực thuộc thành phố Cần Thơ, Việt Nam.


Quận Thốt Nốt nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thành phố Cần Thơ, lãnh thổ bao gồm phần đất liền và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên Sông Hậu. Quận Thốt Nốt được quy hoạch là đô thị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quan trọng của Cần Thơ, thuộc vùng trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trước năm 2004, Thốt Nốt vốn là một huyện thuộc tỉnh Cần Thơ cũ và trong giai đoạn 2004-2009, Thốt Nốt là một huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, với huyện lỵ là thị trấn Thốt Nốt. Địa bàn huyện Thốt Nốt trước năm 2004 rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ quận Thốt Nốt, toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh và một phần huyện Cờ Đỏ hiện nay. Ngày 2 tháng 1 năm 2004, theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, vùng đất huyện Thốt Nốt cũ được chia thành các đơn vị hành chính mới là huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, theo Nghị định số 12/NĐ-CP, lại giải thể huyện Thốt Nốt cũ để thành lập mới quận Thốt Nốt. Ngoài ra, phần đất còn lại của huyện Thốt Nốt cũ cũng được nhập vào huyện Vĩnh Thạnh và huyện Cờ Đỏ mới thay đổi địa giới hành chính lúc đó.

Như vậy, Thốt Nốt chính thức trở thành một quận thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương từ đầu năm 2009. Ngoài ra, thị trấn Thốt Nốt cũ cũng được chuyển thành phường Thốt Nốt. Như vậy, địa danh Thốt Nốt chính thức được dùng cho cả hai đơn vị hành chính: phường Thốt Nốt và quận Thốt Nốt. Hiện nay, trung tâm hành chính quận Thốt Nốt được đặt ở phường Thốt Nốt.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Thốt Nốt nằm ở phía bắc nội thành của thành phố Cần Thơ, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 42 km theo Quốc lộ 91, có vị trí địa lý:

Quận có diện tích 118 km², dân số năm 2019 là 155.360 người, mật độ dân số đạt 1.317 người/km².[1]

Ngoài ra, quận còn quản lý hành chính cồn Tân Lộc, một cù lao lớn nằm giữa hai nhánh sông Hậu.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc địa danh Thốt Nốt[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, địa danh Thốt Nốt chỉ là tên một ngôi chợ tại thôn Thạnh Hòa Trung (sau này là làng Thạnh Hòa Trung) thuộc tỉnh An Giang thời nhà Nguyễn độc lập và sau đó là tỉnh Long Xuyên thời Pháp thuộc. Cũng về sau, làng Thạnh Hòa Trung được chia ra thành hai làng mới, lấy tên là làng Thạnh Hòa Trung Nhứt và làng Thạnh Hòa Trung Nhì. Từ đó, chợ Thốt Nốt và khu vực xung quanh thuộc về địa bàn làng Thạnh Hòa Trung Nhứt.

Chính quyền thực dân Pháp cho thành lập quận trực thuộc tỉnh Long Xuyên và đặt tên là quận Thốt Nốt do lấy theo tên gọi Thốt Nốt vốn là nơi đặt quận lỵ.

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1917, thực dân Pháp thành lập quận Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Xuyên; quận lỵ đặt tại làng Thạnh Hòa Trung Nhứt. Quận Thốt Nốt ban đầu có 2 tổng với các làng như sau:

Sau này thực dân Pháp tiến hành hợp nhất một số làng lại và lấy tên gọi mới cho các làng như: Thuận Hưng (hợp nhất Tân Thuận Đông và Tân Hưng), Thạnh Hòa Trung An (hợp nhất Thạnh Hòa Trung Nhì và Thạnh An).

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền kháng chiến của Việt Minh bỏ danh xưng "quận" và thay bằng "huyện". Cũng sau năm 1945, tổng An Phú được tách ra để thành lập quận Lấp Vò thuộc tỉnh Long Xuyên, sau đó lại giao quận Lấp Vò cho tỉnh Sa Đéc quản lý.

Chính quyền kháng chiến ban đầu vẫn đặt huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Xuyên. Ngày 12 tháng 9 năm 1947, huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Ngày 7 tháng 2 năm 1949, huyện Thốt Nốt được bàn giao cho tỉnh Cần Thơ quản lý. Đến cuối năm 1954, huyện Thốt Nốt trở lại thuộc tỉnh Long Xuyên như cũ.

Giai đoạn 1956-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hoà[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, vào thời Pháp thuộc, vùng đất các làng Thạnh Phú và Thạnh Quới dân cư địa phương tập trung sinh sống rất ít và thưa thớt. Năm 1954, đông đảo đồng bào miền Bắc, phần lớn là theo đạo Thiên Chúa đã di cư vào miền Nam và đến vùng đất làng Thạnh Qưới thuộc tổng Định Mỹ, quận Thốt Nốt lập nghiệp, sinh sống cho đến ngày nay. Lúc bấy giờ, vùng đất này còn được gọi là "Dinh điền Cái Sắn".

Sau năm 1956, các làng gọi là xã. Từ năm 1956 cho đến năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đặt quận Thốt Nốt thuộc tỉnh An Giang. Ngày 4 tháng 3 năm 1958, xã Thạnh Quới tách đất lập mới xã Thạnh An cùng thuộc quận Thốt Nốt. Địa bàn xã Thạnh An vốn tập trung đông đảo đồng bào miền Bắc di cư theo đạo Thiên Chúa.

Năm 1962, giao xã Thạnh Phú về cho quận Khắc Trung (đến năm 1964 lại đổi tên là quận Thuận Trung) thuộc tỉnh Phong Dinh quản lý. Ngày 25 tháng 6 năm 1964, quận Thốt Nốt nhận thêm xã Vĩnh Trinh tách từ quận Châu Thành cùng thuộc tỉnh An Giang.

Sau năm 1965, cấp tổng bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Quận Thốt Nốt có 9 xã trực thuộc: Thạnh Hoà Trung Nhứt (quận lỵ), Thạnh Hoà Trung An, Thới Thuận, Thuận Hưng, Tân Lộc Tây, Tân Lộc Đông, Vĩnh Trinh, Thạnh Quới và Thạnh An.

Năm 1972, tên các xã "Thạnh Hoà Trung Nhứt" và "Thạnh Hoà Trung An" rút lại chỉ còn 2 chữ là "Trung Nhứt" và "Trung An".

Trước năm 1975, vùng đất Thốt Nốt (gồm cả toàn bộ huyện Vĩnh Thạnh và một phần huyện Cờ Đỏ) đã từng có thời kỳ thuộc về Tỉnh Long Xuyên và sau đó là tỉnh An Giang.

Chính quyền Cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1957, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ban đầu cũng huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh An Giang. Đến năm 1963, lại giao huyện Thốt Nốt về cho tỉnh Cần Thơ cho đến đầu năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ ban đầu vẫn đặt huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Cần Thơ cho đến đầu năm 1976. Huyện lỵ là thị trấn Thốt Nốt, được thành lập do tách đất từ xã Trung Nhứt. Đồng thời, chính quyền Cách mạng cũng bàn giao xã Thạnh Phú (trước đó thuộc quận Thuận Trung, tỉnh Phong Dinh) về cho huyện Thốt Nốt quản lý trở lại như trước.

Giai đoạn 1976-2003[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơthành phố Cần Thơ để thành lập tỉnh mới: tỉnh Hậu Giang. Lúc này, Thốt Nốt trở thành huyện của tỉnh Hậu Giang. Huyện Thốt Nốt ban đầu bao gồm thị trấn Thốt Nốt và 9 xã: Tân Lộc, Thạnh An, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Nhứt, Vĩnh Trinh.

Ngày 15 tháng 9 năm 1981, chia xã Thạnh An thành 2 xã: Thạnh An và Thạnh Thắng.[3]

Ngày 28 tháng 3 năm 1983, Hội đồng bộ trưởng ban hành quyết định 21-HĐBT[4], theo đó:

  • Chia xã Trung An thành 2 xã: Trung An và Trung Hưng
  • Chia xã Thạnh Quới thành 2 xã: Thạnh Qưới và Thạnh Lộc
  • Chia xã Trung Nhứt thành 2 xã: Trung Nhứt và Trung Kiên.

Ngày 16 tháng 9 năm 1989, sáp nhập xã Trung Kiên vào xã Trung Nhứt.[5]

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, huyện Thốt Nốt thuộc tỉnh Cần Thơ, bao gồm thị trấn Thốt Nốt và 12 xã: Tân Lộc, Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Hưng, Trung Nhứt, Vĩnh Trinh.[6]

Ngày 24 tháng 8 năm 1999, thành lập xã Trung Kiên trên cơ sở 1.348,94 ha diện tích tự nhiên và 23.979 nhân khẩu của xã Trung Nhứt; 115 ha diện tích tự nhiên và 1.942 nhân khẩu của xã Thuận Hưng.[7]

Ngày 4 tháng 8 năm 2000, thành lập thị trấn Thạnh An trên cơ sở 185,51 ha diện tích tự nhiên và 3.000 nhân khẩu của xã Thạnh Thắng; 1.595,1 ha diện tích tự nhiên và 9.157 nhân khẩu của xã Thạnh An.[8]

Ngày 19 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2002/NĐ-CP[9], theo đó:

  • Thành lập xã Trung Thạnh trên cơ sở 2.194,8 ha diện tích tự nhiên và 15.864 nhân khẩu của xã Trung An.
  • Thành lập xã Thạnh Mỹ trên cơ sở 2.481,65 ha diện tích tự nhiên và 11.448 nhân khẩu của xã Thạnh Quới.

Từ năm 2004 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh[10]. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang, huyện Thốt Nốt thuộc thành phố Cần Thơ, bao gồm 2 thị trấn: Thốt Nốt (huyện lỵ), Thạnh An và 15 xã: Tân Lộc, Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Hưng, Trung Kiên, Trung Nhứt, Trung Thạnh, Vĩnh Trinh.

Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP[11]. Theo đó:

  • Điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Vĩnh Trinh về xã Thới Thuận quản lý.
  • Tách thị trấn Thạnh An và 8 xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Quới, Thạnh Thắng, Trung Hưng, Vĩnh Trinh để thành lập huyện Vĩnh Thạnh.

Huyện Thốt Nốt còn lại 17.110,08 ha diện tích tự nhiên, dân số là 189.641 người với 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thốt Nốt và 7 xã: Tân Lộc, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Kiên, Trung Nhứt, Trung Thạnh.

Ngày 6 tháng 11 năm 2007, chia xã Thuận Hưng thành 2 xã: Thuận Hưng và Tân Hưng.[12]

Cuối năm 2007, huyện Thốt Nốt có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Thốt Nốt (huyện lỵ) và 8 xã: Tân Hưng, Tân Lộc, Thới Thuận, Thuận Hưng, Trung An, Trung Kiên, Trung Nhứt, Trung Thạnh.

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP[13]. Theo đó:

  • Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thốt Nốt với hai huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ như sau:
    • Thành lập xã Vĩnh Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích, dân số của hai xã Thới Thuận, Trung Nhứt và chuyển xã này về huyện Vĩnh Thạnh quản lý.
    • Chuyển xã Trung Thạnh và một phần diện tích, dân số của xã Trung An về huyện Cờ Đỏ quản lý.
  • Thành lập quận Thốt Nốt và các phường thuộc quận Thốt Nốt như sau:
    • Thành lập quận Thốt Nốt trên cơ sở toàn bộ 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 người của huyện Thốt Nốt.
    • Chuyển thị trấn Thốt Nốt và 4 xã: Tân Hưng, Tân Lộc, Thuận Hưng, Trung Kiên thành 4 phường có tên tương ứng.
    • Chia xã Thới Thuận thành 2 phường: Thới Thuận và Thuận An.
    • Thành lập phường Thạnh Hòa trên cơ sở điều chỉnh phần diện tích, dân số còn lại của xã Trung An và một phần diện tích, dân số của xã Trung Nhứt.
    • Thành lập phường Trung Nhứt trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số còn lại của xã Trung Nhứt.

Sau khi thành lập, quận Thốt Nốt có với 9 phường trực thuộc như hiện nay.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Quận Thốt Nốt được chia thành 9 phường: Tân Hưng, Tân Lộc, Thạnh Hòa, Thốt Nốt, Thới Thuận, Thuận An, Thuận Hưng, Trung KiênTrung Nhứt.

Đơn vị hành chính cấp xã Phường
Tân Hưng
Phường
Tân Lộc
Phường
Thạnh Hòa
Phường
Thốt Nốt
Phường
Thới Thuận
Phường
Thuận An
Phường
Thuận Hưng
Phường
Trung Kiên
Phường
Trung Nhứt
Diện tích (km²) 14,66 32,68 7,43 5,40 10,26 7,77 13,85 14,16 11,23
Dân số (người) 11.123 32.145 10.384 23.215 20.275 21.766 22.007 30.787 13.056
Mật độ dân số(người/km²) 758 983 1.397 4.299 1.976 2.801 1.588 2.758 1.162

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm 2020 tình hình sản xuất công nghiệp - xây dựng của quận gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu đầu vào và sản phẩm, thị trường đầu ra, nhưng nhờ sự phấn đấu của toàn ngành, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 31.125 tỉ đồng, tăng 12,84% so với năm 2019; thương mại - dịch vụ thực hiện được 10.907 tỉ đồng, tăng gần 17% so với năm 2019; giá trị sản xuất nông nghiệp 2.307 tỉ đồng, tăng 3,42% so với năm 2019, trong đó thủy sản tiếp tục phát triển ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, tổng diện tích nuôi được 417ha, đạt 100% kế hoạch, tổng sản lượng thu hoạch được 88.765 tấn, đạt 100% kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn được 202 tỉ đồng, đạt 100% kế hoạch; tổng chi ngân sách được 736,6 tỉ đồng, đạt 94,7% kế hoạch.[14]

Quận Thốt Nốt được đánh giá có lợi thế trong việc thu hút các khu công nghiệp trên địa bàn quận và hiện nay trên địa bàn quận có 3 KCN lớn đã hoạt động như: KCN Thốt Nốt, KCN Thốt Nốt II và KCN Thốt Nốt III.

Tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thống kê từ các ngành chức năng địa phương, trên địa bàn quận Thốt Nốt hiện có 27 tổ chức tín dụng đang hoạt động, trong đó có 01 Chi nhánh ngân hàng đó là Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT quận Thốt Nốt; 01 phòng giao dịch thuộc Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội thành phố Cần Thơ và 25 phòng giao dịch trực thuộc các Chi nhánh ngân hàng thương mại tại thành phố Cần Thơ.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay trên địa bàn quận có các trường từ Mầm non, TH, THCS và THPT như:

  • Trường Mầm non Thốt Nốt
  • Trường TH Thốt Nốt 1
  • Trường TH Thốt Nốt 2
  • Trường TH Thốt Nốt 3
  • Trường TH Thuận An 1
  • Trường TH Thới Thuận 1
  • Trường TH Thới Thuận 2
  • Trường TH Trung Nhứt 2
  • Trường THCS Thốt Nốt
  • Trường THCS Tân Lộc
  • Trường THCS Thuận Hưng
  • Trường THCS Trung An
  • Trường THPT Thốt Nốt
  • Trường THPT Thới Thuận
  • Trường THCS & THPT Thới Thuận
  • Trường THCS & THPT Tân Lộc
  • Trung tâm GDNN - GDTX Quận Thốt Nốt

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay trên địa bàn quận có Bệnh viện Đa Khoa quận và trung tâm Y tế Quận.

Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Linh Sơn Cổ Miếu
  • Đình Thạnh Hoà Thốt Nốt
  • Đình Tân Lộc Đông
  • Đình Thuận Hưng
  • Khu Tưởng Niệm Mộc Quán - Nguyễn Trọng Quyền
  • Làng nghề đan lưới truyền thống Thơm Rơm
  • Làng bánh tráng Thuận Hưng
  • Vườn cò Bằng Lăng
  • Cù Lao Tân Lộc
  • Thánh đường Bò Ót
  • Siêu thị Co.opMart Thốt Nốt
  • Chợ đêm Thốt Nốt
  • Chợ Tân Lộc Đông
  • Trung tâm thương mại quận Thốt Nốt
  • Cầu Vàm Cống

Công sở[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan thuộc thành phố trên địa bàn quận Thốt Nốt

• Đội Cảnh Sát Giao Thông - Trật Tự Cơ Động Thành phố Cần Thơ (QL91, phường Thốt Nốt)

• Thanh Tra Giao Thông Vận Tải Thành phố Cần Thơ - Đội 6 (QL91, phường Trung Kiên)

• Đội Quản Lý Thị Trường số 4 - TP.Cần Thơ

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay quận Thốt Nốt là quận cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố, là đầu mối giao thông quan trọng gắn với các trục giao thông về đường bộ và đường thủy, bao gồm tuyến Đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi qua cầu Vàm Cống, Quốc lộ 91Quốc lộ 80, tuyến sông Hậu và kênh Cái Sắn.

Các trục chính[sửa | sửa mã nguồn]

  • QL91 đi qua các phường (Tân Hưng, Thuận Hưng, Trung Kiên, Thốt Nốt, Thuận An, Thới Thuận)
  • Tránh quận Thốt Nốt đi qua các phường (Thuận An, Thốt Nốt, Trung Nhứt, Trung Kiên).
  • QL80 đi qua phường Thới Thuận.
  • ĐT921 đi qua các phường Trung Nhứt, Thạnh Hoà, Thốt Nốt.

Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

  • 30 tháng 4
  • Bạch Đằng
  • Hòa Bình
  • Lê Lợi
  • Lê Thị Tạo
  • Lương Thế Vinh
  • Mai Văn Bộ
  • Nguyễn Công Trứ
  • Nguyễn Hữu Cảnh
  • Nguyễn Kim
  • Nguyễn Thái Học
  • Nguyễn Thị Lưu
  • Nguyễn Trọng Quyền
  • Nguyễn Trung Trực
  • Nguyễn Tuân
  • Nguyễn Văn Kim
  • Phan Đình Giót
  • Sư Vạn Hạnh
  • Thanh Niên
  • Thoại Ngọc Hầu
  • Trịnh Hoài Đức
  • Trưng Nữ Vương
  • Tự Do
  • Võ Duy Dương
  • Võ Thị Kim Anh
  • Lê Thị Tám
  • Hồ Biểu Chánh
  • Huỳnh Năng Nhiêu

Các trục giao thông được nâng cấp và hình thành mới của quận[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nâng cấp QL80 đoạn qua phường Thới Thuận.
  • Nâng cấp, mở rộng Nguyễn Trọng Quyền hiện đang trong giai đoạn đầu tư và mở rộng Mai Văn Bộ đang trong quá trình đo đạc ảnh hưởng các hộ dân trên tuyến.
  • Nâng cấp ĐT921 cũ và đổi tên thành Lê Lợi nối dài.
  • Tiếp tục nối dài đường Thanh Niên đến tuyến tránh Thốt Nốt.
  • Hình thành tuyến Nguyễn Hữu Cảnh nối tuyến QL91 với tránh quận.
  • Quy hoạch tuyến mới ĐT921 đi qua các phường Thạnh Hoà, Trung Nhứt, Thốt Nốt với quy mô hơn 3km (Hiện đang trong quá trình đầu tư).
  • Tuyến tránh Long Xuyên giai đoạn 2 quy mô 5,3km nối QL80 với tránh quận Thốt Nốt đi qua các phường (Thới Thuận, Thuận An và Thốt Nốt).
  • Hình thành tuyến ĐT920 nối quận với quận Ô Môn quy mô 7m với tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng đi qua các phường Trung Kiên và Thuận Hưng). Nối tuyến Lê Hồng Phong quận Bình Thủy và Tôn Đức Thắng quận Ô Môn đến QL91 thuộc địa bàn quận.

Hạ tầng[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ tầng đô thị[sửa | sửa mã nguồn]

Các dự án khu đô thị, tái định cư đã và đang chuẩn bị đầu tư, kêu gọi đầu tư trên địa bàn quận.

• Khu đô thị mới Hoàng Gia tại phường Thốt Nốt quy mô 9,78ha. Đã hình thành

• Khu tái định cư Thới Thuận 2 quy mô 25,88ha, tại phường Thới Thuận. Chuẩn bị đầu tư.

• Khu đô thị hai bên Nguyễn Thái Học quy mô 22ha ( phường Thốt Nốt ).

• Khu tái định cư Thốt Nốt tại phường Trung Kiên, giai đoạn 1 quy mô 2,5ha. Đã hình thành.

• Khu đô thị Thốt Nốt quy mô 70ha tại các phường Trung Nhứt, Thốt Nốt.

• Khu tái định cư số 5 quy mô 13ha tại phường Trung Kiên. Danh mục đầu tư.

Hạ tầng kinh tế, xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

• Khu CN Thốt Nốt giảm dần diện tích từ 200ha còn 74ha, tại phường Thới Thuận.

• Bến Cảng Thốt Nốt quy mô 30ha tại phường Thới Thuận.

• Trung tâm logistics tại bến cảng Thốt Nốt quy mô 30ha, khu đất tiếp giáp sông Hậu tại bến cảng Thốt Nốt, giáp cầu Vàm Cống và QL91. Theo định hướng quy hoạch sẽ mở rộng 100ha cho hàng hoá khu công nghiệp Thốt Nốt - Vĩnh Thạnh. Tại phường Thới Thuận.

• Khu CN Vĩnh Thạnh số 5 quy mô 2.550ha ( phạm vi của 1 phần 3 phường Thuận An, Trung Nhứt và Thạnh Hoà ).

• Khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng cao cấp cù lao Tân Lộc quy mô 40ha, tại phường Tân Lộc.

• Trung tâm dịch vụ du lịch Tân Lộc quy mô 30ha, tại phường Tân Lộc.

• Khu nghĩ dưỡng cao cấp Tân Lộc quy mô 65ha, tại phường Tân Lộc.

• Khu du lịch sinh thái Tân Mỹ quy mô 41ha, tại phường Tân Lộc.

Hạ tầng giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

• Nút giao cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và tránh Long Xuyên, QL91 ( nút giao hoa thị ).

• Nút giao cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng với ĐT921E ( nút giao khác mức liên thông ).

• ĐT920 điểm đầu từ phường Trà Nóc quận Bình Thủy đến phường Trung Kiên quận Thốt Nốt, quy mô lộ giới 42m.

• DT920D từ phường Phước Thới, quận Ô Môn đến phường Thới Thuận, quy mô lộ giới 42m.

• ĐT921 điểm đầu tại P. Thốt Nốt với thị xã Cờ Đỏ, quy mô lộ giới 42m.

• ĐT921E giao với tuyến tránh Thốt Nốt đi ĐT916 xã Thạnh Phú Cờ Đỏ, quy mô lộ giới 4 - 6 làn xe.

• ĐT921B từ Thuận An đến thị trấn Thạnh An quy mô 2 - 4 làn xe.

• DT921D giao với QL91 phường Tân Hưng đến ĐT919B xã Đông Bình Cờ Đỏ quy mô 2 - 4 làn xe.

• QL91, tránh Thốt Nốt, tuyến nối và tránh Long Xuyên quy mô lộ giới 37m. 10. Tuyến vành đai 1 từ Cái Răng đến QL80 xã Vĩnh Trinh đi qua quận lộ giới 80m.

• Vành đai phía Tây đoạn ( Ô Môn - Thốt Nốt ) chiều dài tuyến 9km, quy mô lộ giới 4 làn xe.

• Vành đai phía Tây đoạn ( Vĩnh Thạnh - Thốt Nốt ) đến QL80 với chiều dài hơn 16,7km, quy mô lộ giới 4 làn xe.

• Cầu qua cù lao Tân Lộc quy mô 2 - 4 làn xe.

• Mở rộng Nguyễn Trọng Quyền quy mô lộ giới 9m.

• Kéo dài tuyến đường Thanh Niên đến tuyến tránh Thốt Nốt.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 1 tháng 4 năm 2019” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định 70-HĐBT năm 1981 về việc chia một số xã để thành lập các xã mới thuộc tỉnh Hậu Giang”.
  4. ^ “Quyết định 21-HĐBT năm 1983 về việc phân vạch địa giới một số xã thuộc tỉnh Hậu Giang”.
  5. ^ Quyết định 128-HĐBT về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc các huyện Châu Thành, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu
  6. ^ Nghị quyết của Quốc hội CHXHCNVN ngày 26 tháng 12 năm 1991 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh.
  7. ^ “Nghị định 80/1999/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ”.
  8. ^ “Nghị định 28/2000/NĐ-CP về việc thành lập thị trấn thuộc các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ”.
  9. ^ “Nghị định 47/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc huyện Ô Môn, Phụng Hiệp và Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ”.
  10. ^ “Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành”.
  11. ^ “Nghị định 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương”.
  12. ^ “Nghị định 162/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập xã, phường thuộc quận Bình Thủy, quận Ô Môn, huyện Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ”.
  13. ^ “Nghị định 12/NĐ-CP năm 2008 về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ”.
  14. ^ Thốt Nốt quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm mới 2021

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]